Trung Quốc bổ sung tàu hộ vệ cho lực lượng ở Biển Đông
Bạo lực thế giới đang ở mức kỷ lục
Đại học Canada trả 15.000 USD chuộc dữ liệu bị hack
Nhật Bản triệu tập đại sứ Trung Quốc lúc hai giờ sáng
Nga, Trung kêu gọi chống ‘ba thế lực ác quỷ’ trên thế giới
Tin thế giới đọc nhanh 09-06-2016
- Cập nhật : 09/06/2016
Hai chiến đấu cơ Mỹ va chạm trên không, phi công thoát ra khỏi buồng lái
Vụ va chạm xảy ra tối 7/5, trong hoạt động huấn luyện ban đêm tại một khu quân sự ở hạt Jefferson, Georgia, phát ngôn viên của Vệ binh Quốc gia Mỹ cho biết, theo AP.
Chỉ huy căn cứ tại South Carolina, đại tá Nicholas Gentile, cho biết hai phi công là những người giàu kinh nghiệm nhất trong đơn vị. Ông nói thêm rằng hai máy bay F-16 thuộc một nhóm 6 phi cơ huấn luyện ban đêm để chuẩn bị cho việc triển khai sắp tới mà ông không thể tiết lộ. Các phi công đã đeo kính nhìn ban đêm khi vụ va chạm xảy ra.
Quan chức địa phương cho biết họ đã tìm thấy mảnh vỡ một máy bay và đang tìm kiếm phi cơ còn lại. Một phi công được tìm thấy trong một đồng cỏ và người còn lại ở rìa rừng. Các phi công có thể nói chuyện bình thường và dường như không bị thương, nhưng họ vẫn được đưa tới bệnh viện để kiểm tra.
Chiến đấu cơ Mỹ liên tiếp gặp tai nạn trong tuần trước. Một chiếc F/A-18 bị rơi hôm 2/5 gần Nashville, Tennessee, phi công điều khiển đã thiệt mạng. Cùng ngày, một chiếc F-16 rơi bên ngoài Colorado Springs, Colorado, nhưng phi công đã thoát ra ngoài và sống sót.
Mỹ - Trung nhất trí thực thi toàn diện lệnh trừng phạt Triều Tiên
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm nay phát biểu trong Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ - Trung ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters
"Không một nước nào trong hai nước chúng ta sẽ chấp nhận Triều Tiên với tư cách một quốc gia vũ khí hạt nhân", Yonhap dẫn lời ông Kerry hôm nay nói với các phóng viên cuối thảo luận cấp cao với những người đồng cấp Trung Quốc ở Bắc Kinh.
"Chúng tôi đều quyết tâm thực thi toàn diện Nghị quyết 2270 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc", Ngoại trưởng Kerry nói. Ông đề cập đến lệnh trừng phạt mới nhất của Liên Hợp Quốc, có hiệu lực sau vụ thử hạt nhân lần 4 của Bình Nhưỡng hồi tháng một.
Mỹ và Trung Quốc nhất trí về nhu cầu thực thi toàn diện lệnh trừng phạt Triều Tiên để "hiện thực hóa mục tiêu Triều Tiên chọn con đường hòa bình, phi hạt nhân hóa", ông Kerry nói.
Mỹ và Trung Quốc mâu thuẫn xung quanh hoạt động gây hấn quân sự của Bắc Kinh ở Biển Đông, tấn công mạng và các tranh chấp thương mại, cũng như vấn đề nhân quyền, nhưng hai nước có giọng điệu hợp tác về vấn đề Triều Tiên.
Mở đầu Đối thoại Chiến lược và Kinh tế ở Bắc Kinh, ông Kerry kêu gọi Trung Quốc "giữ áp lực lên Triều Tiên". Trung Quốc ủng hộ lệnh trừng phạt mạnh mẽ hơn của Liên Hợp Quốc sau vụ thử hạt nhân lần 4 của Triều Tiên hồi tháng một.
Trong một dấu hiệu cho thấy việc hàn gắn quan hệ chính trị vốn xấu đi do tham vọng hạt nhân Triều Tiên, Ri Su-yong, quan chức hàng đầu của đảng cầm quyền ở nước này, tuần trước gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh. Trong cuộc gặp, ông Ri nói Triều Tiên sẽ tiếp tục thực hiện chính sách theo đuổi đồng thời phát triển hạt nhân và kinh tế.
Trung Quốc đòi Mỹ ngừng bay trinh sát sau vụ chạm trán trên biển Hoa Đông
Máy bay trinh sát RC-135 của Mỹ hôm 6/6 bị chiến đấu cơ J-10 Trung Quốc chặn ở biển Hoa Đông. Các quan chức Mỹ cho biết phi công coi cuộc chạm trán là "không an toàn" vì máy bay Trung Quốc di chuyển gần máy bay Mỹ với "tốc độ cao".
Trong khi đó, Bắc Kinh nói rằng chiến đấu cơ của họ giữ khoảng cách an toàn và đã tránh thực hiện các thao tác nguy hiểm. Họ cũng yêu cầu Washington dừng các chuyến trinh sát gần không phận Trung Quốc, theoRT.
"Mỹ tiếp tục các hoạt động trinh sát chặt chẽ, làm suy yếu đáng kể an ninh Trung Quốc trên biển. Đây là điều gây ra vấn đề. Chúng tôi thúc giục Mỹ ngừng hoạt động này và ngăn chặn sự cố như vậy trong tương lai", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm nay nói. "Trung Quốc có quyền thực hiện các biện pháp tự vệ", ông Hồng nhấn mạnh.
Vụ việc xảy ra khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Bắc Kinh, kêu gọi Trung Quốc giải quyết tranh chấp chủ quyền một cách hòa bình, dựa trên luật pháp.
Lần cuối Trung Quốc triển khai chiến đấu cơ chặn máy bay do thám Mỹ gần biển Hoa Đông là vào năm 2015. Ngày 15/9, hai máy bay chiến đấu Trung Quốc chặn phi cơ RC-135 ở cách bán đảo Sơn Đông khoảng 130 km về phía đông trên biển Hoàng Hải.
Hai chiến đấu cơ Trung Quốc tháng trước bay cách máy bay EP-3 của Mỹ trong khoảng 15 m trên Biển Đông. Lầu Năm Góc xác định vụ việc hồi tháng 5 vi phạm thoả thuận hai chính phủ ký năm ngoái.
Máy bay EgyptAir hạ cánh khẩn vì bị đe dọa đánh bom
Ngày 8-6, một máy bay chở khách của hãng hàng không EgyptAir (Ai Cập) bay từ thủ đô Cairo sang Bắc Kinh (Trung Quốc) đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống Uzbekistan vì nhận được một đe dọa đánh bom, theo hãng tin (Mỹ).
Chiếc Airbus A-330-220 số hiệu Flight 995 chở 135 người đã phải hạ cánh khẩn xuống sân bay thị trấn Urgench (cách thủ đô Tashkent của Uzbekistan khoảng 840km) ba giờ sau khi cất cách từ Cairo, sau khi bộ phận an ninh ở sân bay Cairo nhận được một cuộc gọi nặc danh nói rằng có một quả bom trên máy bay.
Máy bay EgyptAir bay tuyến Cairo-Bắc Kinh phải hạ cánh khẩn xuống Uzbekistan vì bị đe dọa đánh bom. (Ảnh: USA Today)
Nhân viên an ninh đã liên lạc với máy bay và yêu cầu máy bay hạ cánh xuống sân bay gần nhất. Toàn bộ hành khách và phi hành đoàn được sơ tán, chiếc Airbus A-330-220 được lục xét nhưng không tìm thấy quả bom nào. Chiếc máy bay tiếp tục hành trình về Bắc Kinh sau đó.
Vụ việc xảy ra không lâu sau khi một chiếc máy bay chở 66 người cũng của hãng EgyptAir bay tuyến Paris (Pháp) về Cairo rơi xuống Địa Trung Hải ngày 19-5 chưa rõ nguyên nhân. Hiện công tác tìm kiếm các hộp đen vẫn đang tiếp tục. Chính phủ Ai Cập cho rằng chiếc máy bay này nhiều khả năng đã bị khủng bố.
Tháng 10-2015, một chiếc máy bay của Nga rơi xuống bán đảo Sinai (Ai Cập) không lâu sau khi cất cánh từ TP nghỉ dưỡng Sharm el-Sheikh (Ai Cập), giết chết 224 người. Chỉ vài giờ sau, tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) nhận trách nhiệm đánh rơi chiếc máy bay này. Tháng 11-2015, Nga xác nhận một thiết bị nổ đã đánh rơi máy bay.
Ấn Độ gia nhập chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa
Với việc không có quốc gia nào trong 34 nước của chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR) phản đối, Ấn Độ đã trở thành thành viên thứ 35 của MTCR.
Theo Reuters, thời hạn cuối cùng để 34 quốc gia thành viên của MTCR phản đối sự gia nhập của Ấn Độ đã kết thúc vào ngày 6-6 mà không có bất kỳ nước nào đưa ra phản bác.
Nói với Reuters, bốn nhà ngoại giao giấu tên của MTCR khẳng định sự im lặng của các quốc gia thành viên MTCR là tín hiệu cho thấy New Delhi đã chính thức được chấp thuận gia nhập cơ chế đa phương này.
Trong khi đó, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ nhận định đây sẽ là bước đệm để Ấn Độ trở thành thành viên chính thức của MTCR trong thời gian gần.
Việc được chấp thuận cho gia nhập MTCR mở ra nhiều cơ hội mới cho nền công nghiệp quốc phòng Ấn Độ.
Theo đó, New Delhi sẽ có quyền được tiếp cận các công nghệ tên lửa tiên tiến bậc nhất trên thế giới, cũng như mua thêm các máy bay giám sát không người lái hiện đại như UAV Predator của Mỹ.
Tuy nhiên, song song đó, Ấn Độ cũng buộc phải chấp nhận các nguyên tắc do MTCR đề ra.
Theo đó, tất cả các nước thuộc MTCR không được phép xuất khẩu tên lửa có tầm bắn trên 300km do lo sợ có thể sẽ kích động chạy đua vũ trang không mong muốn.
Ngoài MTCR, Ấn Độ cũng nộp đơn xin gia nhập nhóm các nhà cung cấp hạt nhân (NSG), một nhóm 48 quốc gia có trách nhiệm kiểm soát các giao dịch thương mại liên quan đến hạt nhân trên toàn cầu.
Một quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ Washington ủng hộ đơn gia nhập NSG của Ấn Độ và sẽ sớm đưa ra thảo luận trước toàn thể hội đồng các nước NSG tại Seoul trong hai tuần tới.