TPHCM sẽ phê duyệt đề xuất phát triển công viên cảng Bạch Đằng
Đến 31/5, VAMC đã thu hồi được 31.000 tỷ đồng
Rumani tăng cường hợp tác thương mại với Việt Nam
Hà Nội đã chốt phương án thiết kế cầu đường sắt vượt sông Hồng
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh chiều 11-06-2016
- Cập nhật : 11/06/2016
Sắp xây dựng ngưỡng an toàn trong vay vốn ODA
Bộ Tài chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phươn... phải phản ánh kịp thời, đầy đủ thông tin, số liệu làm căn cứ xác định ngưỡng an toàn vốn vay ODA.
Bộ Tài chính vừa có công văn đề nghị các bộ, ngành, địa phương, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước xây dựng ngưỡng an toàn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài giai đoạn 2016-2020, đảm bảo trong trần nợ công.
Theo đó, Bộ Tài chính cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành trung ương và địa phương đang sử dụng nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ triển khai đánh giá kết quả thực hiện giải ngân các chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ giai đoạn 2011-2015.
Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị báo cáo cụ thể giá trị giải ngân các nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi theo từng năm trong giai đoạn 2011 - 2015 theo từng chương trình/dự án gắn với các hiệp định vay; đánh giá các kết quả đạt được từ việc đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài. Trong đó nêu rõ các khó khăn, vướng mắc và các tồn tại, hạn chế trong huy động, sử dụng và trả nợ nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài. Phân tích các nguyên nhân, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Đồng thời, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch giải ngân nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài giai đoạn 2016-2020 đảm bảo trong trần nợ công. Kế hoạch phải căn cứ vào kế hoạch giải ngân theo từng chương trình/dự án gắn với các hiệp định vay và tiến độ thực hiện các chương trình/dự án, chi tiết theo từng năm trong giai đoạn 2016-2020; kế hoạch giải ngân phải làm rõ danh mục các chương trình, dự án được đưa vào cân đối ngân sách nhà nước để sử dụng cho đầu tư xây dựng cơ bản, chi sự nghiệp, chương trình, dự án phải vay lại từ nguồn vốn vay của Chính phủ.
Bộ Tài chính còn yêu cầu chỉ đạo các chủ chương trình, dự án khẩn trương rà soát, đánh giá và lập kế hoạch giải ngân sát với tình hình thực tế, gắn với các Hiệp định vay theo từng nhà tài trợ và tổng hợp chung theo từng bộ ngành, địa phương.(XL)
Bộ Tài chính cũng lưu ý phải phản ánh kịp thời, đầy đủ thông tin, số liệu làm căn cứ xác định ngưỡng an toàn vốn vay ODA, vay ưu đãi, không ảnh hưởng đến trần nợ công để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định
Hà Nội điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị S3
Phối cảnh tổng thể phân khu đô thị S3.
Thêm một công ty đa cấp chấm dứt hoạt động
Ảnh minh họa.
Thu gần 42 tỷ đồng phạt xe vi phạm tải trọng riêng trong tháng 5
Lực lượng chức năng xử phạt 5.566 xe vi phạm về tải trọng và kích thước thùng hàng nộp ngân sách nhà nước 41,9 tỷ đồng.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, trong tháng 5, Sở GTVT các địa phương đã tổ chức lực lượng thanh tra giao thông toàn ngành, có sự phối hợp của lực lượng Công an, Quân đội và các lực lượng khác đã tiến hành kiểm tra 63.483 xe, trong đó 4.999 xe vi phạm về tải trọng, 377 xe vi phạm về kích thước thùng hàng, tước 1.653 giấy phép lái xe, xử phạt nộp kho bạc nhà nước 38,4 tỷ đồng.
Thanh tra các Cục Quản lý đường bộ cũng đã tiến hành kiểm tra 240 xe, trong đó 152 xe vi phạm về tải trọng, 38 xe vi phạm về kích thước thùng hàng, tước 85 giấy phép lái xe, xử phạt nộp kho bạc nhà nước 3,5 tỷ đồng.
Theo đánh giá của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, ông tác kiểm soát tải trọng phương tiện tiếp tục được thực hiện quyết liệt trên cả nước, góp phần bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông.
Tuy nhiên, tình hình vi phạm về tải trọng, kích thước thùng hàng ở một số địa phương còn phức tạp, tập trung ở phía Bắc; trong quá trình triển khai thực hiện, công tác phối hợp giữa lực lượng thanh tra các Cục Quản lý đường bộ thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam và lực lượng thanh tra giao thông, Công an các địa phương còn hạn chế, còn một số việc cần phải rút kinh nghiệm, chấn chỉnh.
Đáng chú ý, tại một số cảng khu vực TP HCM vẫn còn tình trạng lái xe sử dụng Giấy phép lưu hành giả hoặc không có Giấy phép lưu hành, lợi dụng sơ hở của các lực lượng làm nhiệm vụ xuất, xếp hàng hóa tại các cảng để chở hàng quá tải, hàng siêu trường, siêu trọng ra khỏi cảng./.