Tổng thống Indonesia thăm quần đảo bị Trung Quốc 'dòm ngó'
Ấn Độ phóng cùng lúc 20 vệ tinh
Các vết nứt xuất hiện trong quan điểm của EU về vấn đề nước Nga
Trung Quốc mở đợt truy quét tham nhũng mới
Đức tiêu diệt kẻ xả súng, bắt hàng chục con tin
Tin thế giới đọc nhanh chiều 22-06-2016
- Cập nhật : 22/06/2016
Nga có thể chuyển giao động cơ tên lửa RD-180 cho Trung Quốc
Nga đang cân nhắc chuyển giao các động cơ tên lửa RD-180 cho Trung Quốc như một phần của sự hợp tác lớn hơn trong lĩnh vực hàng không vũ trụ.
Ngày 21/6, hãng tin Sputnik dẫn lời Đại sứ Nga tại Bắc Kinh Andrei Denisov cho biết. Phát biểu với báo giới, Đại sứ Denisov nêu rõ: "Chúng tôi và đối tác Trung Quốc đang cân nhắc khả năng chuyển giao các động cơ tên lửa RD-180 như một phần trong quan hệ hợp tác mở rộng, ví dụ trong lĩnh vực thiết kế tên lửa hạng nặng, hợp tác trong lĩnh vực trạm vũ trụ, các sứ mệnh không gian xa".
Ông Denisov đồng thời nhấn mạnh ngành hàng không vũ trụ là một lĩnh vực đầy triển vọng và cả Nga lẫn Trung Quốc đều mong muốn thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này.
Hôm 20/6, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin tiết lộ hai nước này dự kiến sẽ ký kết một thỏa thuận về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ tên lửa, trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Thủ tướng Campuchia tuyên bố không ủng hộ phán quyết của PCA
"Đây không phải là vấn đề về luật pháp, nó hoàn toàn về chính trị. Tôi sẽ không ủng hộ bất kỳ phán quyết nào của tòa", AFP hôm qua dẫn lời thủ tướng Campuchia nói.
PCA được cho là sắp đưa ra phán quyết về vụ việc Philippines kiện đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông trong đầu tháng 7. Giới quan sát nhận định phán quyết sẽ có lợi cho Manila.
Ông Hun Sen hôm qua cũng phủ nhận cáo buộc cho rằng Phnom Penh chịu áp lực từ Bắc Kinh nên đã "góp phần" gây ảnh hưởng tới bản tuyên bố chung của ASEAN tuần trước.
Ông miêu tả việc cáo buộc Phnom Penh gây khó dễ cho bản tuyên bố chung là "không thể chấp nhận được", "rất bất công với Campuchia" và "lợi dụng Campuchia để chống lại Trung Quốc".
Dù các Ngoại trưởng ASEAN trong cuộc họp tuần trước cùng người đồng cấp Trung Quốc tại Côn Minh vẫn ra bản tuyên bố chung nhưng sự kiện này đã kết thúc trong ồn ào khi hiệp hội bị cho là "chia rẽ" về vấn đề Biển Đông. Sau khi Malaysia đưa ra tuyên bố chung bày tỏ "quan ngại nghiêm trọng" về hoạt động xây dựng ở Biển Đông, văn bản này đã bị thu về.
Một số tờ báo dẫn các nguồn tin ngoại giao ASEAN cho hay Lào, Campuchia và Myanmar là những nước phản đối bản tuyên bố đầu tiên.
Vụ việc này gợi lại sự cố hồi năm 2012, các Ngoại trưởng ASEAN lần đầu tiên không đưa ra được tuyên bố chung khi họp tại Phnom Penh, trong năm Campuchia làm chủ tịch ASEAN.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp với hầu hết diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối từ cộng đồng quốc tế. Nước này ồ ạt bồi đắp, cải tạo 7 bãi đá tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến chúng thành đảo nhân tạo và xây dựng cơ sở phi pháp trên đó. Bắc Kinh từ đầu năm nay còn lộ rõ ý đồ quân sự hóa khi bố trí hệ thống tên lửa, radar và chiến đấu cơ tại Biển Đông.
Trung Quốc được cho là đang nỗ lực lôi kéo sự ủng hộ của các nước trước khi Toà trọng tài Thường trực được thành luật theo Công ước luật biển (UNCLOS) năm 1982 ra phán quyết về vụ kiện "đường lưỡi bò" do Philippines khởi kiện. Bắc Kinh không tham gia phiên xử và nói sẽ không công nhận bất cứ phán quyết nào dù nước này là thành viên của UNCLOS và theo quy định phải có nghĩa vụ thực hiện các phán quyết của tòa.
Triều Tiên ra điều kiện việc trả tự do cho công dân Mỹ
Truyền thông nhà nước Triều Tiên ngày 20-6 tuyên bố nước này sẽ không đàm phán với Washington về việc trả tự do cho 2 công dân Mỹ nếu Kenneth Bae không ngưng công khai thời gian lao động khổ sai tại nước này.
"Nếu ông Kenneth Bae vẫn tiếp tục tiết lộ, chúng tôi sẽ không tiến hành bất kỳ cuộc đàm phán nào với Mỹ về các tội phạm Mỹ và chắc chắn sẽ không có bất cứ hành động nhân đạo nào" - hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên đưa tin.
Bị chỉ trích vì vấn đề nhân quyền trong nhiều năm qua, Triều Tiên thường sử dụng những tù nhân Mỹ để yêu sách các chuyến thăm cấp cao bởi Bình Nhưỡng không có quan hệ ngoại giao chính thức với Washington.
Reuters cho biết Triều Tiên đã bắt giữ nhà truyền giáo Kenneth Bae hồi tháng 11-2012 và tuyên án 15 năm tù khổ sai vì tội chống lại đất nước này.
Chính quyền của ông Kim Jong Un trả tự do cho ông Bae vào năm 2014 và nhà truyền giáo này đã viết một hồi ký kể về cuộc sống khổ sai tại Bình Nhưỡng.
Kể từ đó ông Bae đã công khai câu chuyện tù khổ sai của mình trong nhiều lần xuất hiện trước công chúng cũng như trong các cuộc phỏng vấn về cuốn hồi ký.
"Nếu Bae vẫn tiếp tục, các tội phạm của Mỹ bị bắt giữ tại đất nước của chúng tôi sẽ ở trong tình trạng đáng thương hoặc không bao giờ có thể đặt chân lên mảnh đất quê hương" - KCNA cho biết.
Hiện tại Bình Nhưỡng đang bắt giam hai công dân Mỹ là Otto Warmbier và Kim Dong Chul, cả hai đều bị xét xử và nhận án lao động khổ sai.
Hồi tháng 3, Triều Tiên tuyên án 15 năm lao động khổ sai đối với sinh viên Warmbier của ĐH Virginia vì tội cố gắng ăn cắp một biểu ngữ có tên của cựu lãnh đạo Kim Jong Il.
Một tháng sau đó, một phiên tòa của Bình Nhưỡng buộc tội nhà truyền giáo người Mỹ gốc Hàn Kim Dong Chul tội chống lại đất nước này và tuyên án ông này 10 năm lao động khổ sai.
Năm ngoái, nhà truyền giáo Canada Hyeon Soo Lim cũng bị tuyên án chung thân lao động khổ sai vì âm mưu lật đổ nhà nước Triều Tiên.
Mỹ và Canada đều khuyến cáo công dân hai nước này nên tránh du lịch đến Triều Tiên.
Trung Quốc lần đầu công khai tàu ngầm hạt nhân 093B
Mỹ đưa 2 tàu sân bay tới Biển Đông, Trung Quốc không chỉ lần đầu chiếu cảnh bộ đội huấn luyện sử dụng “sát thủ tàu sân bay”, mà còn lần đầu cho đăng tải ảnh tàu ngầm tấn công hạt nhân 093B.
Ảnh tàu ngầm tấn công hạt nhân 093B do tờ Hải quân Nhân dân phát đi được lan truyền trên các trang mạng quân sự của Trung Quốc.
Phân tích những bức ảnh 093B có thể dự đoán nó được chụp tại căn cứ đảo Tiểu Bình thuộc Hạm đội Bắc, nơi nhiều loại tàu ngầm hạt nhân tấn công cũng như tàu ngầm hạt nhân chiến lược trang bị tên lửa đạn đạo của Trung Quốc từng neo đậu.
Điều đáng chú ý nhất là phía sau tháp chỉ huy của 093B có một chỗ lồi lên, dường như cho thấy 093B được lắp đặt hệ thống phóng thẳng đứng, có thể trang bị 16 quả tên lửa hành trình tầm xa với tốc độ siêu âm như YJ-18 hoặc DH-10.
Có phân tích cho rằng việc 093B được đưa vào phục vụ hàng loạt sẽ giúp Hải quân Trung Quốc gia tăng năng lực tấn công từ dưới nước cả đối với mục tiêu quan trọng trên đất liền lẫn mục tiêu là tàu mặt nước cỡ lớn.
Trong bối cảnh Mỹ đưa 2 cụm tàu chiến đấu sân bay USS John C. Stennis (CVN-74) và USS Ronald Reagan (CVN-76) đến Biển Đông hoạt động, việc Trung Quốc công khai ảnh 093B chính là nhằm vào CVN-74 và CVN-76.
Nga phóng thành công tên lửa đánh chặn Sary Shagan
Đội tác chiến hỗn hợp thuộc cơ sở phóng tên lửa Sary Shagan thuộc lực lượng quốc phòng Nga đã thử thành công một tên lửa đánh chặn tầm ngắn.
Hãng thông tấn TASS ngày 21/6 dẫn nguồn từ bộ phận báo chí thuộc Bộ Quốc phòng Nga cho biết, đội tác chiến hỗn hợp thuộc cơ sở phóng tên lửa Sary Shagan, các đơn vị phòng không và phòng thủ chống tên lửa thuộc Lực lượng hàng không vũ trụ Nga cùng các chuyên gia trong ngành công nghiệp quốc phòng nước này đã thử thành công một tên lửa đánh chặn tầm ngắn.
Theo nguồn tin, vụ phóng được tiến hành lúc 7 giờ (theo giờ Moskva), với mục đích thử nghiệm tính năng chiến đấu của các tên lửa đánh chặn thuộc Lực lượng hàng không vũ trụ Nga.