Hai tàu sân bay Mỹ gần Biển Đông trước khi tòa PCA ra phán quyết
Mỹ-Nhật-Ấn họp về an ninh hàng hải với trọng tâm là Trung Quốc
Bill Gates: Rời EU, Anh sẽ kém hấp dẫn
Nga sẽ đáp trả “tương xứng” với bất kỳ hành động nào của NATO
Chính giới Hong Kong phản ứng Bắc Kinh
Tin thế giới đọc nhanh sáng 19-06-2016
- Cập nhật : 19/06/2016
Ngày 7-7 Tòa quốc tế ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc
Tòa trọng tài thường trực (PCA) cho biết sẽ công bố phán quyết của họ về vụ kiện của Philippines vào ngày 7-7. Tới nay mới chỉ có 8 nước công khai ủng hộ Trung Quốc.
Theo Yibada, bất chấp những động thái vận động quốc tế ủng hộ họ trong việc tẩy chay phán quyết của tòa PCA về vụ kiện liên quan tới đường chín đoạn vô lý của Trung Quốc do Philippines khởi xướng, cho tới nay, mới chỉ có 8 nước công khai ủng hộ Trung Quốc.
Con số này rất ít ỏi so với 60 nước mà Trung Quốc rêu rao ủng hộ lâu nay.
Theo Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế có trụ sở tại Washington, tính cả Lesotho vừa công khai ủng hộ Trung Quốc trong tuần này, tới nay mới chỉ có 8 quốc gia châu Phi công khai ủng hộ Trung Quốc gồm Afghanistan, Gambia, Kenya, Lesotho, Niger, Sudan, Togo và Vanuatu.
Đó là chưa kể trong số 60 quốc gia mà Trung Quốc tự tuyên bố ủng hộ họ, đã có 5 nước bác bỏ thông tin đó là: Campuchia, Ba Lan, Slovenia và Bosnia và Herzegovina.
Chuyên gia về Biển Đông Euan Graham thuộc Viện Lowy ở Úc mô tả 8 quốc gia công khai ủng hộ Trung Quốc (phần lớn là các nước châu Phi) trong việc tẩy chay phán quyết của tòa PCA là “liên minh lập lờ” hoặc không hiểu gì cả.
Đối lập với đó, Mỹ và các thành viên khác trong nhóm G7 đều hối thúc Trung Quốc tuân thủ phán quyết của tòa trọng tài thường trực.
Tổng thống Putin thừa nhận Mỹ là siêu cường duy nhất
“Thế giới cần một cường quốc như Mỹ. Và chúng tôi cũng cần họ. Tuy nhiên chúng tôi không cần họ cứ luôn can thiệp vào công việc của chúng tôi và dạy chúng tôi sống như thế nào cũng như ngăn cản châu Âu xây dựng quan hệ với chúng tôi” - hãng tin TASS dẫn lời Tổng thống Putin hôm 17-6 tại Diễn đàn kinh tế Quốc tế St. Petersburg.
“Chúng tôi hiểu điều đó, chúng tôi muốn sẵn sàng hợp tác với Mỹ” - ông Putin nói tiếp.
Theo Reuters, khi được hỏi về tỉ phú Donald Trump, ông Putin dường như nói giảm những bình luận tích cực từng đưa ra trong quá khứ, cho rằng chúng bị hiểu lầm.
Hồi tháng 12, ông Putin mô tả ông Trump là "rất khoa trương", "rất tài năng" và là "một lãnh đạo thực sự trong cuộc đua vào vị trí tổng thống". Những bình luận này cùng lời lẽ nồng ấm của ông Trump về ông Putin làm dấy lên nghi ngờ Điện Kremlin sẽ hài lòng khi thấy ông Trump vào Nhà Trắng.
Tuy nhiên, ông Putin hôm 17-6 chỉ mô tả ông Trump là "khoa trương". "Ông ấy là như vậy phải không?", ông Putin cười nói. "Tôi đã không có đánh giá nào khác về ông ấy".
Tổng thống Putin cũng cho biết ông hoan nghênh mong muốn của ông Trump về việc khôi phục quan hệ Mỹ - Nga. "Điều đó có gì sai chứ?" - ông Putin hỏi, nhận được tràng pháo tay từ khán giả.
Ông Putin cũng nhấn mạnh "quan hệ nồng ấm" với cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, chồng ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ Hillary Clinton. Tuy nhiên, ông không có nhiều điều để nói về bà Clinton, cho biết ông chưa bao giờ làm việc trực tiếp với bà.
Bình luận của ông Putin được đưa ra sau một giai đoạn chông gai trong quan hệ Mỹ - Nga, do những bất đồng về các vấn đề như Ukraine và Syria. Tổng thống Nga hôm 17-6 nhắc lại lời chỉ trích về "vai trò sai lệch" của Mỹ trong các vấn đề về Ukraine và nói ông phản đối Mỹ ngăn Nga hàn gắn quan hệ với Liên minh châu Âu.
Phát hiện vật thể nghi mảnh vỡ tên lửa Triều Tiên ở Nhật Bản
Kênh YTN đưa tin vật thể trên trôi dạt ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Tottori, tây nam Nhật Bản, đối diện bán đảo Triều Tiên, hôm 16/6. Nó có chiều rộng 1,8 m, chiều dài 1,2 m và nặng gần 100 kg.
Giới chức Nhật Bản nhận định rất có khả năng vật thể này bắt nguồn từ Triều Tiên.
Tokyo đang ngày càng thận trọng trước những hoạt động Bình Nhưỡng sau khi Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo đưa vệ tinh vào không gian.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang hướng tới mở rộng phạm vi và khả năng của hệ thống PAC-3 để đối phó với những mối đe dọa từ Triều Tiên. PAC-3 là hệ thống đánh chặn tên lửa đất đối không.Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng dự kiến nâng cấp các thiết bị radar và bệ phóng để tăng cường khả theo dõi các chiến đấu cơ hoặc tên lửa hành trình.
Nhật Bản cùng với Mỹ và Hàn Quốc nhiều lần kêu gọi Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa. Như một phần trong lệnh cấm vận đơn phương, Nhật Bản đã hạn chế các giao dịch chuyển tiền đến và đi từ Triều Tiên, đồng thời từ chối tiếp nhận các công dân nước này.
Ông George Bush tái xuất ‘giải nguy’ cho đảng Cộng hòa
Theo New York Times, sau tám năm rời xa chính trường, gần đây, cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush quyết định can dự trở lại với vai trò “vị cứu tinh” cho các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa nhằm giúp đảng này tiếp tục kiểm soát Thượng viện.
Những tuần sau khi Trump được cho là nắm chắc tấm vé giành đề cử đại diện đảng Cộng hòa ra tranh cử tổng thống Mỹ năm nay, ông Bush đã triển khai kế hoạch vận động quyên tiền cho chiến dịch tranh cử của hai thượng nghị sĩ Cộng hòa, trong đó có Thượng nghị sĩ John McCain của bang Arizona và Thượng nghị sĩ Kelly Ayotte của bang New Hampshire.
Cựu tổng thống Mỹ George W.Bush tái xuất chính trường sẽ giúp thượng nghị sĩ John McCain trong chiến dịch tranh cử. Ảnh: AP
Tại một sự kiện cùng với thượng nghị sĩ McCain, cựu tổng thống Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì vai trò “kiểm soát và đối trọng” của Thượng viện đối với Nhà Trắng, nói rằng việc kiểm soát đó là cần thiết.
Bạn bè của ông Bush cho hay ông tỏ ra bức xúc với những thông điệp tranh cử của ứng viên Trump, đặc biệt là bình luận liên quan đến người Hồi giáo và người nhập cư. Do đó, sự xuất hiện trở lại của ông Bush nhằm giúp củng cố đảng Cộng hòa trước các bình luận “phản cảm” của tỉ phú Trump.
Ông Bush hồi tháng trước thông qua phát ngôn viên đã tuyên bố rằng sẽ không ủng hộ ông Trump và sẽ không tham gia đại hội đảng Cộng hòa diễn ra tại Cleveland vào tháng 7 tới. Cả cha và em trai của ông, một người là cựu tổng thống một người từng là ứng viên tổng thống, cũng tuyên bố không dự đại hội.
1.500 phụ nữ tình nguyện khỏa thân phản đối Donald Trump
Những phụ nữ này nói họ hành động vì tương lai phụ nữ và các con gái họ, sau khi ông Trump có những phát biểu "thù địch" đối với phụ nữ, người nhập cư và người đồng tính...
Theo kế hoạch, cuộc phản đối này diễn ra vào tháng tới, ngay trước thềm diễn ra đại hội đảng Cộng hòa được tổ chức ở Cleveland, bang Ohio, Mỹ.
Những người tham gia sẽ khỏa thân, tay cầm gương lớn đứng đối diện với nơi diễn ra đại hội đảng, để bày tỏ phản đối ông Trump.
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Spencer Tunick - nổi tiếng với các dự án chụp ảnh khỏa thân tập thể và là người tổ chức cuộc phản đối này, cho biết ban đầu ông chỉ kêu gọi 100 tình nguyện viên tham gia. Tuy nhiên, có đến 1.500 phụ nữ đăng ký khiến ông "bị choáng".
"Những người phụ nữ này thực sự rất dũng cảm", ông nói với Esquire.
Tunick cho biết với cảnh phụ nữ cầm gương, ông hi vọng mọi người hiểu rằng phụ nữ là hiện thân của tự nhiên, của mặt trời, bầu trời và mặt đất... Và ông tổ chức sự kiện này với mong muốn một tương lai tốt đẹp hơn cho hai cô gái 9 và 11 tuổi của ông cũng như các bé gái khác.
"Tôi muốn chúng lớn lên trong một thế giới tiến bộ với phụ nữ có quyền bình đẳng và được đối xử tốt hơn, công bằng hơn", ông chia sẻ.
"Là một con người, tôi muốn đứng lên chống lại Trump và những thành viên Cộng hòa khác có phát ngôn thù hằn nhằm vào phụ nữ, những người nhập cư, những người đồng tính...", một tình nguyện viên viết.
Ông Donald Trump đang tham gia cuộc đua vào ghế tổng thống Mỹ. Tuy nhiên ông khiến phụ nữ nổi giận khi cho rằng những người phụ nữ phá thai cần bị trừng phạt.
Một loạt các phát biểu gây hấn khác của ông Trump còn có tuyên bố rằng bà Hillary Clinton - ứng cử viên của Đảng Dân chủ, dẫn đầu trong các cuộc thăm dò là vì bà chơi "chiêu bài phụ nữ" bằng cách lấy lòng nữ giới.(TT)