Lập trường Biển Đông của Trung Quốc bị phản ứng từ trong nước
Tập đoàn hàng đầu của Pháp đóng thuế 'bảo kê' cho IS
Bà Clinton tấn công ông Trump ở lĩnh vực kinh tế
Philippines đặt vấn đề với Mỹ nếu xung đột với Trung Quốc
Thủ tướng Thái Lan mạnh tay xóa xổ các băng nhóm trường học
Tin thế giới đọc nhanh chiều 21-06-2016
- Cập nhật : 21/06/2016
Philippines không đàm phán Biển Đông với Trung Quốc trong hai năm
Ngày 17/6, cựu ngoại trưởng Philippines Del Rosario cho biết Tổng thống mới đắc cử của nước này Rodrigo Duterte đã cam kết sẽ không đàm phán song phương với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông trong hai năm tới, theo Inquirer.
Ông Antonio Carpio, phó chánh án tòa án tối cao Philippines, đã xác nhận thông tin trên. Ông Carpio dẫn đầu đoàn Philippines trong vụ kiện Trung Quốc tại Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan.
Trước đó, hôm 10/6, ngoại trưởng sắp nhậm chức của Philippines, ông Perfecto Yasay, nói trên truyền hình rằng đàm phán song phương với Trung Quốc là "điều cần thiết" bởi PCA không có cơ chế buộc các nước thực thi phán quyết. "Kể cả khi PCA ra phán quyết có lợi cho chúng ta, thì đàm phán song phương vẫn là biện pháp giải quyết xung đột", ông Yasay nói.
Về việc PCA không có cơ chế buộc Trung Quốc thực thi phán quyết, ông Carpio cho rằng Philippines "sẽ quyết định những biện pháp cần thiết để thi hành phán quyết của PCA" và khẳng định nước này "không đơn độc".
Năm 2013, chính quyền tiền nhiệm của ông Duterte đã đệ đơn lên PCA, kiện "đường lưỡi bò" phi lý mà Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông để phục vụ cho tham vọng chủ quyền quá đáng của mình. Bắc Kinh kiên quyết không tham gia vụ kiện, phớt lờ yêu cầu tranh tụng của PCA, và tuyên bố không thừa nhận thẩm quyền xét xử của tòa án quốc tế do Liên Hợp Quốc bảo trợ này.
Trong bối cảnh PCA sắp ra phán quyết, ông Duterte đã khiến dư luận hoài nghi về quyết tâm của chính phủ nước này khi từng tuyên bố Philippines để ngỏ khả năng đàm phán song phương với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
Mỹ lo ngại chiến binh robot của Nga
Gần đây, Nga đã và đang thể hiện những bước tiến vững chắc trong công nghệ vũ khí tự động như máy bay không người lái, xe tăng điều khiển từ xa, robot chiến đấu, thậm chí là các người máy có thể thay thế binh sĩ trong những trận chiến ác liệt, theo Russia Insider.
Theo chuyên gia quân sự Jennings Brown, dù chương trình robot quân sự ngốn hàng tỷ USD của Nga chưa thể bắt kịp công nghệ tự động hóa của Mỹ, Washington vẫn có lý do để lo ngại những "chiến binh robot" tương lai của Nga.
Những "chiến binh robot" của Nga mới chỉ thể hiện được khả năng lái xe nhờ sự trợ giúp của một bộ điều khiển từ xa, nhưng một ngày nào đó chúng có thể tiến vào các khu vực nguy hiểm chứa đầy chất nổ, khói lửa và bức xạ, theo Komsomolskaya Pravda.Các sản phẩm robot còn lại của Nga cũng thể hiện được những tiến bộ đáng kể, chẳng hạn như robot rà phá mìn điều khiển từ xa Uran-6 hay Uran-14.
Nga cũng đang phát triển các robot sát thủ như Uran-9 có thể khai hỏa 400 viên đạn mỗi phút và các tên lửa dẫn đường, hay robot Platform–M có thể chiến đấu cùng lính bộ binh.
Theo Brown, với những phát triển mới trong công nghệ robot này, Nga đã gia nhập vào nhóm các nước đang chế tạo những chiến binh tự động.
Chuyên gia công nghệ quân sự Peter W.Stinger cho rằng điều khiến Mỹ lo lắng là những gì Nga đang đầu tư phát triển trong lĩnh vực này có thể lọt vào tay kẻ thù của Washington.
"Dù chỉ mới gia nhập thị trường toàn cầu nhưng lịch sử cho thấy Nga có thể bán một số công nghệ nhất định cho các quốc gia mà Mỹ không hề mong muốn", Stinger khẳng định.
Bên cạnh đó, những công nghệ đặc thù này còn là một mối đe dọa bởi chúng làm phức tạp quy tắc tham chiến, một trong số những lý do chính khiến Liên Hợp Quốc đang cân nhắc cấm sử dụng các vũ khí tự động.
Bộ Quốc phòng Nga bác cáo cuộc của Mỹ về vụ không kích ở Syria
Sputnik/ Alexandr Vilf
Ông Putin “gật đầu” với Mỹ về Syria, nhưng quyết bảo vệ ông al-Assad
Binh sĩ Nga hy sinh vì chặn bom xe lao vào điểm phát hàng viện trợ
Binh sĩ Nga tuần tra thành phố Palmyra, Syria, ngày 5/5, sau khi giành lại nơi này từ Nhà nước Hồi giáo. Ảnh: AFP.
"Trung sĩ Andrey Timoshenkov, đang hộ tống một đoàn xe thuộc Trung tâm Hòa giải Nga, đã ngăn một ôtô chứa thuốc nổ bằng cách nổ súng tấn công nó. Andrey bị thương rất nặng khi chiếc xe, do một kẻ đánh bom tự sát lái, phát nổ", RT dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Các bác sĩ tại căn cứ không quân Nga Hmeymim, tỉnh Latakia, nỗ lực hết sức để cứu Timoshenkov trong suốt 24 giờ liền nhưng không thành công. Anh qua đời ngày 16/6.
Theo truyền thông Nga, Timoshenkov là lính thủy đánh bộ đến từ khu vực Kaliningrad. Nga hiện đã mất 11 binh sĩ kể từ khi bắt đầu chiến dịch chống khủng bố ở Syria ngày 30/9/2015 theo đề nghị từ Tổng thống Bashar al-Assad.