Giá thuê mặt bằng phía Tây Sài Gòn chỉ bằng 30% khu trung tâm
Gần 2.000 tỉ đồng cho dự án mở rộng QL1A TP.HCM - Long An
4 người Việt bị bắt vì vụ giết người ở casino Campuchia
Giai đoạn hợp tác mới Việt Nam - Iran
Cô gái Việt nhảy khỏi ôtô kêu cứu có thể là nạn nhân buôn người
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 10-06-2016
- Cập nhật : 10/06/2016
Người Việt chi 3 tỷ USD mỗi năm cho con đi du học
Ngân hàng HSBC vừa công bố báo cáo "Giá trị của Giáo dục - Những nền tảng cho tương lai" thể hiện quan điểm của 6.241 bậc cha mẹ ở 15 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới về những kỳ vọng của họ cho tương lai học tập của con cái.
Báo cáo này cho hay, hiện nay Việt Nam có hơn 110.000 du học sinh tại 47 quốc gia trên thế giới, ước tính chi phí du học của họ vào khoảng 3 tỷ USD mỗi năm. Như vậy, trung bình mỗi du học sinh chi tiêu khoảng 30.000 – 40.000 USD mỗi năm cho học phí và sinh hoạt phí.
Theo HSBC, học phí và chi phí sinh hoạt của con cái là nỗi trăn trở hàng đầu đối với các bậc phụ huynh Việt Nam bên cạnh chỗ ở, giao thông công cộng tại đất nước sở tại khi họ cho con đi du học. Tuy nhiên, bất chấp những trở ngại đó, người Việt Nam đang đầu tư ngày càng nhiều vào tương lai giáo dục của con cái trong đó có việc cân nhắc cho con đi du học để chúng có điều kiện trải nghiệm môi trường giáo dục quốc tế, báo cáo nhận định
Báo cáo của HSBC cũng chỉ ra, Việt Nam xếp thứ sáu (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Ả Rập Saudi và Canada) trong số các quốc gia có số lượng du học sinh tại Mỹ cao nhất, tính cả hệ thống giáo dục bao gồm cao đẳng – đại học và các cấp đào tạo khác. Úc và Canada cũng là hai quốc gia được nhiều người Việt lựa chọn để du học.
"Cơ hội được rèn luyện trong môi trường nói tiếng Anh là một trong những lý do chính để những quốc gia trên được lựa chọn, xét trong bối cảnh tiếng Anh đang trở thành ngôn ngữ nước ngoài phổ biến nhất tại Việt Nam", báo cáo nhận định.(NĐH)
Việt Nam tung tiền mặt để tăng tốc giải quyết nợ xấu
Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC) được thành lập để mua các khoản nợ xấu của các ngân hàng. Trong một cuộc phỏng vấn ngày 7/6 tại Hà Nội, Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng cho biết VAMC sẽ lần đầu tiên thực hiện việc mua nợ xấu bằng tiền mặt trong năm 2016. Việc mua bằng tiền mặt sẽ giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết nợ xấu.
Mới đây, VAMC đã phát hành các trái phiếu đặc biệt để đổi lấy các khoản nợ xấu. Các ngân hàng có thể sử dụng loại trái phiếu này như các tài sản thế chấp để bảo đảm nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Việc sử dụng tiền mặt để xóa nợ sẽ giúp các ngân hàng có nguồn tài chính để thúc đẩy việc cho vay.
Nhà kinh tế trưởng Alan Phạm của VinaCapital Group Ltd. đánh giá đây là một bước tiến quan trọng. Kết quả cuối cùng là để giải quyết vấn đề nợ xấu thay vì xoay vòng nó. Ông Alan Phạm nói: “Một khi bạn trả thị trường một cái giá và trả bằng tiền mặt, món nợ sẽ biến mất”.
Dọn dẹp ngân hàng
Việt Nam đã làm rất nhiều để dọn dẹp ngành ngân hàng kể từ năm 2012, khi các khoản vay tăng vọt và quản lý còn nhiều hạn chế khiến các khoản nợ xấu tăng vọt, nhiều giám đốc ngân hàng phải vào tù và thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh. Vào thời điểm đó, các khoản nợ xấu chiếm tới 17% các khoản nợ tại các ngân hàng. Năm 2013, chính phủ đã thành lập VAMC nhằm giải quyết vấn đề này.
Ông Hùng cho biết VAMC cũng có kế hoạch để giải quyết khoảng 30.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm nay thông qua việc bán nợ và thế chấp. Cho tới thời điểm này, VAMC đã thu lại được 8.000 tỷ đồng.
Theo nhà kinh tế cấp cao Trinh Nguyen của Natixis Asia Ltd., cho rằng việc mua nợ xấu bằng tiền mặt sẽ giúp các ngân hàng giải quyết vấn đề thanh khoản và giảm tải nợ xấu. Chúng ta cần phải chờ đợi để xem quy mô của biện pháp này ra sao.
Ông Alan Phạm cho rằng VAMC hiện đang thiếu đi các nguồn lực và có thể cần sự trợ giúp tài chính từ chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để giải quyết được hết các khoản nợ xấu còn tồn động trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Cho tới thời điểm này, VAMC đã nhận được lời đề nghị mua lại 17.000 tỷ đồng nợ xấu từ khoảng 10 ngân hàng. Ông Hùng cho biết VAMC đang làm việc với các ngân hàng để định giá lại các khoản nợ này.
Thúc đẩy tăng trưởng
Các ngân hàng đã phải dập khuôn khi cho các doanh nghiệp vay bởi vấn đề nợ xấu trong bối cảnh chính phủ Việt Nam muốn thúc đẩy tốc độ tăng trưởng GDP lên mức 6,7% trong năm 2016. Trong quý I/2016, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam đạt 5,5% - mức thấp nhất kể từ tháng 6/2014.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang hướng tới việc kiềm chế nợ xấu dưới mức 3% tổng số nợ. Vào tháng 4, Thống đốc Lê Minh Hưng đã cho phép VAMC mua bán các khoản nợ xấu theo giá thị trường.
Trong báo cáo tháng 4, Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng tiến độ trong việc củng cố ngành ngân hàng đang chậm lại. Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu giảm lượng ngân hàng thương mại từ 34 xuống còn 15 vào năm 2017.
Giám đốc điều hành Christine Lagarde của WB nhận định rằng hệ thống ngân hàng của Việt Nam cần trở nên mạnh mẽ và bớt căng thẳng để các ngân hàng sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế.(NĐH)
Pháp: đường dây buôn ngà voi liên quan đến người Việt
Cơ quan thuế của Pháp ngày 8-6 cho biết các nhà chức trách vừa tịch thu hơn 350kg ngà voi. Đây là vụ tịch thu ngà voi lớn nhất nước này trong 10 năm qua.
AFP cho biết số ngà voi trên được tịch thu trong 2 phi vụ riêng biệt. Các nhân viên thuế đã được cảnh báo về một mạng lưới buôn lậu ngà voi khi nhân viên một trạm kiểm soát hồi tháng 9-2015 phát hiện 4 ngà voi trong một chiếc ôtô.
Các nhà điều tra lần theo dấu vết số ngà voi này và phát hiện thêm 212kg ngà voi giấu trong những món đồ nội thất bằng gỗ trong văn phòng của ông ta ngày 25-5.
Người đứng đầu đơn vị thuế quan của thành phố Nantes là Brice Gutermann đã dẫn đầu cuộc điều tra. Ông Gutermann cho biết nghi can này là chủ một công ty phân phối mỹ phẩm, nước hoa và bán đồ cổ.
"Ông ta đã sử dụng công ty này để tổ chức buôn lậu ngà voi" - ông Gutermann thông tin.
Vài ngày sau đó các nhân viên thuế tại sân bay Charles de Gaulle của Paris cho biết họ đã ngăn chặn một người đàn ông giấu 26 ngà voi nặng 142kg trong hành lý khi đang trên đường từ Angola đến Việt Nam.
Vị hành khách này bị tuyên án 18 tháng tù giam và nộp phạt 160.000 USD.
Ấn Độ muốn bán tàu chiến mang tên lửa BrahMos cho Việt Nam
Hai tàu khau trục mang tên lửa INS Satpura và INS Ranvijay của Ấn Độ tại cảng Tiên Sa (TP Đà Nẵng). Ảnh: VnEpress
Ấn Độ đang tăng cường nỗ lực nhằm bán các hệ thống tên lửa hành trình hiện đại BrahMos cho Việt Nam, đồng thời đưa ít nhất 15 thị trường khác vào tầm ngắm, theo Reuters.
Theo một văn bản của chính phủ Ấn Độ chưa được công bố, Thủ tướng Narendra đã chỉ thị tập đoàn BrahMos Aerospace đẩy nhanh tiến độ bán tên lửa BrahMos cho 5 nước trong bản danh sách mà Việt Nam ở vị trí đầu tiên, tiếp đến là Indonesia, Nam Phi, Chile và Brazil.
Ngoài ra, nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết chính phủ nước này đang cân nhắc đề nghị bán cho Việt Nam một tàu chiến được trang bị sẵn tên lửa BrahMos, thay vì các tổ hợp riêng lẻ.
Đây là động thái được đánh giá phản ánh mối quan ngại của New Delhi đối với các hành động quân sự ngày càng quyết đoán của Trung Quốc.
"Một tàu khu trục nhỏ được trang bị tên lửa BrahMos có thể đóng vai trò quyết định, là yếu tố răn đe hữu hiệu trên Biển Đông", nguồn tin khẳng định.
Cuối tháng 5, Economic Times đưa tin Bộ Quốc phòng Ấn Độ đang xem xét khả năng hợp tác phát triển và sản xuất vũ khí với Việt Nam, quốc gia có trong biên chế nhiều loại vũ khí được nhập khẩu từ Nga tương tự với Ấn Độ.
Ấn Độ xác định Việt Nam là quốc gia mà họ có thể xuất khẩu gần như tất cả các loại vũ khí, kể cả những hệ thống tiên tiến nhất như tên lửa diệt hạm siêu thanh BrahMos.