Chiến tranh khiến thế giới tiêu tốn 13.000 tỉ USD năm 2015
Ukraine lọt top những quốc gia nguy hiểm nhất thế giới
Lý do Mỹ quyết không để Trung Quốc tôn tạo Scarborough
Lầu Năm Góc: Nga có thể đánh bại NATO trong 60 giờ
ASEAN - Trung Quốc thảo luận về quy tắc ứng xử ở Biển Đông
Tin thế giới đọc nhanh chiều 09-06-2016
- Cập nhật : 09/06/2016
Ấn Độ được mua tên lửa, UAV tối tân của Mỹ
Giới chức ngoại giao Ấn Độ tối qua cho biết 34 nước thành viên MTCR đã đồng ý để Ấn Độ tham gia, theo Reuters. Điều này sẽ giúp Ấn Độ mua công nghệ tên lửa hiện đại và máy bay không người lái vũ trang Predator của Mỹ.
Thỏa thuận về Chế độ Kiểm soát Công nghệ Tên lửa được các nước thành viên thông qua vào năm 1987 nhằm hạn chế phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt và tên lửa chuyên chở loại vũ khí này.
Với việc tham gia MTCR, Ấn Độ cũng có thể được xuất khẩu tên lửa hành trình siêu âm Brahmos, sản phẩm hợp tác sản xuất với Nga, trở thành quốc gia xuất khẩu vũ khí công nghệ cao. Tuy nhiên, MTCR cũng yêu cầu Ấn Độ tuân thủ một vài quy định xuất khẩu vũ khí như không bán tên lửa có tầm bắn vượt quá 300 km.
Giới chức Ấn Độ cho biết nước này cũng đã nộp đơn xin gia nhập Nhóm các nhà cung cấp hạt nhân (NSG), tổ chức chi phối các hoạt động thương mại hạt nhân, ban đầu được lập ra để đối phó cuộc thử hạt nhân đầu tiên của Ấn Độ năm 1974. Gia nhập NSG được dự đoán sẽ khó khăn cho Ấn Độ bởi Trung Quốc, thành viên trong nhóm, ủng hộ Pakistan, đối thủ của Ấn Độ.
Trung Quốc: Rơi trực thăng giám sát hàng hải, 4 người thiệt mạng
Chi nhánh Biển Hoa Đông của Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc cho biết, trước khi mất tích vào lúc 13 giờ 26 phút (theo giờ địa phương), trực thăng trên, mang số hiệu B-7115, đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra thường kỳ.
Mảnh vỡ của trực thăng đã được tìm thấy trên núi Đại Thanh ở thành phố duyên hải Chu Sơn./
Trung Quốc vẫn khăng khăng đòi chủ quyền trên Biển Đông
Ngày thứ hai của Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ - Trung (7-6) tiếp tục nóng với tuyên bố bất cần của Bắc Kinh, phớt lờ lời của ngoại trưởng Mỹ kêu gọi đối thoại về vấn đề Biển Đông.
Reuters dẫn lời Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì khẳng định Bắc Kinh có quyền bảo vệ chủ quyền và các quyền hàng hải của mình. “Trung Quốc tôn trọng và bảo vệ quyền mà tất cả các nước được hưởng theo luật quốc tế về tự do đi lại và bay qua” - ông Dương nói và khuyên Mỹ nên đóng vai trò tích cực trong việc giữ vững ổn định khu vực.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry lặp lại lời ủng hộ đàm phán để tìm giải pháp hòa bình cho tranh chấp Biển Đông. Ông Kerry khẳng định ông và ông Dương đã tái xác nhận cam kết của chính phủ hai nước nhằm giữ vững tự do đi lại và bay qua.
Bên cạnh vấn đề an ninh, các quan chức Mỹ ngày 7-6 cũng gây áp lực với Trung Quốc về các rào cản đối với doanh nghiệp nước ngoài. “Hai chính phủ có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác thương mại, kinh doanh và đầu tư đang ngày càng gia tăng” - Reuters dẫn lời Bộ trưởng tài chính Mỹ Jack Lew.
Nhân lời kêu gọi của Mỹ, Phòng Thương mại châu Âu tại Trung Quốc cùng ngày lên tiếng nói rằng tính hấp dẫn đầu tư nước ngoài của Bắc Kinh ngày càng bị xói mòn khi số doanh nghiệp châu Âu muốn làm ăn ở Trung Quốc giảm mạnh từ 86% năm 2013 còn 47% trong năm nay
Vì sao Mỹ âm mưu chống lại “Dòng chảy Phương Bắc-2”
Điện Kremlin đáp trả tuyên bố “Đức không coi Nga là đối tác nữa”