tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 18-06-2016

  • Cập nhật : 18/06/2016

Mỹ đưa thêm máy bay tấn công tới Philippines

Bốn máy bay tấn công EA-18G Growler đã đến căn cứ không quân Clark của Philippines để tham gia huấn luyện phi công và hỗ trợ các hoạt động của Hải quân Mỹ ở biển Đông.

Trong một thông cáo báo chí hôm 16-6, Hạm đội 7 (Mỹ) cho biết Hải quân Mỹ vừa triển khai bốn máy bay tấn công điện tử EA-18G Growler và khoảng 120 quân nhân tới căn cứ không quân Clark, một căn cứ quân sự nằm trên đảo Luzon của Philippines.

Bốn máy bay và 120 quân nhân viên đã đến căn cứ trên vào ngày 15-6 để tham gia huấn luyện các phi công máy bay FA-50 thuộc Lực lượng vũ trang Philippines (AFP) và hỗ trợ các hoạt động hải quân của Mỹ và Philippines ở biển Đông.

“Bên cạnh nhiệm vụ huấn luyện song phương, máy bay Growler sẽ hỗ trợ các hoạt động mang tính thường xuyên nhằm nâng cao nhận thức về lĩnh vực hàng hải trong khu vực và đảm bảo tiếp cận với các lĩnh vực hàng hải cùng hàng không phù hợp với luật pháp quốc tế”, theo thông cáo báo chí.

may bay tan cong dien tu ea-18g growler cua hai quan my (anh: afp)

Máy bay tấn công điện tử EA-18G Growler của Hải quân Mỹ (Ảnh: AFP)

Các máy bay EA-18G Growler được thiết kế để phát hiện, làm nhiễu, và phá hủy sóng radar cũng như quấy rối các cuộc tấn công của địch trong chiến tranh điện tử, theo tờ Defense Industry Daily.

Bản thông cáo cũng cho biết Hải quân Mỹ đã nhiều lần gặp khó khăn trong việc thu thập dữ liệu do các biện pháp đối phó điện tử của Trung Quốc. Điển hình, hồi tháng 4-2015, một máy bay giám sát không người lái Global Hawk Long-Range của Mỹ đã thất bại trong việc thu thập dữ liệu về các căn cứ quân sự mà Trung Quốc xây trái phép ở quần đảo Trường Sa do biện pháp can thiệp điện tử của Trung Quốc.

Thỏa thuận Tăng cường Hợp tác Quốc phòng (EDCA) giữa Mỹ và Philippines đã giúp quân nhân và các thiết bị quân sự Mỹ tiếp cận năm căn cứ quân sự của Philippines, trong đó có căn cứ không quân Clark.

Trước đó, Mỹ đã triển khai bốn máy bay A-10C Thunderbolt II và hai trực thăng HH-60 Pave Hawk từ căn cứ không quân Clark bay thị sát không phận quốc tế gần bãi cạn Scarborough để chứng minh cam kết của Mỹ với Philippines. Bãi cạn này đã bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 2012. 


Trung Quốc siết chặt kiểm soát người nước ngoài

Chính quyền tỉnh Tứ Xuyên đang siết chặt kiểm soát người nước ngoài nhập cảnh, tạm trú và làm việc bất hợp pháp ở Trung Quốc. 
canh sat trung quoc bat giu nguoi nuoc ngoai cu tru va lam viec trai phep tai trung quoc. anh: shanghaiist

Cảnh sát Trung Quốc bắt giữ người nước ngoài cư trú và làm việc trái phép tại Trung Quốc. Ảnh: Shanghaiist

Theo Shanghaiist, chính quyền Tứ Xuyên sẽ siết chặt kiểm tra người nước ngoài từ 20/5-20/9. Đối tượng thuê người nước ngoài lao động bất hợp pháp cũng bị xử phạt tối đa 15.200 USD. 

Mức phạt tối đa đối với người nhập cảnh hoặc tạm trú phi pháp là 1.500 USD và bị giam giữ 15 ngày. Trường hợp bị trục xuất, họ sẽ không được phép nhập cảnh vào Trung Quốc từ 1 - 5 năm.

Theo điều tra dân số của Trung Quốc năm 2010, số người nước ngoài sống ở quốc gia này lên tới 600.000. Tuy nhiên, đó chỉ là giọt nước so với dân số 1,3 tỷ người của Trung Quốc. 

Cảnh sát địa phương đã kêu gọi người dân báo cảnh sát khi phát hiện trường hợp người ngoại quốc vi phạm một trong ba quy định trên.


Trung Quốc hứng thêm chỉ trích vì làm áp lực lên ASEAN

 Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định việc công bố tuyên bố chung ban đầu của Malaysia không phải là một sự nhầm lẫn, mà thời điểm đó có sự đồng lòng của ASEAN.

Ngày 16-6, nhiều nhà ngoại giao ASEAN đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc làm áp lực để ASEAN phải rút tuyên bố chung trong hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc tại Vân Nam (Trung Quốc) ngày 12-6 vừa qua.

Một nửa nội dung tuyên bố chung là nói về biển Đông, nêu rõ việc cải tạo biển Đông là nguồn cơn gây căng thẳng, lo ngại các diễn biến này sẽ phá hủy hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.

trung quoc xay duong bang trai phep tren da chu thap. (anh: cssi)

Trung Quốc xây đường băng trái phép trên Đá Chữ Thập. (Ảnh: CSSI)

Tuyên bố chung được Malaysia công bố sau hội nghị nhưng lại rút lại vài giờ sau đó chỉ với lý do để “chỉnh sửa khẩn”. Theo AFP, diễn biến này đã khiến nhân vật tham gia hội nghị bất ngờ và đưa ra nhiều giải thích.

Nói với AFP, một nhà ngoại giao ASEAN giấu tên có mặt tại hội nghị cho rằng Trung Quốc đã làm áp lực lên một số nước ASEAN để các nước này rút lại sự ủng hộ với tuyên bố chung.

Báo Strait Times (Singapore) ngày 16-6 nhận định tuyên bố chung của ASEAN “đã bị Trung Quốc đánh chìm bằng việc vận động các nước ASEAN thân thiết với mình phong tỏa nó”.

“Việc Malaysia công bố tuyên bố chung là một biểu hiện của sự thất vọng cùng cực của năm thành viên ban đầu của ASEAN (Thái Lan, Indonesia, Singapore, Malaysia, Philippines) và Việt Nam với thái độ thô lỗ và kiêu căng của Trung Quốc” - Strait Times dẫn lời một quan chức ASEAN không nêu tên.

tau chien trung quoc tap tran gan quan dao hoang sa hoi thang 5. (anh: daily mail)

Tàu chiến Trung Quốc tập trận gần quần đảo Hoàng Sa hồi tháng 5. (Ảnh: DAILY MAIL)

Trong ngày 16-6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho biết: “Vào thời điểm hội nghị kết thúc đã có một sự thống nhất giữa các bộ trưởng ngoại giao ASEAN về ngôn ngữ trong tuyên bố chung của ASEAN cũng như đồng ý sẽ công bố tuyên bố”.

Tuy nhiên, theo ông Jose, sau khi hội nghị kết thúc thì tuyên bố chung bị rút lại, và phần lớn các bộ trưởng ngoại giao ASEAN trong đó có Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Jose Rene Almendras quyết định không nấn ná nữa mà nhanh chóng rời hội nghị bỏ về nước.

Ông Jose không chỉ trích trực tiếp Trung Quốc, tuy nhiên khẳng định việc công bố tuyên bố chung ban đầu của Malaysia không phải là một sự nhầm lẫn. Indonesia ngày 15-6 nói rằng nói Malaysia công bố tuyên bố chung là nhầm lẫn, thực chất đó chỉ là một “hướng dẫn truyền thông”.

Khi được hỏi về lý do tại sao Malaysia công bố tuyên bố chung, ông Jose cho rằng “Thời điểm đó rõ ràng có sự đồng lòng giữa ASEAN là sẽ đưa ra tuyên bố chung đó. Vì thế lúc Malaysia công bố tuyên bố là có sự thống nhất của ASEAN.”

Về phần mình, ngày 15-6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng sở dĩ ASEAN rút lại tuyên bố chung vì không đạt được sự đồng lòng. “Rõ ràng là nếu ASEAN muốn đưa ra một tuyên bố chính thức thì tuyên bố đó phải dựa trên sự đồng lòng.”

Lào hiện đang là nước chủ tịch ASEAN. Năm 2012 các bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần đầu tiên không thể thông qua tuyên bố chung sau hội nghị thường niên ở Campuchia mà nguyên nhân theo chỉ trích của Philippines là do nước chủ nhà Campuchia chịu thua áp lực của Trung Quốc.(PLO)


Lo ngại Triều Tiên, Hàn Quốc đầu tư 40 trực thăng săn ngầm

Hải quân Hàn Quốc có kế hoạch trang bị 40 trực thăng săn ngầm từ nay đến năm 2030 trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên. 
truc thang san ngam lynx cua han quoc trong cuoc tap tran chung voi my nam 2013. anh: us navy.

Trực thăng săn ngầm Lynx của Hàn Quốc trong cuộc tập trận chung với Mỹ năm 2013. Ảnh: US Navy.

Hải quân Hàn Quốc hôm qua bắt đầu cuộc tập trận ba ngày với sự tham gia của 20 tàu chiến, trong đó có tàu khu trục trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis, máy bay trinh sát P-3, trực thăng săn ngầm Lynx. Cuộc tập trận diễn ra gần Đường giới hạn phía bắc (NLL), biên giới liên Triều trên biển được Liên Hợp Quốc đưa sau sau cuộc chiến năm 1950-1953.

Theo UPI, Hàn Quốc có kế hoạch tăng cường sức mạnh cho lực lượng hải quân, mua thêm tàu khu trục tên lửa lượng giãn nước 2.800 tấn vào năm sau. Hải quân Hàn Quốc hiện có 6 tàu khu trục Incheon có khả năng chống tàu ngầm. Trong lần tập trận này, Hàn Quốc huy động trực thăng săn ngầm để "rút ngắn thời gian phản ứng" và tăng cường năng lực tác chiến. 

Các tàu chiến của Hàn Quốc nằm tại căn cứ Jinhae, cực nam bán đảo Triều Tiên. Kịch bản cuộc tập trận được đặt ra là Triều Tiên khiêu khích đối đầu trên biển.

Hàn Quốc và Triều Tiên từng có những lần giao tranh gần NLL vào các năm 1999, 2002 và 2009. Triều Tiên chưa từng thừa nhận NLL. 

Hải quân Triều Tiên được cho là có căn cứ hải quân chứa 60 tàu đệm khí đổ bộ Goampo, cách NLL 60 km. Triều Tiên cũng đã xây tháp bằng thép cao 20 m, gắn thiết bị theo dõi ở đảo Ari, cách đảo tiền tiêu Yeonpyeong của Hàn Quốc 20 km.


Nữ nghị sĩ Anh bị bắn chết vì phản đối Anh rời EU

Vụ bắn giết dẫn đến nhiều ý kiến cho rằng chiến dịch hướng tới trưng cầu dân ý khả năng Anh rời EU đang diễn ra ở Anh gây quá nhiều chia rẽ. Cuộc trưng cầu dân ý sẽ diễn ra vào ngày 23-6 tới.

Sự căng thẳng quanh khả năng Anh rời Liên minh châu Âu (EU) tại Anh đã đến một mức mới khi đã có thương vong đầu tiên. Nữ nghị sĩ Jo Cox thuộc đảng Lao động của Anh với quan điểm phản đối Anh rời EU vừa bị bắn chết trên đường phố ngày 16-6.

Nữ nghị sĩ Jo Cox 41 tuổi, có hai con, đã bị một kẻ lạ mặt tấn công ngã xuống đất và bị bắn vào mặt. Sự việc diễn ra tại thị trấn Brirstall (hạt West Yorkshire, phía bắc Anh).

hien truong vu xa sung. (anh: getty images)

Hiện trường vụ xả súng. (Ảnh: GETTY IMAGES)

Một nhân chứng nói với hãng tin Press Association (Anh) rằng hung thủ đã la to “Ưu tiên quyền lợi nước Anh” 2-3 lần trước và sau khi bắn nghị sĩ Jo Cox.

Nghị sĩ Jo Cox đã bị bắn nhiều lần, một nhân chứng khác nói với hãng tin BBC (Anh). Cảnh sát cho biết hung thủ đã bị bắt, hung khí là một khẩu súng đã bị tịch thu.

Theo báo  Daily Telegraph (Anh) thì hung thủ là một nam giới địa phương tên Tommy Mair, 52 tuổi. Láng giềng cho biết hung thủ sống khá đơn độc. Anh trai Tommy Mair cho biết hung thủ từng có tiền sử bị tâm thần và đã được điều trị. Ông tin hành động của em trai không liên quan gì đến chính trị.

hinh anh nghi si tai buoi le tuong niem nu nghi si jo cox toi 16-6. (anh: reuters)

Hình ảnh nghị sĩ tại buổi lễ tưởng niệm nữ nghị sĩ Jo Cox tối 16-6. (Ảnh: REUTERS)

Bà Jo Cox là nghị sĩ đầu tiên của Anh bị bắn chết giữa nhiệm kỳ làm nghị sĩ, kể từ khi nghị sĩ Ian Gow chết trong một vụ nổ bom xe hơi do quân đội Cộng hòa Ireland cài năm 1990.

Nữ nghị sĩ Jo Cox từng là một người làm công tác tình nguyện, được bầu vào Quốc hội năm 2015. Tên tuổi bà gắn liền với các chiến dịch vận động chính phủ Anh giúp đỡ người tị nạn Syria và giữ Anh ở lại với EU.

hung thu tommy mair. anh: breitbart

Hung thủ Tommy Mair. Ảnh: BREITBART

Sau vụ xả súng Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố hủy tham gia một sự kiện vận động cho Anh ở lại EU. Nhiều nhóm ủng hộ và phản đối Anh rời EU cho biết cũng tạm ngưng chiến dịch vận động trong hai ngày 16 và 17-6.

Quốc hội Anh treo cờ rủ. Lễ tưởng niệm nghị sĩ Jo Cox diễn ra tại London với sự tham gia của nhiều nghị sĩ đảng Lao động. Rất đông người dân Birstall cũng đến đặt hoa tưởng niệm nghị sĩ Jo Cox tại hiện trường bà bị bắn.

canh sat bat hung thu. anh: breitbart

Cảnh sát bắt hung thủ. Ảnh: BREITBART

Trong ngày 16-6, Thủ tướng Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã gửi điện chia buồn. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby nhận định đây là “vụ việc bạo lực của nội bộ người dân Anh”, và cho biết Mỹ rất lo ngại về tình hình bạo lực ở Anh.

Vụ bắn giết dẫn đến nhiều ý kiến cho rằng chiến dịch hướng tới trưng cầu dân ý khả năng Anh rời EU đang diễn ra ở Anh gây quá nhiều chia rẽ. Trước đó, viễn cảnh Anh rời EU đã kéo theo bất ổn trên thị trường tài chính Anh, đồng Bảng tụt dốc khiến nhiều lãnh đạo EU phải vào cuộc can thiệp.

Cuộc trưng cầu dân ý khả năng Anh rời EU sẽ diễn ra vào ngày 23-6 tới. Hai cuộc thăm dò mới nhất ở Anh cho thấy tỉ lệ người Anh chọn rời khỏi EU áp đảo hơn. Nếu khả năng này thành sự thật Anh sẽ là nước đầu tiên rời EU trong sáu thập niên.(PLO)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục