Khoảng 25.000 nông dân ở thị trấn Mathura thuộc bang Uttar Pradesh - Ấn Độ đã viết thư cho Tổng thống Pranab Mukherjee xin tự tử vào ngày quốc khánh thứ 69, tức nhằm ngày 15-8.
Những rào cản trong mối quan hệ Trung - Mỹ
- Cập nhật : 08/06/2016
Trước hết, việc dư thừa một lượng lớn nguồn cung các sản phẩm từ thép trên thị trường thế giới đang trở thành một vấn đề trong trao đổi thương mại toàn cầu. Sản lượng thép mà Trung Quốc sản xuất hàng năm chiếm khoảng một nửa sản lượng sản xuất thép của thế giới. Khi nền kinh tế đi xuống, nhu cầu thép bên trong nền kinh tế cũng giảm xuống.
Hiện tại, Bắc Kinh đang đứng trước cáo buộc về việc bán phá giá sản phẩm kim loại này trên các thị trường khác, buộc các đối thủ cạnh tranh phải hủy bỏ các kế hoạch sản xuất, làm sụt giảm hàng nghìn việc làm.
Trong tháng trước, Mỹ đã nhanh chóng gia tăng thuế nhập khẩu chống bán phá giá các sản phẩm từ thép được nhập khẩu từ Trung Quốc đã dẫn đến sự phản ứng mạnh mẽ. Trung Quốc đã lập tức lên tiếng để bảo vệ mình khi biện minh rằng năng suất dư thừa là vấn đề toàn cầu và điều đó sẽ là nguyên nhân làm suy giảm nhu cầu.
Trung Quốc tuyên bố rằng họ cũng đang triển khai các giải pháp của riêng mình để giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực sản xuất thép, ví dụ như việc cắt giảm 500.000 việc làm.
Tiếp đến, chiến lược đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc với những thay đổi rất lớn trong năm ngoái, khi đồng tiền này mất giá mạnh vào tháng 8/2015, đã làm chao đảo thị trường thế giới.
Gần đây Trung Quốc tiếp tục ấn định tỷ giá giao dịch hàng ngày của đồng NDT so với đồng USD ở mức thấp (Trung Quốc đã giảm giá hơn 5% đồng NDT tính từ năm ngoái đến nay), thực tế này có thể khuấy động lại những quan ngại về sự thao túng tiền tệ để hỗ trợ cho khu vực xuất khẩu.
Trung Quốc cũng đã từng tuyên bố rằng sẽ tiến tới tự do hóa giao dịch đồng NDT nhiều hơn nữa, tuy nhiên thế giới vẫn lo ngại về việc khi nào thì Trung Quốc sẽ thực hiện lời hứa của mình. Và Chính phủ Mỹ đang đặt Trung Quốc vào danh sách các nước có chính sách tỷ giá cần phải theo dõi chặt chẽ.
Trước thực tế đó, ngay lập tức Trung Quốc đã đáp trả Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) rằng cơ quan này có quyền quyết định tình trạng CSTT của Mỹ, nhưng Trung Quốc cũng rất hoan nghênh Fed tăng cường liên kết chính sách với Trung Quốc và các thị trường tài chính quốc tế.
Cuối cùng việc thiếu cởi mở trong việc gia nhập thị trường giữa hai nước cũng trở thành rào cản vô hình trong mối quan hệ Trung-Mỹ. Rất nhiều công ty của Mỹ phàn nàn về việc khó tiếp cận điều kiện hoạt động tại Trung Quốc. Theo cuộc khảo sát gần đây nhất của phòng thương mại Mỹ tại Trung Quốc cho thấy 77% các công ty cho rằng họ cảm thấy là không được “wellcome” như thời gian trước.
Theo James Zimmerman, Chủ tịch phòng thương mại các công ty của Mỹ có cảm giác là Trung Quốc đang áp dụng những biện pháp “thiếu cởi mở” đã từng áp dụng đối với các công ty của Mỹ trong thời gian trước. Những quy định không rõ ràng và những giải thích pháp luật không tương thích là thách thức hàng đầu đối với các công ty của Mỹ muốn gia nhập vào thị trường Trung Quốc hiện nay.
Ngược lại, các công ty của Trung Quốc cũng đang phải gấp rút vượt qua các thách thức trong việc tiếp cận thị trường Mỹ, theo công ty TNHH kỹ thuật Hoa Vi thì hiện tại họ đang phải đối mặt với những rào cản trong việc thiết lập hoạt động kinh doanh trang thiết bị mạng viễn thông tại Mỹ do những lo ngại về an ninh.
Ngọc Trang
(Thời báo Ngân hàng)