Sẽ xem lại việc khống chế số doanh nghiệp xuất khẩu gạo
Hải quan và doanh nghiệp bất đồng về mã số thuế
ĐBSCL còn tiềm năng lớn về kinh tế nông nghiệp
Chi trả nợ gấp hơn 2 lần số thu từ bán dầu thô
GDP tăng 1% nhưng thiệt hại do môi trường bị tàn phá đến 3%
Tin kinh tế đọc nhanh 02-12-2015
- Cập nhật : 02/12/2015
Thép Việt bị thép TQ tấn công: Nên điều tra chống phá giá
Nếu để phôi thép Trung Quốc tiếp tục tràn vào VN, nhiều doanh nghiệp VN sẽ đóng cửa hoặc chỉ có thể đi gia công cho thép Trung Quốc.
Ông Mai Văn Hà, giám đốc Công ty CP thép Hòa Phát, khẳng định như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ về câu chuyện “thép Việt bị tấn công”.
Ông Hà nói: “Thép Trung Quốc, đặc biệt gần đây là phôi thép giá rẻ, đang tràn ngập thị trường thế giới khiến nhiều nước phải đau đầu đối phó. Trong khi đó, chi phí vận chuyển thép từ Trung Quốc sang VN thấp hơn các nước do cự ly gần, nên VN càng phải chịu ảnh hưởng gấp bội”.
* Vì sao thép Trung Quốc nhập vào VN vẫn rẻ hơn thép sản xuất trong nước, thưa ông?
- Thép Trung Quốc hiện chiếm khoảng 50% sản lượng thép toàn thế giới, trong khi nhu cầu sắt thép trong nước sụt giảm do tái cơ cấu, gây dư thừa công suất. Để đảm bảo việc làm, duy trì dòng tiền trả nợ, chính quyền Trung Quốc tìm mọi cách duy trì trợ cấp bằng chính sách thuế, tín dụng giúp các nhà máy thép duy trì sản xuất.
Ngoài ra, chi phí sản xuất thép Trung Quốc cũng rẻ hơn VN do có nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào, trong khi ngành thép VN chỉ mới phát triển, quy mô nhỏ nên chi phí cao hơn, rất khó cạnh tranh với sản phẩm thép từ Trung Quốc.
* Thép xây dựng Trung Quốc nhập vào VN khá nhiều, nhưng trên thị trường ít thấy sản phẩm thép Trung Quốc, vì sao?
- Thật ra, phần lớn thép Trung Quốc tràn vào VN dưới dạng bán thành phẩm, trong đó chủ yếu là phôi thép vuông, sản phẩm trong nước đang dư thừa công suất. Một số doanh nghiệp trong nước nhập về rồi gia công cán kéo ra thép thanh, thép cuộn nên sản phẩm mang thương hiệu VN nhưng bản chất là thép Trung Quốc.
Ngoài ra, vài năm qua có hiện tượng nhập thép cuộn khai là thép hợp kim có chứa Bo, Cr để hưởng thuế suất 0% về làm thép cốt bêtông, trong khi nếu khai đúng thì loại này phải chịu thuế 15 - 20%. Số thép này được trộn vào các loại thép khác, hoặc đi vào các công trình xây dựng lớn do các doanh nghiệp đầu tư nên người dân khó phát hiện.
* Theo ông, cần có giải pháp nào để ngăn chặn thép Trung Quốc tràn vào VN?
- Trước hết, để ngăn chặn chuyện thép Trung Quốc lợi dụng được quy định khác nhau giữa các dòng trong biểu thuế ưu đãi theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc để trốn thuế nhập khẩu, cần quy định rõ hơn thế nào là hợp kim, tránh hiện tượng chỉ cho khoảng 0,3% crom vào là phôi thép Trung Quốc được hưởng thuế 0% thay vì 9%.
Ngoài ra, cần siết chặt quản lý đăng ký nhập khẩu, chống gian lận thương mại và tránh thất thu thuế, dựng các hàng rào kỹ thuật để ngăn chặn thép giá rẻ nhằm bảo vệ sản xuất trong nước...
Đặc biệt, theo tôi, VN cần xem xét áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu.
Công bố 500 doanh nghiệp lớn nhất VN
Tập đoàn Dầu khí vẫn là doanh nghiệp lớn nhất VN. Có chín trên 10 doanh nghiệp lớn nhất VN là doanh nghiệp nhà nước.
Ngay sau khi công bố 1000 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất VN, ngày 1-12, Công ty Cổ phần báo cáo Đánh giá VN (Vietnam Report), Báo VietnamNet đã công bố Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2015.
Theo danh sách này, Tập đoàn Dầu khí vẫn là doanh nghiệp lớn nhất, tiếp theo là Samsung , Petrolimex, EVN…
Bảng Top 10 Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2015
STT | TÊN DOANH NGHIỆP | COMPANY |
1 | TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM | VIETNAM OIL AND GAS GROUP |
2 | CÔNG TY TNHH SAMSUNG ELECTRONICS VIỆT NAM | SAMSUNG ELECTRONICS VIETNAM CO., LTD |
3 | TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM | VIETNAM NATIONAL PETROLEUM GROUP |
4 | TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM | VIETNAM ELECTRICITY - EVN |
5 | TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI | VIETTEL GROUP |
6 | CÔNG TY TNHH MTV LỌC HÓA DẦU BÌNH SƠN | BINH SON REFINING AND PETROCHEMICAL CO., LTD |
7 | TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM | VIETNAM POST AND TELECOMMUNICATIONS GROUP (VNPT) |
8 | LIÊN DOANH VIỆT - NGA VIETSOVPETRO | JOINT VENTURE VIETSOVPETRO |
9 | TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM | VIETNAM NATIONAL COAL AND MINERAL INDUSTRIES HOLDING CORPORATION LIMITED (VINACOMIN) |
10 | TỔNG CÔNG TY KHÍ VIỆT NAM - CÔNG TY CP | PETROVIETNAM GAS JOINT STOCK CORPORATION |
(Nguồn: www.vnr500.com.vn)
Bên cạnh top 500 doanh nghiệp lớn nhất, Vietnam Report cũng công bố 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất.
Trong đó, dẫn đầu là Công ty Vinamilk, tiếp theo là Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI, công ty FPT, tập đoàn Vingroup, Hòa Phát, Ô tô Trường Hải…
Đáng lưu ý, theo phân tích của ban tổ chức, ngành khoáng sản, xăng dầu vẫn đứng đầu về doanh thu trong bảng xếp hạng trong số các ngành ở VN.
Trong khi đó, các ngành mang tính sáng tạo như nhóm ngành Viễn thông - CNTT mặc dù số lượng doanh nghiệp không thay đổi nhiều (khoảng 4,4% tổng số DN toàn bảng) nhưng cũng chỉ tạo ra 7,7% doanh thu toàn bảng (tăng không đáng kể so với mức 7.1% năm 2014).
Theo ban tổ chức, trong Bảng xếp hạng VNR500 năm 2015 cũng chứng kiến tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước trong bảng tiếp tục suy giảm so với năm trước.
Nếu năm 2014, số doanh nghiệp nhà nước còn chiếm 40,8% số doanh nghiệp được đánh giá lớn nhất VN thì năm nay chỉ còn khoảng 38%.
Bảng Top 10 Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Tư nhân lớn nhất Việt Nam 2015
STT | TÊN DOANH NGHIỆP | COMPANY |
1 | CÔNG TY CP SỮA VIỆT NAM | VIETNAM DAIRY PRODUCTS JOINT STOCK COMPANY |
2 | CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ DOJI | DOJI GOLD AND GEMS GROUP |
3 | CÔNG TY CP FPT | FPT CORPORATION |
4 | TẬP ĐOÀN VINGROUP - CTCP | VINGROUP JOINT STOCK COMPANY |
5 | CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT | HOA PHAT GROUP JSC |
6 | CÔNG TY CP ÔTÔ TRƯỜNG HẢI | TRUONG HAI AUTO CORPORATION |
7 | NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN | SAIGON JOINT STOCK COMMERCIAL BANK |
8 | CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN MASAN | MASAN GROUP CORP. |
9 | NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN | SAIGON THUONG TIN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK |
10 | CÔNG TY CP ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG | MOBILE WORLD INVESTMENT CORPORATION |
Hàn Quốc thông qua FTA với Việt Nam
Hãng thông tin Yonhap đưa tin, Quốc hội Hàn Quốc đã phê chuẩn Hiệp định tự do thương mại với Việt Nam (VKFTA) sau nửa năm kể từ ngày hai bên ký kết FTA. Ngoài FTA với Việt Nam, đợt này Quốc hội Hàn Quốc cũng thông qua hiệp định với Trung Quốc và Newzealand.
Về VKFTA giữa Việt Nam và Hàn Quốc, hai bên đã mất 2 năm để đàm phán. Nội dung của Hiệp định này cho biết, hai nước sẽ dỡ bỏ khoảng 90% biểu thuế nhập khẩu. Theo ước tính của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, đến năm 2020, kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước có thể đạt 70 tỷ USD nhờ hiệp định tự do này.
Ngoài FTA với Hàn Quốc, Việt Nam cũng đã ký kết hàng loạt FTA khác với một số nước khác.
Nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế
Quyết định được đưa ra sau cuộc họp của hơn 20 lãnh đạo của Quỹ Tiền tệ quốc tế đêm 30/11 (theo giờ Hà Nội). Theo đó, IMF sẽ đưa nhân dận tệ vào danh sách các đồng tiền quy đổi của Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) - loại tiền tệ quy ước của tổ chức này. Đây được xem là dấu mốc quan trọng cho nỗ lực của Trung Quốc để gây ảnh hưởng lên đời sống kinh tế thế giới - vốn được chi phối với Mỹ, châu Âu và Nhật Bản suốt nhiều thập kỷ qua.Thông cáo báo chí của IMF cho hay, quyết định có hiệu lực từ 1/10/2016. Theo nhận định của Bloomberg, đây sẽ là đồng tiền có sức ảnh hưởng lớn thứ 3 trong rổ, với quyền số là 10,92%, đứng sau đôla Mỹ (41,73%) và euro (30,93%). Tỷ lệ tương ứng với yen Nhật và bảng Anh là 8,33% và 8,09%. Tỷ lệ phân bổ này sẽ ảnh hưởng đến lãi suất mà các nước thành viên phải trả khi vay mượn các đồng tiền khác nhau từ IMF cũng như tác động đến dòng chảy vốn trên thế giới.
Trong thông cáo được phát đi sau quyết định, đại diện cho 188 nước thành viên, ban điều hành IMF cho biết nhân dân tệ của Trung Quốc đã đáp ứng được các điều kiện về việc "sử dụng tự do" để có mặt trong rổ tiền tệ dự trữ. Trước đó, thông tin này đã được đồn đoán suốt nửa cuối tháng 11, sau khi Giám đốc điều hành IMF - Christine Lagarde cho biết cơ quan này đang tiến hành xem xét để đưa ra quyết định.
Ra đời năm 1969, SDR là loại tiền tệ quy ước của IMF, được dùng trong quan hệ tín dụng giữa quỹ với các nước thành viên, hoặc giữa các nước với nhau. Khi giải ngân, phương tiện này có thể quy đổi thành một đồng tiền bất kỳ trong rổ - đôla Mỹ, euro, yen, bảng Anh và nay là nhân dân tệ - để đáp ứng nhu cầu cân bằng thanh toán của các nền kinh tế thành viên.
Sự có mặt của nhân dân tệ là thay đổi mới nhất về cơ cấu của SDR kể từ năm 1999, sau khi euro thay thế đồng mark Đức và franc Pháp trong rổ tiền tệ. Nó cũng đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình quốc tế hoá nhân dân tệ - đồng tiền ra đời sau Thế chiến II và chỉ được giao dịch nội địa suốt nhiều năm. Theo quy định của mình, IMF xem xét lại cơ cấu rổ tiền tệ 5 năm một lần và tổ chức này từng từ chối việc đưa nhân dân tệ vào SDR trong lần đánh giá năm 2010, với lý do đồng tiền của Trung Quốc chưa đáp ứng được những điều kiện cần thiết.
Sẽ thanh tra hoạt động chuyển giá tại Coca-Cola VN
Cục Thuế TP.HCM lập lực lượng chống chuyển giá nhằm thu thập, nghiên cứu các dấu hiệu chuyển giá đang được các doanh nghiệp sử dụng tại VN...Cục thuế sẽ thanh tra hoạt động chuyển giá tại Coca-Cola VN.
Bà Lê Thị Thu Hương, cục phó Cục Thuế TP.HCM, cho biết cơ quan này vừa thành lập phòng thanh tra giá chuyển nhượng, chuyên trách việc lập kế hoạch thanh tra giá chuyển nhượng, xây dựng quy trình thanh tra, thu thập, nghiên cứu các dấu hiệu chuyển giá đang được các doanh nghiệp sử dụng tại VN...
Trưởng phòng thanh tra giá chuyển nhượng là ông Nguyễn Thới Ánh, nguyên là phó phòng thanh tra 1, Cục Thuế TP.HCM.
Cũng theo bà Hương, Cục Thuế TP.HCM vừa có văn bản đề xuất Tổng cục Thuế đưa vào kế hoạch thanh tra đối với Công ty Coca-Cola VN.
“Trước đây Cục Thuế TP đã thanh tra và giảm lỗ tại Coca-Cola VN nhưng chưa thanh tra chống chuyển giá. Lần này Cục Thuế TP đề xuất Tổng cục Thuế, là cơ quan ở tầm cao hơn, sẽ thanh tra hoạt động chuyển giá tại doanh nghiệp này” - bà Hương nói.
Được biết, Công ty Coca-Cola VN bị Cục Thuế TP xếp vào vị trí số 1 trong danh sách doanh nghiệp nghi vấn có dấu hiệu chuyển giá do liên tục kê khai lỗ trong nhiều năm. Các năm từ 2012 trở về trước công ty này liên tục kê khai số lỗ “khủng”, từ năm 2013 bắt đầu kê khai lãi.
Cụ thể năm 2013, Công ty Coca-Cola lãi 150 tỉ đồng và tiếp tục lãi 350 tỉ đồng trong năm 2014. Tuy nhiên, do doanh nghiệp được chuyển lỗ trong vòng năm năm nên đến nay Công ty Coca-Cola VN vẫn chưa đóng một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào.