Nhiều doanh nghiệp Nhật chuyển từ Trung Quốc qua Việt Nam
Tạm giữ 2 người Trung Quốc nghi lừa bán vàng giả
Nhập khẩu điều thô của Việt Nam tăng mạnh
Châu Âu hạ lãi suất xuống thấp kỷ lục
Ngành da giày lao đao vì quy định kiểm dịch thú y da thuộc
Tin kinh tế đọc nhanh 03-12-2015
- Cập nhật : 03/12/2015
Cần phải 'thay máu' cho cà phê Việt Nam
Ngày 2-12, tại TP.HCM, Bộ NN&PTNT, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) và Ngân hàng Agribank tổ chức Diễn đàn Triển vọng và Phát triển bền vững ngành hàng cà phê Việt Nam 2015.
Ông Lê Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, cho biết theo thống kê thì đến nay cả nước đã có khoảng 650.000 ha cà phê, được trồng ở 22 tỉnh, TP bao gồm năm vùng sản xuất chính là Tây Nguyên, Đông Nam Bộ (sáu tỉnh), Nam Trung Bộ (ba tỉnh), Bắc Trung Bộ (bốn tỉnh) và trung du miền núi phía Bắc (ba tỉnh).
Điều đáng lo ngại là trong 650.000 ha cà phê hiện có không ít diện tích cà phê đã... lên tuổi “cụ”. Thống kê từ Cục Trồng trọt, có khoảng 86.000 ha cà phê trên 20 năm tuổi (chiếm 15%), 140.000 ha 15-20 năm tuổi (chiếm 25%). Tổng diện tích cà phê già cỗi cần phải trồng thay thế và chuyển đổi trong năm năm tới khoảng 140.000-160.000 ha. Nếu không “thay máu” thì không chỉ sản lượng cà phê Việt Nam bị ảnh hưởng do năng suất giảm, chất lượng hạt cà phê giảm, tác động lớn đến sức cạnh tranh xuất khẩu.
Theo Đề án tái canh năm 2014-2015, nước ta sẽ tái canh 120.000 ha cà phê. Trong đó tái canh 90.000 ha, ghép cải tạo 30.000 ha tập trung ở năm tỉnh Tây Nguyên. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề tái canh lại đang gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật, nguồn vốn lớn, rủi ro cao và tổ chức sản xuất.
Theo ông Võ Văn Chân, Trưởng ban khách hàng hộ sản xuất và cá nhân Agribank, kinh nghiệm ở một số nước trồng cà phê như Colombia có chương trình nâng cao cạnh tranh tạo bền vững lâu dài cho cây cà phê. Ấn Độ tài trợ cho ngành cà phê một khoản ngân sách lớn, trợ cấp giá cho nông dân trồng lại.
Trong khi ở nước ta, ông Chân cho hay đề án tái canh chỉ hỗ trợ tín dụng đối với những diện tích cà phê nằm trong quy hoạch trong khi các tỉnh mới chỉ có quy hoạch chung chứ không có quy hoạch chi tiết. Do đó, ngân hàng chưa có căn cứ để xây dựng phương án cho vay. Hơn nữa chi phí tái canh rất tốn kém, mất nguồn thu nhập 5-6 năm, vốn đầu tư trên 150 triệu đồng/ha/ba năm đầu.
Cũng theo ông Chân, hiện tại ngân hàng đã bố trí đủ nguồn vốn với lãi suất ưu đãi để phục vụ tái canh cà phê. Tuy nhiên, cần sự phối hợp giữa bộ ngành, địa phương và hiệp hội, ban điều phối ngành hàng cà phê xây dựng quy trình tái canh hợp lý. Bộ và hiệp hội phải là đầu mối liên kết doanh nghiệp ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm tạo vùng nguyên liệu ổn định, người trồng cà phê mới yên tâm sản xuất.
Tạm giữ 24,8 tấn đá vi phạm chính sách xuất khẩu
Phát hiện xưởng "khủng" sản xuất ống nhựa Bình Minh giả
Điều đáng nói là cơ sở sản xuất ống nhựa giả này vốn là đại lý cấp 1 của công ty nhựa Bình Mình gần 20 năm nay.
Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (Pc46) Công an TP.HCM cho biết phòng vừa phát hiện cơ sở sản xuất ống nhựa giả thương hiệu Bình Minh với quy mô lớn tại huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Ngày 30-11, các trinh sát đội 7 bất ngờ kiểm tra xe tải do tài xế Nguyễn Quốc Phong (ngụ Q.Phú Nhuận) đang chở hàng trăm ống nhựa hiệu Bình Minh từ kho và xưởng in thuộc ấp 2, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh đi ra.
Nghi ngờ số ống nhựa trên là hàng giả, cơ quan chức năng tiếp tục kiểm tra xưởng sản xuất trên thì phát hiện các công nhân đang cho in các ống nhựa hiệu Bình Minh nên thu giữ gần 6 ngàn ống nhựa giả hiệu Bình Minh các loại.
Tài xế Phong khai nhận chỉ chở thuê số hàng trên cho công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ kỹ thuật nhựa Minh Hiếu (do bà Đoàn Kim Ngân Hà, 40 tuổi đứng tên).
Mở rộng kiểm tra tại các xưởng và kho hàng tại Tân Kiên, Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh) và công ty TNHH TM DV Sáu Ẩn (phường 14, Tô Hiến Thành, quận 10) cơ quan chức năng thu giữ thêm hàng chục ngàn ống nhựa giả Bình Minh các loại.
Bước đầu xác định công ty Minh Hiếu thành lập từ tháng 6-2015 đăng ký sản xuất ống nhựa các loại tại xã Tân Kiên (Bình Chánh) nhưng sau đó số hàng trên được chuyển bằng xe tải về Vĩnh Lộc B để in ấn giả nhãn hiệu Bình Minh.
Sau đó, hàng thành phẩm chuyển ngược về Tân Kiên để tiêu thụ cho các đại lý con trên địa bàn thành phố và các tỉnh trong cả nước.
Để đánh lừa khách hàng, Công ty này còn đầu tư máy in chữ trị giá 20 ngàn USD cho xưởng in ống nhựa của mình. Các công nhân tại xưởng sản xuất cho biết mỗi ngày cơ sở trên sản xuất hàng trăm ống nhựa các loại, rồi phân phối ra thị trường với giá ngang bằng với ống nhựa Bình Minh thật.
Đại diện của công ty cổ phần nhựa Bình Minh khẳng định số hàng ống nước nhựa hiệu “Bình Minh” thu giữ của công ty Minh Hiếu và kho hàng của công ty sáu ẩn không phải là hàng của công ty Bình Minh sản xuất.
Cơ quan chức năng tạm thời lập biên bản, tịch thu toàn bộ số hàng trên để tiếp tục điều tra, xử lý. Ước tính số hàng trên trị giá hơn 2 tỉ đồng.
Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2016 là 8,5%-9%
Phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp 14, HĐND TP Hà Nội diễn ra sáng qua 1-12, ông Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, người được phân công phụ trách Đảng bộ Hà Nội, nhấn mạnh: “Một trong những nhiệm vụ trọng tâm tại kỳ họp này là kiện toàn chức danh chủ tịch UBND TP Hà Nội nhiệm kỳ tới”. Trước đó, theo nguyện vọng cá nhân, ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP, đã có đơn xin thôi việc và đã được Bộ Chính trị và Chính phủ đồng ý. Ông Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an TP Hà Nội, dự kiến được giới thiệu bầu giữ chức chủ tịch thay ông Nguyễn Thế Thảo. Hiện tại ông Chung là người duy nhất được Thành ủy Hà Nội giới thiệu để ứng cử chức vụ trên.
Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2015 thì tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn trong nhiều lĩnh vực. Trong năm 2015, ngành thanh tra Hà Nội đã phát hiện sai phạm hơn 1.170 tỉ đồng, trong đó đã kiến nghị thu hồi gần 115 tỉ đồng; xử lý trách nhiệm, rút kinh nghiệm 119 tập thể, 80 cá nhân, xử phạt vi phạm hành chính 61,8 tỉ đồng, kiến nghị chuyển cơ quan điều tra bảy vụ; kiến nghị kiểm điểm 54 cán bộ dựa trên kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Công an TP Hà Nội đã khởi tố 14 vụ, 40 bị can liên quan đến hành vi tham nhũng. Công an TP cũng kết thúc điều tra, chuyển VKS đề nghị truy tố 17 vụ, 65 bị can và đang điều tra 11 vụ, 25 bị can.
Tuy nhiên, báo cáo này cũng cho hay qua công tác kiểm tra nội bộ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, Hà Nội không phát hiện trường hợp nào có dấu hiệu tội phạm tham nhũng. Các đơn vị trực thuộc Hà Nội cũng không có trường hợp nào vi phạm trong nhận quà, tặng quà theo quy định của Thủ tướng về việc cán bộ, công chức, viên chức nộp lại quà tặng.
Chiều cùng ngày, HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2016. Năm tới Hà Nội phấn đấu tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP): 8,5%-9,0%; thu nhập bình quân đầu người đạt 85-87 triệu đồng;…
Kinh tế khó khăn nhưng thu ngân sách vượt dự toán
Theo đó, ủy ban này cho biết năm 2015 tổng thu ngân sách nhà nước dự báo vẫn đạt và vượt dự toán. Theo đó, tổng thu ngân sách nhà nước tính đến ngày 15-11 đạt 807.000 tỉ đồng, bằng 88,6% dự toán, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó thu nội địa, thu từ dầu thô và thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu so với dự toán lần lượt đạt 93,7%, 62,8% và 83,3%.
Mặc dù thu từ dầu thô giảm nhưng được bù đắp bởi thu nội địa nên tổng thu ngân sách nhà nước năm 2015 ước đạt 927.000 tỉ đồng, vượt 1,8% so với dự toán và tăng 7,4% so với cùng kỳ 2014.
Cũng theo cơ quan giám sát tài chính, tình hình doanh nghiệp (DN) tiếp tục cải thiện, đặc biệt nhóm DN vừa và nhỏ.
DN thành lập mới trong 11 tháng qua tăng 28,1% về lượng và 37,7% về vốn so với cùng kỳ 2014. Trong khi đó, số DN giải thể, chấm dứt hoạt động giảm 2,2% so với cùng kỳ năm 2014. DN mở rộng quy mô, hiệu quả sản xuất tăng. Doanh thu bình quân DN phi tài chính trong chín tháng năm 2015 tăng 26,37% so với cùng kỳ năm 2014.
Về lạm phát, cơ quan trên cho rằng mặc dù tháng 11 là tháng thứ ba liên tiếp lạm phát (so với cùng kỳ năm trước) ở mức xấp xỉ 0% (0,34%) nhưng lạm phát cơ bản vẫn ổn định ở khoảng 2%-3%. Trong bối cảnh tổng cầu (đầu tư và tiêu dùng) tăng trưởng tốt thì lạm phát thấp không phải tình trạng thiểu phát mà do giá hàng hóa thế giới và chi phí sản xuất giảm.