Hà Nội sẽ thu hồi gần 650 dự án, công trình trong năm 2016
Bitexco liên danh với nước ngoài đầu tư khu đô thị Bình Quới
Bị lừa mua vàng giả, chủ tiệm vàng mất hơn 10 tỉ đồng
Bắt buộc ghi nhãn thực phẩm biến đổi gen
Chính phủ yêu cầu NHNN theo dõi sát diễn biến thị trường tiền tệ, tỷ giá cuối năm
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 02-12-2015
- Cập nhật : 02/12/2015
14 năm liên tục hạt tiêu Việt Nam giữ 'ngôi vương' thế giới
Đại diện Cục Trồng trọt cho biết như trên tại hội nghị đẩy mạnh sản xuất, chế biến, tiêu thụ hồ tiêu do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 1-12 tại TP.HCM.
Cụ thể từ năm 2000 đến nay, Việt Nam sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu đứng đầu thế giới, chiếm 50% sản lượng xuất khẩu của thế giới. Khối lượng xuất khẩu chiếm 95% sản lượng. Khối lượng xuất khẩu tiêu 11 tháng đầu năm 2015 lên đến 124.000 tấn với giá trị gần 1,2 tỉ USD, giảm 17% về khối lượng nhưng tăng 2,8% về giá trị. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm 2015 đạt 9.521 USD/tấn, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2014. Các thị trường nhập khẩu nhiều hồ tiêu Việt Nam nhất là Mỹ, Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Singapore.
Giá tiêu cao khiến nông dân tăng diện tích trồng
Bộ NN&PTNT quy hoạch diện tích trồng hồ tiêu đến năm 2020 duy trì ổn định ở mức 50.000 ha, thế nhưng nhiều năm qua ngành hồ tiêu đều “vỡ” quy hoạch.
Diện tích trồng hồ tiêu tăng từng năm, năm 2014 diện tích hồ tiêu tăng 17.000 ha so với năm 2014 đạt hơn 85.000 ha. Năm 2015 chưa có thống kê đầy đủ nhưng dự báo diện tích hồ tiêu cả nước đã vượt con số 100.000 ha. Nguyên nhân là giá tiêu tăng mạnh, có thời điểm giá tiêu đen đạt 200.000 đồng/kg nên phong trào trồng tiêu càng bùng phát, đặc biệt ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Tuy xuất khẩu ổn định, thị trường tiêu thụ ngày càng rộng nhưng trong khoảng hai năm nay đã xuất hiện những yêu cầu mới khắt khe hơn từ khách hàng ở một số nước của thị trường châu Âu, châu Mỹ… về vệ sinh an toàn thực phẩm và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Ông Nguyễn Thanh Toàn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cafecontrol, cho biết Bộ NN&PTNT cần quy hoạch diện tích từng địa phường, từng vùng và có chính sách hỗ trợ, biện pháp đẩy mạnh phát triển vườn tiêu theo tiêu chuẩn GAP, chứng nhận quốc tế và theo hướng hữu cơ.
Theo ông Toàn, hiện nay đã có 18 doanh nghiệp lớn đầu tư các nhà máy chế biến tiêu thụ sạch, trong đó có những nhà máy trang bị hệ thống xử lý tiệt trùng hiện đại.
Tám doanh nghiệp sữa bất ngờ bị truy thu 1.000 tỉ
Vì vậy tập thể các DN kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng Bộ Tài chính có ý kiến chỉ đạo cơ quan hải quan không ban hành các quyết định ấn định thuế và thu hồi các thông báo yêu cầu nộp bổ sung thuế đối với các DN sữa liên quan đến mặt hàng nói trên.
Tám công ty sản xuất và nhập khẩu sữa phản đối về việc áp dụng mã số không có căn cứ gồm: Vinamilk, Đại Tân Việt, Friesland Campina, Nutifood, Thế hệ mới, Á Châu, Sữa Hà Nội và Thực phẩm Hoàng Lâm. |
Đề xuất Tổng cục Thuế thanh tra Công ty Coca-cola Việt Nam
Cục cũng có văn bản đề xuất Tổng cục Thuế đưa vào kế hoạch thanh tra đối với Công ty Coca-Cola Việt Nam.
Theo đó, Coca-Cola Việt Nam liên tục kê khai lỗ trong nhiều năm. Cục Thuế TP đã thanh tra và sau đó công ty bắt đầu có lãi vào năm 2013, 2014. Do được chuyển lỗ trong vòng năm năm, vì vậy dù có lãi nhưng đã chuyển lỗ thì công ty này vẫn chưa đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chính phủ cam kết tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Theo ông Ninh, việc Việt Nam hội nhập sâu rộng là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và các nhà đầu tư nói chung dù thách thức và cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nói: “Chính phủ cam kết đồng hành, lắng nghe và tháo gỡ khó khăn, bảo đảm quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp”
“Chính phủ tiếp thu và ghi nhận những đóng góp của VBF, đồng thời tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành nghiên cứu trả lời, sửa đổi và bổ sung chính sách” - Phó Thủ tướng Ninh nói.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh cho rằng để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt thì cải cách thể chế phải thực chất.
“Năng lực cạnh tranh của Việt Nam còn thấp, tham nhũng vẫn là một vấn nạn, môi trường kinh doanh dù đã được cải cách nhưng khả năng thực thi còn nhiều yếu kém” - Bộ trưởng Vinh nói.
Theo Bộ trưởng Vinh, Việt Nam là thành viên của cộng đồng kinh tế ASEAN, nhiều Hiệp định tự do thương mại (FTA) đã được ký kết, đặc biệt FTA với châu Âu sẽ được ký kết ngày 2-12 tại Bỉ, sắp tới là TPP sẽ ngày càng đặt ra yêu cầu cấp thiết về nâng cao năng lực cạnh tranh, hoàn thiện thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật…
“Những vấn đề then chốt này đều là mối quan tâm của Chính phủ, các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp” - Bộ trưởng Vinh cho hay.
Sẽ làm việc với Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ về cá ba sa
Theo ông, các công ty Việt Nam hoạt động sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường, luôn tuân thủ các quy định về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm khi xuất khẩu mặt hàng cá này vào thị trường Hoa Kỳ và đã được người tiêu dùng Hoa Kỳ chấp nhận rộng rãi. Do đó, việc lập cơ chế giám sát nêu trên là không cần thiết và tác động nghiêm trọng tới xuất khẩu của Việt Nam, tới đời sống của nhiều người nông dân Việt Nam cũng như quyền lợi của người tiêu dùng Hoa Kỳ.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, theo dõi sát quá trình triển khai để bảo vệ quyền lợi chính đáng của hai nước” - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.