tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 18-06-2016

  • Cập nhật : 18/06/2016

Thất bại của Trung Quốc tại hội nghị đặc biệt với ASEAN

Trung Quốc có thể gây khó khăn cho ASEAN đưa ra tiếng nói chung về vấn đề Biển Đông, nhưng lại thất bại trong việc thực hiện các ý đồ khác của họ.
hoi nghi dac biet giua cac ngoai truong asean va trung quoc. anh: reuters

Hội nghị đặc biệt giữa các ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Viết về cuộc họp của ngoại trưởng ASEAN - Trung Quốc tại Côn Minh, Trung Quốc tuần này, cây bút chuyên về Đông Nam Á củaDiplomat, Prashanth Parameswaran, cho rằng Trung Quốc đã một lần nữa nhúng tay vào việc ngăn ASEAN ra tuyên bố chung về Biển Đông, giống như họ đã làm tại Campuchia năm 2012.

Một số người có thể cho rằng đây tiếp tục là thành công của Trung Quốc trong chiến thuật chia rẽ và chế ngự, khi nước này lấy lòng một số nước ASEAN nhằm làm xói mòn đoàn kết trong khối. Tuy nhiên, theo Prashanth khi nghiên cứu sâu về ý đồ của Trung Quốc trước cuộc họp cũng như phản ứng của ASEAN nói chung và các nước thành viên nói riêng, có thể thấy rằng trong vụ việc này, Bắc Kinh đã thất bại trong việc đạt được mục tiêu dự định ban đầu của mình.

Từ những gì các quan chức Trung Quốc từng nhiều lần đề cập và chỉ ra trước cuộc họp, Bắc Kinh rõ ràng mong muốn kết quả của cuộc họp nhấn mạnh ba điểm chính.

Đầu tiên, Bắc Kinh muốn thể hiện rằng và Trung Quốc và từng quốc gia ASEAN có đủ khả năng xử lý những khác biệt trong vấn đề Biển Đông mà không cần sự can thiệp bên ngoài, trong đó có phán quyết sắp tới của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA), đang xử vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền "đường 9 đoạn" ở Biển Đông mà Trung Quốc đơn phương đưa ra.

Thứ hai, Trung Quốc muốn vấn đề Biển Đông không bị "thổi phồng", làm ảnh hưởng đến quan hệ của Trung Quốc với một số quốc gia Đông Nam Á, vì đây chỉ là một vấn đề trong quan hệ đối thoại vốn thành công giữa Trung Quốc với ASEAN, khi cả hai bên đang chào mừng kỷ niệm 25 năm quan hệ.

Cuối cùng, Trung Quốc muốn rằng Biển Đông không phải vấn đề giữa Trung Quốc và toàn khối ASEAN, mà là vấn đề song phương giữa Bắc Kinh và 4 quốc gia Đông Nam Á tuyên bố chủ quyền chồng lấn, gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Bruinei.

Thất bại

Parameswaran cho rằng mặc dù Trung Quốc đã thành công trong việc gây khó khăn cho ASEAN ra tuyên bố chung, họ không thể đạt được cả ba điểm nói trên.

Trong mục tiêu đầu tiên - chứng minh Trung Quốc và từng quốc gia ASEAN đủ khả năng xử lý những khác biệt trong vấn đề Biển Đông mà không cần sự can thiệp bên ngoài - thì chính cuộc họp ở Côn Minh là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy ASEAN và Trung Quốc không thể tự xử lý vấn đề này thành công, khi Bắc Kinh còn tiếp tục cố tình làm xói mòn sự đoàn kết của ASEAN và ngăn khối đưa ra lập trường riêng, trong khi chỉ trích các quốc gia ASEAN đơn lẻ khi họ tìm kiếm các phương pháp khác giải quyết khác biệt khác, đồng thời chỉ trích các quốc gia ngoài khu vực như Mỹ khi Washington bày tỏ lo ngại chính đáng.

Theo một nhà ngoại giao Đông Nam Á am hiểu sự kiện ở Côn Minh, ASEAN đã chuẩn bị một tuyên bố như Malaysia ban đầu đưa ra, Trung Quốc cũng biết trước về việc đó. Nhưng thay vì để ASEAN công bố lập trường mà các nước đã thống nhất, Bắc Kinh đã gây sức ép để thúc đẩy việc rút lại sau khi tuyên bố đã được công khai với một số đơn vị truyền thông. Thay vì cùng làm việc với các nước ASEAN để giải quyết vấn đề, khi mỗi bên đều hòa giải hoặc nêu lập trường của mình, Trung Quốc lại chọn cách làm suy yếu khả năng đưa ra lập trường riêng của ASEAN.

Mục tiêu thứ hai - nhấn mạnh vấn đề Biển Đông không nên bị "thổi phồng" vì nó chỉ là một vấn đề trong quan hệ đối thoại vốn thành công giữa Trung Quốc với ASEAN trong bối cảnh kỷ niệm 25 năm - cũng đã không đạt được. Tài liệu tuyên bố chung mà Malaysia nói rằng cần phải rút lại là một thông điệp khá mạnh mẽ. Về cơ bản, nó được chia thành hai phần – phần đầu nói chung về quan hệ ASEAN - Trung Quốc và các công tác chuẩn bị để kỷ niệm 25 năm quan hệ. Parameswaran cho rằng phần này được đưa vào chỉ để làm dịu cho những chỉ trích trong phần hai, toàn bộ nhắc đến vấn đề Biển Đông.

Phần thứ hai của tuyên bố không chỉ nhắc đến các nguyên tắc lớn như hòa bình và ổn định, tự do hàng hải và hàng không hay nỗ lực đưa ra bộ quy tắc ứng xử, mà còn đặc biệt nhắc đến việc vấn đề Biển Đông ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ ASEAN - Trung Quốc. Phần thứ hai của tuyên bố khá dài, gồm nhiều đoạn. Độ dài của phần này và sự thẳng thắn trong ngôn ngữ của văn bản được cho là cứng rắn nhất từ trước đến nay, gần như chỉ trích trực diện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.

Thông thường, trong các tuyên bố chung của ASEAN, phần nêu lo ngại về vấn đề Biển Đông chỉ giới hạn trong một hoặc một vài đoạn văn ngắn, mà không đề cập trực tiếp đến sự bất bình của những nước lên tiếng mạnh mẽ nhất về vấn đề Biển Đông trong ASEAN. Trong khi đó, sự kiện ở Côn Minh là cuộc họp đặc biệt của các ngoại trưởng ASEAN - Trung Quốc chứ không phải là một hội nghị thượng đỉnh ASEAN thường xuyên, và Biển Đông là chủ đề chính của cuộc họp lần này. Tuyên bố mà Malaysia đưa ra đã cứng rắn hơn rất nhiều cách tiếp cận mềm mỏng mà Bắc Kinh mong muốn ASEAN áp dụng.

Parameswaran cho rằng dù tuyên bố bị Malaysia rút lại, thì điều rõ ràng là phần lớn các quốc gia Đông Nam Á đã đạt được đủ sự thống nhất trong một tài liệu chính thức, nhằm truyền đạt mối lo ngại của họ đến Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông, với mức độ quyết liệt chưa từng thấy. Chính vì vậy, dù thế nào, sự xuất hiện của văn bản này cũng cần được đánh giá cao.

Điểm thứ ba - nhấn mạnh rằng Biển Đông không phải là vấn đề giữa toàn khối ASEAN và Trung Quốc mà là vấn đề song phương giữa Bắc Kinh và 4 quốc gia Đông Nam Á tuyên bố chủ quyền chồng lấn - không chỉ yếu lý, mà còn tỏ rõ sự mâu thuẫn. Điều này được chứng minh rõ ràng nhất bằng chính bản chất của cuộc họp - một cuộc họp đặc biệt giữa các ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc, tập trung chủ yếu vào vấn đề Biển Đông.

Ngoài ra, phản ứng của các quốc gia không tuyên bố chủ quyền chồng lấn, như Singapore và Indonesia, cũng là điều đáng chú ý. Singapore giữ vai trò quan trọng là điều phối viên giữa Trung Quốc và ASEAN. Nước này đã kêu gọi tiến hành cuộc họp đặc biệt và đã thể hiện sự bất bình trước nỗ lực chia rẽ ASEAN của Bắc Kinh trước khi PCA ra phán quyết. Singapore thậm chí còn đưa ra thông cáo báo chí riêng - một tín hiệu rõ ràng của sự bất bình. Giống như tuyên bố Malaysia nói rút lại, 8 trong số 13 dòng tuyên bố của Singapore tập trung vào mối lo ngại mà các ngoại trưởng ASEAN đã chuyển đến Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.

Indonesia - nước lớn nhất Đông Nam Á và thường ít lên tiếng về vấn đề Biển Đông, trong sự kiện vừa rồi cũng ra tuyên bố riêng, nói rằng khó có thể đạt được hòa bình và tự do nếu không tôn trọng luật pháp quốc tế. Những động thái này của các nước không có tranh chấp cho thấy Bắc Kinh đã không thành công khi muốn thể hiện rằng tranh chấp Biển Đông chỉ là vấn đề giữa họ và 4 nước Đông Nam Á tuyên bố chủ quyền chồng lấn.

Mặc dù ba luận điểm Trung Quốc mong muốn đạt được không hề được thúc đẩy trong cuộc họp tại Côn Minh, điều đó cũng không ngăn cản Bắc Kinh "tuyên bố chiến thắng". Tại một cuộc họp báo ngày 15/6 - nơi khoảng 6 trong 15 câu hỏi là về cuộc họp ở Côn Minh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói rằng không có tuyên bố chung và cũng không có sự bất đồng gay gắt giữa các nước ASEAN và Trung Quốc về vấn đề biển Đông.

Tuy nhiên, Parameswaran nhận xét rằng với các phản ứng nhanh chóng và quyết đoán là Malaysia công bố tuyên bố chung ban đầu, các quốc gia liên quan ra tuyên bố riêng, và không có họp báo chung sau cuộc họp, rõ ràng đã bác bỏ luận điểm này của Trung Quốc.

"Điểm quan trọng trong hội nghị ở Côn Minh không phải là nỗ lực của Trung Quốc để chia rẽ ASEAN, mà là nỗ lực của đa số quốc gia Đông Nam Á nhằm vừa thể hiện mối lo ngại ở mức độ chưa từng có, vừa đẩy lùi nỗ lực ngăn cản họ làm vậy của Bắc Kinh", cây bút này viết.(VNEX)


Uganda yêu cầu Triều Tiên rút nhân viên quân sự về nước

Uganda vừa yêu cầu Triều Tiên rút quân đội ra khỏi quốc gia châu Phi này và tái khẳng định sẽ ngăn chặn tất cả chương trình trao đổi quân sự với Bình Nhưỡng, theo nguồn tin từ quân đội Hàn Quốc.

Hãng tin Yonhap ngày 16-6 cho biết, lần đầu tiên Tổng thống Uganda Yoweri Museveni cam kết cắt đứt tất cả quan hệ quân sự với Triều Tiên là trong một cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye hồi tháng trước. Đây được xem là một thắng lợi ngoại giao của Seoul.

tong thong han quoc park geun-hye trong chuyen tham uganda hoi cuoi thang 5 nam nay. anh: afp

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye trong chuyến thăm Uganda hồi cuối tháng 5 năm nay. Ảnh: AFP

Uganda gần đây đã yêu cầu khoảng 60 binh sĩ và các quan chức an ninh Triều Tiên rời khỏi nước này, theo Yonhap News.

Thông tin trên đã được Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, sau khi Charles Bakahumura, một quan chức tình báo quân đội Uganda, tổ chức một cuộc gặp song phương với người đồng cấp Hàn Quốc Kim Hwang-rok tại Seoul.

Hàn Quốc hy vọng việc đẩy mạnh cô lập Triều Tiên với cộng đồng quốc tế sẽ buộc Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của mình.

Nhiều quan chức cấp cao đến từ Uganda dự kiến sẽ có chuyến thăm Hàn Quốc trong năm nay, trong đó có một quan chức thuộc Bộ Quốc phòng Uganda sẽ tham dự Đối thoại Quốc phòng Seoul vào tháng 9 tới.


Máy bay Hàn Quốc rơi xuống đồng, ba người chết

Một máy bay dân sự hạng nhẹ hôm nay rơi xuống miền nam Hàn Quốc, làm tất cả ba người trên khoang thiệt mạng. 
hien truong may bay roi o han quoc. anh: yonhap

Hiện trường máy bay rơi ở Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap

Máy bay rơi xuống đồng ở huyện Muan, cách thủ đô Seoul 390 km về phía nam, AP dẫn lời Ji Man-seok, quan chức Bộ Công an và An ninh Hàn Quốc, nói. Ji cho biết hiện chưa rõ nguyên nhân vụ việc, nhưng phi cơ được cho là đang thực hiện chuyến bay huấn luyện. 

Có ba người đàn ông đi trên máy bay 4 chỗ trước khi nó rơi. Máy bay rơi chưa đầy một giờ sau khi cất cánh từ sân bay Muan và hiện trường tai nạn nằm cách sân bay này khoảng 5 km. Người chết là một huấn luyện viên điều hành bay 32 tuổi, hai người thực tập đều 31 tuổi. Không có thông tin về thương vong trên mặt đất. 

Máy bay bị phá huỷ hoàn toàn. Hai thi thể nạn nhân được tìm thấy ở hiện trường tai nạn, còn một thi thể được phát hiện bên trong máy bay.


Indonesia đẩy người di cư Tamil ra biển

Chiếc tàu mang cờ Ấn Độ chở 44 người Tamil đến Úc thì gặp trục trặc, được chính quyền tỉnh Aceh lai dắt vào bờ cuối tuần trước, giúp sửa chữa động cơ nhưng từ chối tiếp nhận người.

Ngày 17-6, chính quyền tỉnh Aceh (Indonesia) lại tiếp tục lần thứ hai cố gắng đuổi một con tàu chở đầy người di cư Tamil ra biển, theo hãng tin AP (Mỹ).

Chiếc tàu mang cờ Ấn Độ chở 44 người Tamil lênh đênh trên biển một tháng trời để đến đảo Christmas của Úc thì gặp trục trặc, được chính quyền tỉnh Aceh lai dắt vào bờ cuối tuần trước và giúp sửa chữa động cơ.

Tổ chức Ân xá thế giới cho biết nhóm người di cư này xuất phát từ Ấn Độ, tuy nhiên theo các quan chức nhập cư Indonesia thì nhóm người này thuộc cộng đồng người thiểu số Tamil ở Sri Lanka.

chiec tau cho nguoi di cu tamil mac can tren bo bien tinh aceh (indonesia). (anh: afp)

Chiếc tàu chở người di cư Tamil mắc cạn trên bờ biển tỉnh Aceh (Indonesia). (Ảnh: AFP)

Chính quyền Aceh từ chối tiếp nhận số người di cư này, trong đó có chín trẻ em và một phụ nữ mang thai, dù trước đó Phó Tổng thống Jusuf Kalla đã chỉ đạo phải cung cấp chỗ ở cho họ. Chính quyền Aceh vẫn bất đồng với chính phủ trung ương về nhiều vấn đề.

“Chúng tôi không cho phép họ vào đất liền vì Indonesia không phải là điểm đến của họ, và họ cũng không đủ điều kiện vào Indonesia. Chúng tôi khuyên họ quay trở về quê hương thay vì tiếp tục hành trình đến Úc.”, AP dẫn lời người phát ngôn tỉnh Aceh Frans Delian.

nguoi di cu tamil van phai o tren tau ngay 14-6 vi khong duoc chinh quyen aceh (indonesia) tiep nhan. (anh: afp)

Người di cư Tamil vẫn phải ở trên tàu ngày 14-6 vì không được chính quyền Aceh (Indonesia) tiếp nhận. (Ảnh: AFP)

Cảnh sát trưởng Aceh Husein Hamidi cho biết người di cư đã được cung cấp đầy đủ thực phẩm, nước uống, nhiên liệu, và sẽ đẩy tàu ra xa khi thủy triều lên cao vào chiều 17-6.

Ngày 16-6, cảnh sát Aceh đã nổ súng cảnh cáo khi sáu nam giới rời tàu cố gắng tiếp cận đất liền. Ngày trước đó một nhóm phụ nữ Tamil xuống tàu cố gắng vào bờ nhưng cũng bị nổ súng cảnh cáo và phải quay lại tàu.

mot nhom phu nu tamil co gang vao bo nhung khong thanh vi bi canh sat aceh no sung canh cao. (anh: afp)

Một nhóm phụ nữ Tamil cố gắng vào bờ nhưng không thành vì bị cảnh sát Aceh nổ súng cảnh cáo. (Ảnh: AFP)

Đây là lần thứ hai chính quyền Aceh ra tay đuổi con tàu chở người di cư này ra biển trong tuần qua. Ngày 10-6 chiếc tàu đã một lần bị chính quyền Aceh đẩy ra vùng biển quốc tế. Tuy nhiên tàu lại quay lại ngày 11-6 để xin thêm nhiên liệu.

Cao ủy LHQ về người tị nạn thuộc LHQ cho biết rất lo ngại tình hình của những người di cư. Tổ chức Di trú Quốc tế đã triển khai một đội nhân viên y tế và phiên dịch đến khu vực để hỗ trợ, nhưng không được chính quyền Aceh cho phép tiếp cận người di cư Tamil. Nhiều nhóm nhân quyền kêu gọi Indonesia cho phép người di cư rời tàu vào đất liền.

“Thật xấu hổ khi Indonesia và tỉnh Aceh từ chối giúp đỡ những người di cư Tamil này.”, AP dẫn lời ông Andreas Harsono thuộc tổ chức Quan sát Nhân quyền.

Tuy nhiên theo ông Delian, tình huống của nhóm người di cư Tamil này khác với tình huống của hàng trăm người Hồi giáo Rohingya ở Myanmar mà Indonesia đã hỗ trợ năm ngoái. Năm 2015, các nước Đông Nam Á trong đó có Indonesia đã trì hoãn giúp người di cư Hồi giáo Rohingya trôi giạt ngoài biển, đến khi quốc tế làm áp lực.(PLO)


Tàu sân bay Mỹ - quả đấm thép giáng vào IS

Các phi cơ trên tàu sân bay Mỹ vừa không kích vừa do thám, quấy nhiễu hệ thống liên lạc của IS, khiến bộ máy tổ chức này rơi vào hỗn loạn và suy yếu.
nhan vien tren boong tau san bay truman dua chien dau co f/a-18 vao may phong. anh: npr

Nhân viên trên boong tàu sân bay Truman đưa chiến đấu cơ F/A-18 vào máy phóng. Ảnh: NPR

Không khí trên boong tàu sâu bay USS Harry S. Truman của Mỹ ở Địa Trung Hải dường như lúc nào cũng nhộn nhịp. Con tàu này vừa mới được hải quân Mỹ tung ra để tham gia nhiệm vụ diệt phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria.

Một mệnh lệnh lớn phát ra từ loa phóng thanh: "Khởi động tàu chở dầu". Trong lúc đó, những chiến đấu cơ hiện đại F/A-18 Hornet liên tục xuất kích từ boong tàu, theo NPR.

Mọi giao tiếp trên boong đều được thể hiện bằng ngôn ngữ ký hiệu. Màu sắc bộ đồng phục cho thấy nhiệm vụ của từng nhóm. Màu tím dành cho đội tiếp nhiên liệu, màu đỏ là của tổ quân khí tiếp tế đạn dược, còn màu vàng dành cho đội hoa tiêu chỉ dẫn phi công.

Mang theo hơn 70 tiêm kích và máy bay hỗ trợ, triển khai từ 80 đến 85 lượt bay tới Iraq và Syria mỗi ngày, USS Harry S. Truman làm việc triền miên không nghỉ trên Địa Trung Hải để giáng những đòn nặng nề vào phiến quân IS.

"Ngoài kia là một tình huống hỗn loạn có kiểm soát", Chad Clark, người điều phối hoạt động boong tàu nói. Ông so sánh nhiệm vụ mình làm giống với công việc của một tiền vệ bóng bầu dục."Bạn phải phối hợp mọi thứ trên boong, chỉ huy các đồng đội thực hiện vai trò của họ", Clark nói. "Bạn là người điều phối tấn công, ra chỉ thị, hướng dẫn họ phải đi đâu và làm gì".

doi phu trach vu khi tren tau chuan bi dan duoc cho mot lan xuat kich. anh: npr

Đội phụ trách vũ khí trên tàu chuẩn bị đạn dược cho một lần xuất kích. Ảnh: NPR

Mỹ cùng các đồng minh gần hai năm qua triển khai chiến dịch tấn công IS ở Iraq và Syria. Liên quân do Mỹ dẫn đầu đã phá hủy nhiều sào huyệt của tổ chức Hồi giáo cực đoan này. Tuy nhiên, nhóm vẫn duy trì hiện diện, mở rộng lãnh thổ chiếm đóng tại nhiều khu vực khác nhau. Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định chiến dịch đạt một số thành công nhất định nhưng các nhà phê bình trong nước lại nói Washington vẫn cần mạnh tay hơn nữa.

Từ tháng 12 năm ngoái, các chiến đấu cơ xuất kích từ tàu Truman đã thả hơn 1.400 quả bom xuống những mục tiêu IS.

Mỹ và đồng minh đến nay tiến hành hơn 10.000 đợt không kích nhằm vào IS từ các căn cứ ở Trung Đông. Ngoài những phi cơ trên tàu Truman, chiến đấu cơ và máy bay ném bom Mỹ còn được điều động từ những căn cứ ở Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar, Kuwait và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).

Tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân Truman có hạm đội gần 5.500 thành viên. Rất nhiều người trong số này phải làm việc 16 giờ mỗi ngày, 7 ngày một tuần.

Theo kế hoạch, Truman giờ này đang yên vị ở quê nhà tại Norfolk, bangVirginia để bảo dưỡng định kỳ, nhưng hải quân Mỹ hồi đầu tháng 5 thông báo sẽ tăng thời gian triển khai con tàu. Vì thế, Truman sẽ tiếp tục là nơi phát động các cuộc không kích chống IS ở Iraq và Syria tới khi tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower đến thế chỗ. Tàu Eisenhower vừa vượt qua eo biển Gibraltar để tới Địa Trung Hải hôm 13/6.

Tướng David Little, chỉ huy phi đội chiến đấu cơ, cho biết việc điều động Truman tới Địa Trung Hải nhằm mục đích phát đi một tín hiệu rõ ràng tới các bên liên quan.

"Việc con tàu hiện diện ở đây rất quan trọng", ông nói. "Nó cho các đối tác trong liên minh của chúng ta thấy rằng ta có sự linh hoạt và cơ động đủ để triển khai quân ở bất kỳ nơi đầu cần đến chúng ta và có khả năng vừa hoạt động ở Địa Trung Hải cũng như những địa điểm khác"."Chúng tôi đã giành lại khoảng 45% khu vực có dân cư sinh sống từng nằm dưới sự kiểm soát của IS ở Iraq", chuẩn đô đốc Bret Batchelder, chỉ huy nhóm chiến đấu tàu sân bay Truman, cho hay. "Vâng, tôi cảm thấy như chúng tôi đang dần hoàn thành công việc".

nhan vien thuy thu doan lam sach duong bang chuan bi cho lan xuat kich tiep theo. anh: npr

Nhân viên thủy thủ đoàn làm sạch đường băng chuẩn bị cho lần xuất kích tiếp theo. Ảnh: NPR

Trung tá Jim McDonald được mệnh danh là "Siêu Thần công" bởi ông là người chịu trách nhiệm về vũ khí trên tàu. Ông cho biết các chiến đấu cơ tàu Truman đã ném nhiều bom thông minh dẫn đường bằng GPS hoặc laser xuống những mục tiêu IS hơn tất cả các lần triển khai tàu sân bay trước đây của Mỹ.

Ông tiết lộ rất ít thông tin về mục tiêu cụ thể, chỉ nhấn mạnh rằng sẽ tấn công "bất cứ thứ gì có thể làm tổn thương họ về cá nhân, tinh thần lẫn tiền bạc".

Nhưng cuộc chiến chống IS không chỉ tiến hành bằng bom thông minh. Bên cạnh chiến đấu cơ, nhà chứa máy bay phía dưới boong tàu Truman còn có cả trực thăng Seahawk và tiêm kích tác chiến điện tử EA-18G Growler.

Kali Billings, sĩ quan hải quân Mỹ, cho biết nhiệm vụ chính của cô là điều khiển tiêm kích Growler làm nhiễu đường truyền liên lạc mà IS sử dụng, hỗ trợ không kích. Máy bay Growler và EA-6B Prowler của Thủy quân Lục chiến còn có khả năng theo dõi sóng radio cũng như những kết nối điện tử của IS, cản trở những tên thủ lĩnh truyền mệnh lệnh xuống dưới.

"Chúng tôi cố gắng gia tăng mức độ nguy hiểm cho máy bay chiến đấu, sau đó chúng tôi có thể thao túng các khu vực xung quanh bằng cách kiểm soát hay ngăn chặn chúng liên lạc với nhau, từ đó kích động hỗn loạn", Billings nhấn mạnh.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục