Chính phủ không cho phép lập Quỹ bình ổn giá điện
Nhiều thủ đoạn mới trong vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
Tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam cao nhất ASEAN
Mua thiết bị tiền tỷ “đắp chiếu”: Bộ Y tế nói gì?
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 11-06-2016
- Cập nhật : 11/06/2016
Việt Nam đề nghị Trung Quốc và ASEAN trao đổi thực chất về COC
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung nhấn mạnh tính cấp bách của việc sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) nhằm tạo thuận lợi để giải quyết hòa bình các tranh chấp.
Ngày 9/6, Cuộc họp lần thứ 12 các Quan chức Cao cấp ASEAN-Trung Quốc (SOM) về thực hiện Tuyên bố về cách Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tham vấn về xây dựng COC được tổ chức tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh dưới sự đồng chủ trì của Trung Quốc và Singapore.
Tại Cuộc họp, các nước ASEAN bày tỏ quan ngại về những diễn biến gần đây tại Biển Đông, nhấn mạnh tầm quan trọng của Biển Đông. Các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc tái khẳng định tầm quan trọng và cam kết thực hiện đầy đủ, hiệu quả DOC nhằm tăng cường tin cậy và thúc đẩy hợp tác thực tiễn, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông, nhất là Điều 4 về giải quyết hòa bình các tranh chấp, Điều 5 về tự kiềm chế, Điều 6 về thúc đẩy hợp tác và Điều 10 về xây dựng COC.
Trong tham vấn xây dựng COC, các nước nhất trí đẩy mạnh thực hiện các biện pháp “thu hoạch sớm”, trong đó có việc sớm hoàn tất Tài liệu hướng dẫn để đưa vào vận hành Đường dây nóng giữa các quan chức ngoại giao ASEAN và Trung Quốc về ứng phó các sự cố khẩn cấp trên biển cũng như hoàn tất xây dựng Tuyên bố chung ASEAN-Trung Quốc về thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử để tránh va chạm bất ngờ trên biển (CUES) tại Biển Đông.
Phát biểu tại Cuộc họp, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung khẳng định Việt Nam và ASEAN hết sức coi trọng quan hệ với Trung Quốc; nhấn mạnh hòa bình, ổn định ở Biển Đông gắn liền với hòa bình, ổn định và thịnh vượng của các nước trong và ngoài khu vực; chia sẻ lo ngại của các nước về những diễn biến phức tạp gần đây và hiện nay tại Biển Đông; kêu gọi ASEAN và Trung Quốc cần thực đầy đủ và hiệu quả DOC, nhất là cần cụ thể hóa Điều 5 của DOC thông qua việc xây dựng danh mục các hành động được làm và không được làm ở Biển Đông, đồng thời thúc đẩy các hoạt động hợp tác thực tiễn trên biển giữa hai bên.
Về xây dựng COC, Thứ trưởng Lê Hoài Trung nhấn mạnh tính cấp bách của việc sớm hoàn tất COC nhằm quản lý và ngăn ngừa xung đột, tạo môi trường thuận lợi cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp; đề nghị tăng cường tần suất họp và trao đổi các vấn đề thực chất, nhất là về đề cương và thời gian hoàn thành COC; ủng hộ việc thực hiện các biện pháp “thu hoạch sớm” đã được nhất trí và tiếp tục nghiên cứu các biện pháp khác.
Đại sứ Ted Osius: Hoa Kỳ không muốn đặt căn cứ tại Việt Nam
Trả lời câu hỏi về khả năng Hoa Kỳ tiếp cận vịnh Cam Ranh, Đại sứ Osius tái khẳng định Hoa Kỳ không tìm kiếm và không muốn đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam. Hoa Kỳ tôn trọng chính sách quốc phòng "ba không" của Việt Nam.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, mở đầu bài phát biểu, Đại sứ Ted Osius cho biết Tổng thống Obama rất xúc động trước sự chào đón nồng hậu của người dân Việt Nam. Ông Ted Osius điểm lại những thành tựu quan trọng đạt được trong chuyến thăm của Tổng thống Obama, khẳng định Tuyên bố chung Việt Nam - Hoa Kỳ là thành công lớn của mối quan hệ ngày càng mở rộng giữa hai nước trên tình thần Quan hệ Đối tác Toàn diện.
Tổng thống Barack Obama với các bạn trẻ thành viên Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á tại buổi gặp gỡ ngày 25/5. Ảnh: Quang Nhựt/TTXVN
Về hợp tác kinh tế-thương mại, Đại sứ Ted Osius đánh giá cao việc hai bên ký một số thỏa thuận hợp tác thương mại, trong đó có hợp đồng bán 100 máy bay Boeing cho hãng Vietjet Air, giúp tạo 61.000 việc làm tại Hoa Kỳ. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) dù chưa được chính thức thông qua, song ông Ted Osius cho biết Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Việt Nam thực thi đầy đủ các cam kết trong khuôn khổ hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới này. Theo ông, Chính phủ Việt Nam đã quyết định tham gia TPP, quyết định cải tổ và xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới. Đây cũng là xu hướng tốt và là cơ hội cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Giao lưu nhân dân và hợp tác giáo dục tiếp tục là một thành công trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, đánh dấu bằng sự kiện Việt Nam cấp phép mở Trường Đại học Fulbright tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tình nguyện viên Hoa Kỳ sẽ sang Việt Nam để giảng dạy tiếng Anh, mở rộng thời hạn cấp thị thực cho công dân Hoa Kỳ lên một năm qua đó giúp đơn giản hóa việc đi lại của người dân hai nước.
Về hợp tác an ninh, Đại sứ Ted đánh giá việc Chính quyền Tổng thống Obama dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam là bước đi lịch sử giúp xóa bỏ một rào cản lớn trên con đường bình thường hóa hoàn toàn và tăng cường quan hệ song phương. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng cam kết đẩy mạnh hợp tác an ninh với Việt Nam, trong đó có an ninh hàng hải. Ông đánh giá hợp tác trong lĩnh vực chống biến đổi khí hậu tiếp tục là một thành công của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Trong khuôn khổ chuyến thăm, hai bên nhất trí hợp tác đối phó, thích nghi với biến đổi khí hậu, cách thức thúc đẩy hợp tác ở cả đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Việt Nam đối phó với nạn hạn hán lịch sử hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long. Về lĩnh vực hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh, Đại sứ Ted Osius cho biết hai nước vẫn đang tiếp tục triển khai các nỗ lực và Hoa Kỳ sẽ chia sẻ thông tin với Việt Nam để giúp Việt Nam xây dựng hồ sơ binh sỹ thiệt mạng và mất tích trong chiến tranh. Hoa Kỳ đã chi 92 triệu USD trong thập kỷ qua và thu được nhiều kết quả tích cực nhờ nỗ lực hợp tác của phía Việt Nam. Ông Ted Osius cam kết Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tẩy độc da cam/dioxin tại Đà Nẵng và sân bay Biên Hòa. Đối với nạn nhân chất độc da cam/dioxin, Hoa Kỳ cũng đang có các dự án hỗ trợ tại 10 tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Trả lời câu hỏi của học giả liên quan tới tình hình Biển Đông, Đại sứ Ted Osius cho rằng Trung Quốc đang có các hành động đơn phương, không tôn trọng luật pháp quốc tế tại vùng biển này. Hoa Kỳ kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực, không quân sự hóa các thực thể trên Biển Đông. Đại sứ Ted Osius cho biết Washington muốn có những đối tác mạnh, có khả năng tốt nhất để xác định và đối phó với những thách thức tại tuyến hàng hải trọng yếu này. Theo ông, các hành động của Trung Quốc đang đẩy một số nước ASEAN gần hơn với Hoa Kỳ và điều này khiến Bắc Kinh phải tính toán khi thực hiện các hành động trên Biển Đông trong dài hạn. Ông cũng cho rằng ASEAN cần có phản ứng thống nhất trước phán quyết sắp tới của Tòa Trọng tài Thường trực về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc trong tranh chấp tại Biển Đông.
Trả lời câu hỏi về khả năng Hoa Kỳ tiếp cận vịnh Cam Ranh, Đại sứ Osius tái khẳng định Hoa Kỳ không tìm kiếm và không muốn đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam. Hoa Kỳ tôn trọng chính sách quốc phòng "ba không" của Việt Nam gồm: không tham gia các liên minh quân sự, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam, không dựa vào nước này để chống nước kia. Theo Đại sứ Osius, nếu điều kiện cho phép thì Hoa Kỳ có thể sẽ sử dụng các dịch vụ trả phí ở cảng quốc tế Cam Ranh, trong đó có dịch vụ tiếp dầu hay sửa chữa như tàu của Singapore và Nhật Bản đã làm. Tuy nhiên, Hoa Kỳ hoàn toàn không có ý định tiếp cận căn cứ Hải quân của Việt Nam, luân chuyển quân hay đặt căn cứ quân sự tại Cam Ranh. Mọi đồn đoán về những vấn đề này đều không đúng sự thực.
Kết thúc buổi nói chuyện, Đại sứ Ted Osius đánh giá chuyến thăm thành công là nhờ nỗ lực từ cả hai phía Việt Nam và Hoa Kỳ. Các phát biểu của Đại sứ Ted Osius phản ánh quan điểm khá chính thống của chính quyền Hoa Kỳ về kết quả chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama, cho rằng chuyến thăm đã thành công ngoài sự mong đợi. Hoa Kỳ đánh giá Việt Nam đã có những nhượng bộ nhất định trong các thỏa thuận song phương để giải quyết các vấn đề cấp bách về kinh tế, an ninh, quốc phòng, nhất là trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông. Chuyến thăm của Tổng thống Obama đã đặt nền tảng vững chắc để hai nước tiếp tục tăng cường quan hệ trong thời gian tới, nhất là khi Hoa Kỳ sẽ có chính phủ mới vào năm 2017.(TTXVN)
Đại sứ Osius: Mỹ có thể tận dụng các dịch vụ ở cảng Cam Ranh
Theo Đại sứ Mỹ Ted Osius, cảng quốc tế Cam Ranh mở cửa cho các dịch vụ như tàu có thể được tiếp nhiên liệu, sửa chữa và ông hi vọng Mỹ có thể tận dụng các dịch vụ tại cảng này.
Nhà ngoại giao Mỹ đã trả lời các câu hỏi của cử tọa liên quan tới một loạt chủ đề trong quan hệ song phương Việt-Mỹ nhân cuộc trao đổi tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington hôm 8/6 sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Trả lời câu hỏi ý định của Mỹ tại Vịnh Cam Ranh của Việt Nam, Đại sứ Osius cho hay một vài thông tin đã bị thổi phồng trên báo chí và một số thông tin hoàn toàn không có cơ sở thực tế.
Ông Osius nhấn mạnh rằng Mỹ tôn trọng chính sách “Ba không” của Việt Nam: không liên minh quân sự với bất kỳ nước nào, không cho nước nào đặt căn cứ quân sự và không dựa vào nước này để chống lại nước khác.
Nhà ngoại giao Mỹ cho rằng, cần làm rõ hai điều liên quan tới Vịnh Cam Ranh. Trước tiên, đó là một cảng quốc tế và mở cửa cho các dịch vụ. Các nước có thể sử dụng các dịch vụ như Singapore và Nhật Bản đã làm khi đưa tàu đến đó. "Cam Ranh là nơi các tàu có thể được tiếp nhiên liệu, sửa chữa. Các dịch vụ là mở và tôi hi vọng chúng ta có thể tận dụng các dịch vụ", ông Osius nói.
Về khía cạnh quân sự, ông Osius nhấn mạnh rằng Mỹ hoàn toàn không có ý định tiếp cận căn cứ hải quân Cam Ranh, không luân chuyển hay đặt căn cứ tại đây.
Ông Osius đã nhắc lại tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken trong chuyến thăm Việt Nam mới đây. “Thứ trưởng Blinken trong chuyến thăm Việt Nam ngay trước chuyến công du của Tổng thống Obama đã nói rõ rằng Mỹ không muốn và không tìm kiếm việc đặt các căn cứ tại Việt Nam”.
“Việt Nam đang tìm hiểu quy trình mua bán vũ khí của Mỹ”
Liên quan tới câu hỏi Việt Nam có thể mua vũ khí gì của Mỹ sau khi lệnh cấm vận vũ khí sát thương được tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn mới đây, Đại sứ Osius cho rằng những vũ khí đầu tiên mà Hà Nội muốn mua từ Mỹ có thể là các trang thiết bị nhằm giúp tăng cường năng lực hàng hải.
“Chúng tôi đã nhận được một số đề nghị từ quân đội Việt Nam và có thể có thêm những đề nghị trong thời gian tới. Nhưng tôi không nghĩ rằng Việt Nam sẽ ngay lập tức mua nhiều vũ khí của Mỹ. Quá trình này diễn ra chậm, được cân nhắc kỹ và Việt Nam sẽ đưa ra quyết định dựa trên lập trường chiến lược để có được phương án tốt nhất. Những ai nghĩ rằng việc này diễn ra ngay tức thì, dồn dập thì đã sai. Phải cần thời gian vì quy trình bán vũ khí của chúng ta khá phức tạp và Việt Nam đang tìm hiểu quy trình vận hành của hệ thống này".
"Mối quan tâm về việc cùng hợp tác sản xuất vũ khí quốc phòng cũng đã được nhắc tới tuyên bố tầm nhìn chung về các mối quan hệ quốc phòng mà hai nước ký kết hồi tháng 6/2015. Vì vậy, tôi cho rằng việc mua bán vũ khí sẽ diễn ra từ từ, kiên trì và từng bước”, ông Osius nói.
Liên quan tới các căng thẳng ở Biển Đông, Đại sứ Mỹ cho hay Mỹ và Việt Nam chia sẻ chung quan điểm về việc tôn trọng luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực, không quân sự hóa các thực địa ở Biển Đông.
“Hành động của Trung Quốc đã đẩy các quốc gia ASEAN xích lại gần Mỹ. Điều đó khiến Trung Quốc phải cân nhắc xem liệu các hành động của mình ở Biển Đông có mang lại lợi ích gì lâu dài hay không. Quan điểm của tôi là chúng ta không nên để Trung Quốc hành xử đơn phương mà không tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông”, ông Osius nhấn mạnh.
Người Việt mua gần 3 triệu chiếc xe máy mỗi năm
Với tổng dung lượng dao động quanh mức ba triệu chiếc/năm, thị trường xe máy Việt Nam được nhận định là đã chính thức chạm ngưỡng bão hòa. Vì vậy, tỉ lệ tăng trưởng 7% của năm tài chính 2016 có thể coi là một thành công của các hãng xe. Các hãng đều có chung nhận định thị trường xe máy sẽ dần tăng trưởng chậm lại, thậm chí là sẽ khó có thể tăng trưởng.
Trong ba nhà máy sản xuất xe máy tại Việt Nam, Honda Việt Nam vẫn giữ vị trí đứng đầu với hơn hai triệu xe, tăng khoảng 120.000 xe so với năm 2015, thị phần tiếp tục giữ ở mốc 70%. Tiếp đến, Yamaha là thương hiệu chiếm thị phần lớn thứ hai, sau đó là Piaggio, SYM và Suzuki. Bên cạnh việc giữ vững thị phần tiêu thụ trong nội địa, các hãng đều đẩy mạnh xuất khẩu xe máy.