Cần phải 'thay máu' cho cà phê Việt Nam
Tạm giữ 24,8 tấn đá vi phạm chính sách xuất khẩu
Phát hiện xưởng "khủng" sản xuất ống nhựa Bình Minh giả
Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2016 là 8,5%-9%
Kinh tế khó khăn nhưng thu ngân sách vượt dự toán
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 30-11-2015
- Cập nhật : 30/11/2015
Làm giả hồ sơ, giả mạo chữ ký để chiếm đoạt lô hàng gần 1 triệu USD
Chiều ngày 27-11, Cơ quan CSĐT tội phạm về kinh tế và chức vụ (PC46) Công an tỉnh Hà Tĩnh đã tống đạt quyết định khởi tố bị can Phan Công Hiền (57 tuổi), quê quán xã Đức Thịnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh, hiện là Giám đốc Công ty Cổ phần hợp tác kinh tế Việt – Séc (Công ty Việt – Séc) về tội “ Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Theo tài liệu của cơ quan điều tra, từ tháng 12-2008 đến tháng 5-2009, Công ty Sezako Prerow – Cộng hòa Séc đã chuyển 5 lô hàng dây chuyền công nghệ máy móc đồng bộ cho khai thác và chế biến đá xây dựng có tổng giá trị 931.565 USD về cho Công ty Việt – Séc bằng đường biển qua Cảng Hải Phòng.
Ông Phan Công Hiền – Giám đốc Công ty Việt – Séc đã chỉ đạo kế toán làm giả 4 hợp đồng cung cấp hàng hóa máy móc thiết bị giữa 2 công ty. Ông Phan Công Hiền đã tạo ra số thứ tự trên hợp đồng và chữ ký trên các hợp đồng, hóa đơn trong bộ hồ sơ hải quan mà ông khai báo tại Hải quan Hải Phòng không phải là chữ ký của ông Jan Svreek (Giám đốc công ty Sezako Prerow). Khi thì ông Hiền trực tiếp đi nhận hàng, khi thì chỉ đạo ông Vinh (Phó giám đốc công ty) mang hồ sơ đi nhận hàng, việc nhận hồ sơ từ ai, ông Hiền không chứng minh được.
Quá trình điều tra được biết giữa Công ty Sezako và Công ty Việt – Séc không có hợp đồng mua bán hàng hóa cung cấp máy móc thiết bị mà chỉ có hợp đồng thỏa thuận góp vốn. Mặc dù ông Hiền không thừa nhận, nhưng cơ quan điều tra có đủ căn cứ chứng minh ông Hiền đã tạo ra các hóa đơn, hợp đồng nêu trên và giả mạo chữ ký của ông Jan Svreek trên các giấy tờ đó, đồng thời ông Hiền đã dùng các tài liệu giả để lừa dối cơ quan Hải quan để được nhận hàng.
Hành vi của ông Phan Công Hiền có dấu hiệu phạm tội “làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”, được quy định tại điều 267 – Bộ luật hình sự. Sau công bố quyết định khởi tố bị can, cơ quan điều tra tiếp tục công bố lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Phan Công Hiền để phục vụ cho công tác điều tra.
Nghiêm cấm doanh nghiệp cung cấp thông tin không chính xác về thị trường BĐS
Chính phủ vừa ban hành Nghị định xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.
Theo đó, Nghị định quy định việc xây dựng, quản lý và khai thác, sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.
Hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản gồm: Cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản; hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản; hệ thống phần mềm phục vụ quản lý, vận hành, khai thác.
Hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản được xây dựng thống nhất trên toàn quốc nhằm cung cấp thông tin cơ bản về nhà ở và thị trường bất động sản cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân, phục vụ công tác quản lý nhà nước và việc công bố các chỉ tiêu về nhà ở và thị trường bất động sản, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản phải được xây dựng và quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương; tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước đảm bảo tính khoa học, thuận tiện cho việc khai thác và sử dụng.
Các hành vi bị cấm trong việc xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản gồm: Cung cấp thông tin không chính xác, không đầy đủ, không đúng thời hạn; làm sai lệch, hư hỏng, thất thoát thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản; chiếm giữ, tiêu huỷ trái phép, làm hư hại thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản; khai thác, sử dụng thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản trái với quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật; cản trở việc khai thác, sử dụng thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản theo quy định.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định nêu trên thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật
Thủ tướng giao Bình Phước loại sáu KCN ra khỏi quy hoạch
Theo đó, sáu KCN với tổng diện tích 1.063 ha sẽ bị thu hồi và đưa ra khỏi quy hoạch. Cụ thể, KCN Bình Phước - Đài Loan (481 ha), KCN Tân Khai I (63 ha), KCN Tân Khai (45 ha), KCN Thanh Bình (92 ha), KCN Đồng Xoài IV (92 ha) và khu công nghiệp Đại An-Sài Gòn (285 ha).
Ngoài ra, Thủ tướng cũng đồng ý điều chỉnh giảm diện tích KCN Bắc Đông Phú từ 200 ha xuống 190 ha, giảm diện tích KCN Tân Khai II từ 300 ha xuống 160 ha; điều chỉnh sáp nhập KCN Sài Gòn - Becamex vào KCN Sài Gòn - Bình Phước với tổng diện tích 2.450 ha. Đồng thời bổ sung KCN Minh Hưng - Sikico với quy mô diện tích 655 ha vào quy hoạch phát triển các KCN cả nước đến năm 2020.
Thủ tướng giao UBND tỉnh Bình Phước thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp; tổ chức thực hiện quy hoạch đã được duyệt. Đồng thời, UBND tỉnh Bình Phước chỉ đạo các cơ quan liên quan xây dựng quy hoạch chi tiết, thực hiện thủ tục đầu tư, thành lập KCN theo từng giai đoạn phù hợp với khả năng thu hút đầu tư trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật. Thủ tướng cũng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng nhà ở công nhân và các công trình phúc lợi xã hội tại các KCN để đảm bảo điều kiện sống, làm việc của người lao động.
Ứng dụng chip thương mại đầu tiên của Việt Nam
Đề xuất cấm Uber, GrabTaxi: Chính phủ nói gì?
Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 11/2015, người phát ngôn của Chính phủ đã trả lời một số vấn đề mà báo chí và dư luận quan tâm thời gian qua, trong đó có vấn đề liên quan Uber và GrabTaxi.
Cụ thể, có ý kiến cho rằng, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép thí điểm ứng dụng công nghệ kết nối hoạt động vận tải tại 5 thành phố lớn (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hòa) trong 2 năm tới.
Tuy nhiên, các hiệp hội taxi, hiệp hội vận tải tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội vẫn liên tục có công văn gửi các cơ quan quản lý đề xuất cấm Uber, GrabTaxi kinh doanh vì lý do kinh doanh taxi trá hình.
Nêu quan điểm của Chính phủ về vấn đề này, Chủ nhiệm – Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, nhằm tạo điều kiện thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong đầu tư, kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh vận tải nói riêng, đem lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với kiến nghị của Bộ GTVT cho thí điểm trong 2 năm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách trên 5 tỉnh, thành phố (Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hoà).
Đồng thời, giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và UBND các tỉnh, thành phố nêu trên hướng dẫn việc triển khai thực hiện, bảo đảm quản lý chặt chẽ việc thí điểm.
Tuy nhiên, thực tế có một bộ phận cá nhân, đơn vị chưa đủ điều kiện kinh doanh vận tải nhưng sử dụng các phần mềm ứng dụng để hoạt động kinh doanh. Về việc này, Thủ tướng Chính phủ đã giao các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
“Hiện nay, Bộ GTVT đang xây dựng và ban hành Kế hoạch triển khai thí điểm theo chỉ đạo của Thủ tướng tại 5 địa phương nêu trên” – Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết.