Sự lệch pha trong phản biện tham vấn chính sách giữa cơ quan quản lý và DN đang là một trong những rủi ro lớn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 11-06-2016
- Cập nhật : 11/06/2016
Thủ tướng thay nhân sự Tổ công tác nghiên cứu phát triển Phú Quốc
TS. Nguyễn Đình Cung: “Tay không bắt giặc”
Tại buổi tọa đàm “Minh bạch - Hiệu quả BOT, cách nào?” tổ chức ngày 9/6, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương - TS Nguyễn Đình Cung đã bày tỏ quan điểm. Ông Cung nói, tôi đọc loạt 6 - 7 bài của TP và cũng thấy dư luận xã hội rất quan tâm đến phí BOT giao thông. Nói đến BOT thì chúng ta phải nhìn rộng hơn.
Tức là người dân hiện không phải chỉ nộp phí BOT mà còn nộp thuế, nộp đủ các loại phí khác. Dân đã đóng góp vào việc phát triển hạ tầng bằng nhiều cách, nhiều phương diện thông qua thuế, phí. Tôi nghĩ rằng đây là điểm cần phải xem xét, chứ không phải chỉ có phí BOT. Vì vậy, mình đặt BOT trong mối quan hệ với người dân và doanh nghiệp đã nộp thuế, đã đóng góp nhiều thứ khác trong việc phát triển hạ tầng.
Điểm thứ hai là chúng ta cần cân đối giữa việc phát triển hạ tầng này với phát triển khác, giữa BOT và những rủi ro cân đối vĩ mô. Khi chúng ta tập trung quá nhiều vốn tín dụng vào phát triển hạ tầng giao thông theo hình thức BOT bằng vốn vay thì mất cân đối giữa các khoản tiền, các khoản vay, dẫn đến rủi ro tài chính. Vừa qua, phần lớn vay vốn ngân hàng để đầu tư BOT. Nó không chỉ làm tăng suất đầu tư, tăng phí mà còn là rủi ro của nền kinh tế.
Các doanh nghiệp đầu tư BOT chủ yếu là nhà thầu chứ không phải nhà đầu tư và như vậy thì họ chịu rủi ro rất nhỏ. Có thể nói là nhà đầu tư “tay không bắt giặc”. Nhà đầu tư không có nhiều vốn chủ sở hữu mà chủ yếu đi vay ngân hàng, họ vừa rủi ro ít, vừa thu lợi nhiều.
Theo ông Cung, có nhiều cách tốt hơn như nhà nước phát hành trái phiếu Chính phủ để đầu tư. Đó là một cách tốt hơn, quản lý minh bạch hơn. Đằng nào cũng là vốn vay, nhưng lãi suất trái phiếu Chính phủ chắc chắn thấp hơn lãi suất tại các dự án BOT.
"Tôi không phản đối BOT, tôi cho rằng BOT là một cách tốt, nhưng chỉ là bổ sung thêm trong vốn của nhà nước để đầu tư phát triển hạ tầng. Chứ BOT không phải đóng một vai trò chính", TS Cung nói.
Cũng theo TS Cung, vai trò của các cơ quan nhà nước, đặc biệt Bộ Giao thông vận tải nên là điều tiết thị trường, hơn là đứng về phía nhà đầu tư. Điều tiết thị trường giữa chủ đầu tư và người tiêu dùng, đứng ở vế bảo vệ nhiều hơn lợi ích của người tiêu dùng, người dân và doanh nghiệp hơn là đứng về phía nhà đầu tư.
Tuy nhiên, vai trò đó phải dựa trên hệ thống chính sách, chính sách này do Chính phủ, Quốc hội ban hành nhưng khi thực hiện thì phải luôn luôn “đè” nhà đầu tư. Để yêu cầu nhà đầu tư làm một cách tốt nhất, hiệu quả nhất, cung ứng dịch vụ với giá thấp nhất có thể được. Ví như suất đầu tư khoảng từ 5 đến 10 đồng, thì cơ quan Nhà nước giám sát phải buộc họ làm trong phạm vi tối đa là 5 đồng chứ không phải duyệt mức đầu tư lên 10 đồng hay cao hơn nữa
Chủ tịch tỉnh Kon Tum xin từ nhiệm
Ông Ngô Quang Trung làm Tổng giám đốc VietCapital Bank
Theo đó, Hội đồng Quản trị (HĐQT) ngân hàng TMCP Bản Việt (VietCapital Bank) đã quyết định chính thức bổ nhiệm ông Ngô Quang Trung, thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốcđảm nhiệm chức danh Tổng giám đốc VietCapital Bank kể từ ngày 08/06/2016.
Trước đó, ông Đỗ Duy Hưng, thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc đã được HĐQT đồng ý cho thôi nhiệm theo nguyện vọng cá nhân.
Ông Ngô Quang Trung là Thành viên Hội đồng quản Trị kiêm Phó tổng giám đốc VietCapital Bank từ tháng 04/2015. Ông tốt nghiệp Cử nhân Ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân; Thạc sỹ Quản lý Quỹ, Đại học New South Wales, Úc.
Trước khi gia nhập đội ngũ lãnh đạo của Viet Capital Bank, ông Ngô Quang Trung có hơn 15 năm làm việc tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam và công tác tại một số lĩnh vực khác như: Phụ trách khu vực tại Công ty Quản lý rủi ro Doanh nghiệp BlackIce, Chuyên viên cao cấp tại Công ty TNHH Luật Bách Khoa, Giám đốc Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam...
Tại VietCapital Bank, trong cương vị Phó tổng giám đốc, ông Ngô Quang Trung được phân công phụ trách điều hành các hoạt động nghiệp vụ thuộc Khối Khách hàng doanh nghiệp và Định chế.
Các ngân hàng tại TP.HCM đã “bơm” 62.000 tỷ đồng vào nền kinh tế
Còn trên 160.000 tỷ đồng cho 07 tháng cuối năm
Chiều ngày 09/6/2016, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM có buổi làm việc vớiNgân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM.
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM, tổng huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM trong 5 tháng đầu năm 2016 đạt trên 1,56 triệu tỷ đồng, tăng 4,46% so với cuối năm 2015.
Tổng dư nợ cho vay đạt trên 1,29 tỷ đồng, tăng 5% so với cuối năm 2015, tương đương gần 62.000 tỷ đồng đã được “bơm” ra nền kinh tế tại địa bàn TP.HCM.
Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho cả năm 2016 từ 18% - 20%, các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM sẽ “bơm” ra khoảng 222.340 – 247.000 tỷ đồng.
Như vậy, 07 tháng cuối năm 2016, lượng tiền còn lại sẽ được “bơm” khoảng 160.000 – 185.000 tỷ đồng tại TP.HCM, tương đương 23.000 – 26.000 tỷ đồng/tháng. Dư địa tăng trưởng tín dụng còn nhiều.
Mất cân đối cơ cấu vốn trầm trọng
Ông Minh cho biết thêm, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng cả năm 2016 từ 18% - 20%, mức cao nhất trong 05 năm trở lại đây.
Tuy nhiên, các ngân hàng đang mất cân đối cơ cấu vốn trầm trọng khi nguồn vốn ngắn hạn chiếm 80-90% nguồn vốn huy động được.
Trong khi đó, cho vay ngắn hạn của các ngân hàng chỉ chiếm tỷ lệ 43%, cho vay trung, dài hạn chiếm tới 57%.
Hệ số sử dụng vốn tiếp tục duy trì ở mức 80% theo định hướng của NHNN.
Vừa qua một số ngân hàng trên địa bàn đã tăng lãi suất tiền gửi gây lo lắng cho doanh nghiệp khi nguy cơ tăng lãi suất cho vay để đảm bảo mức chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra của ngân hàng có lãi.
Tuy nhiên, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo ngành ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay. “Nếu không giảm được lãi suất như kỳ vọng ngành ngân hàng cũng sẽ để mức lãi suất cho vay bằng với năm 2015”, ông Minh nói.(Bizlive)