Ngân hàng Thế giới dự báo lạc quan về kinh tế Việt Nam
Lại lo ‘bong bóng’ bất động sản
Nữ doanh nghiệp Việt lọt top 100 nhà tư tưởng hàng đầu thế giới 2015
11 tháng, vốn FDI đạt trên 20 tỉ USD
Khởi tố hàng loạt giám đốc mua bán hóa đơn
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 30-11-2015
- Cập nhật : 30/11/2015
Hơn 2 tỷ USD từ nước ngoài đang chảy vào BĐS Việt Nam
Tổng cục Thống kê cho biết, đầu tư trực tiếp của nước ngoài của Việt Nam tính từ đầu năm 2015 đến thời điểm 20/11/2015 đã thu hút được 1.855 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 13,55 tỷ USD , tăng 30% về số dự án và tăng 1,1% về số vốn so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 về hút FDI với 2,33 tỷ USD, chiếm 11,5%.
Theo ý kiến của các chuyên gia, dù trải qua thời gian thăng trầm kéo dài nhưng bất động sản Việt Nam vẫn đang khá hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam thông qua nhiều hình thức.
Ngoài ra, với việc luật Đất đai mới có hiệu lực từ ngày 01/07/2014, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được giao đất cho việc đầu tư vào các dự án nhà ở để bán sẽ giúp thị trường bất động sản Việt Nam hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư. Việt Nam đã đàm phán thành công gia nhập hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Một khi hiệp định được ký kết, đây cũng sẽ hỗ trợ sự tăng trưởng của nền kinh tế cả nước cũng như gia tăng dòng vốn FDI vào thị trường bất động sản nói riêng.
CEO tăng vốn đầu tư vào Phú Quốc
Nhật Bản muốn cùng Việt Nam khai thác thị trường CNTT của TPP
Thủ tướng chỉ đạo “bán luôn” doanh nghiệp Nhà nước nếu tư nhân đặt mua, quản lý tốt
Một trong những nội dung quan trọng được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2015 là việc cổ phần hoá, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước.
"Doanh nghiệp Nhà nước tập trung đẩy mạnh tiến độ lên, cái nào tư nhân mua được mà họ quản lý tốt thì các đồng chí bán luôn đi để chúng ta thu hồi vốn đầu tư vào những lĩnh vực cần thiết, quan trọng khác, nhất là đầu tư vào hạ tầng để tạo điều kiện cho phát phát triển, đây cũng là đúng theo định hướng của Trung ương", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo.
Theo số liệu thống kê đến hết ngày 10/11 vừa qua, cả nước đã sắp xếp được 175 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hoá 159 doanh nghiệp.
Như vậy, từ năm 2011 đến ngày 10/11/2015 cả nước đã sắp xếp được 471 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa được 408 doanh nghiệp trong tổng số 514 doanh nghiệp, đạt gần 80% kế hoạch.
Việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và bán tiếp phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối hoặc không cần giữ cổ phần bước đầu đạt yêu cầu, giá trị thu về bình quân bằng 1,5 lần giá trị đầu tư.
Tuy nhiên, Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh tại Hội nghị trực tuyến đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2015 cho biết, một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước còn chậm.
Một số cơ chế, chính sách về tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước được ban hành chậm so với kế hoạch. Việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn chưa kịp thời.
Trong 2 tháng cuối năm 2015, mục tiêu đặt ra cổ phần hoá khoảng 50 doanh nghiệp và công bố giá trị doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp còn lại, đạt 90% kế hoạch cổ phần hoá giai đoạn 2011-2015.
Đồng thời tiếp tục thực hiện thoái vốn đầu tư ngoài ngành và vốn nhà nước ở doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ theo lộ trình hợp lý, không thoái vốn bằng mọi giá.
Bên cạnh đó thực hiện chuyển giao các doanh nghiệp không thuộc diện bộ, địa phương cần giữ quyền quản lý về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) theo quy định.
Uber sẽ lập công ty mới ở Việt Nam để làm đề án thí điểm
Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Việt Dũng – Giám đốc điều hànhUber Việt Nam cho biết, hồ sơ thí điểm hoạt động dịch vụ kết nối vận tải của công ty này bị Bộ Giao thông vận tải trả về một tháng trước. Hiện tại, Uber Việt Nam đang chỉnh sửa lại để nộp trong vài tuần tới.
“Theo đề án thí điểm thì Uber sẽ làm dịch vụ kết nối vận tải thông qua ứng dụng công nghệ nhưng hiện tại ở Việt Nam chưa có khung pháp lý cho loại hình này. Vì vậy, chúng tôi sẽ chỉnh sửa để trở thành dịch vụ hỗ trợ vận tải”, đại diện Uber cho biết.
Ông này cũng bổ sung thêm, Uber dự kiến thành lập công ty mới với chức năng hỗ trợ vận tải để có thể hoạt động đúng theo đề án mới được chỉnh sửa. “Uber Việt Nam hiện nay là công ty có vốn đầu tư nước ngoài, chủ yếu làm nhiệm vụ nghiên cứu thị trường và tư vấn cho công ty mẹ ở nước ngoài nên cũng chưa phù hợp với đề án”, ông Dũng tiết lộ.
Nguồn tin từ công ty này cũng cho biết thêm nếu như chuyển đổi công ty hiện nay để đáp ứng các yêu cầu pháp lý thì sẽ mất ít nhất 6 tháng nên Uber dự kiến thành lập công ty mới.
Trước đó, Bộ Giao thông vận tải đã trả hồ sơ thí điểm gọi xe theo hợp đồng điện tử của Uber với lý do chưa đáp ứng nhiều điều kiện theo pháp luật Việt Nam. Hiện tại các đối tác kinh doanh vận tải của Uber không ký kết với Uber Việt Nam mà là công ty mẹ tại Hà Lan.
Ông Đặng Việt Dũng - Giám đốc Uber Việt Nam cho biết, công ty này không có ý định lách luật khi tham gia vào dịch vụ kết nối vận tải ở Việt Nam. Hoạt động của công ty khác với dịch vụ taxi truyền thống và Uber vận hành trên nền tảng công nghệ phần mềm.
Trong khi đó, nhiều hãng taxi khác tố Uber cạnh tranh không lành mạnh khi xe đối tác của thương hiệu này không phải chịu các quy định của dịch vụ vận tải hành khách công cộng nhưng vẫn được vận hành trên đường. Hiệp hội taxi TP HCM còn đề xuất với Bộ Giao thông vận tải cấm Uber và Grab (một dịch vụ tương tự) hoạt động.
Ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải Bộ GTVT cho biết, Uber hay Grab nếu đáp ứng được các điều kiện của pháp luật thì đều có thể vận hành đề án thí điểm và không có chuyện độc quyền. Quan chức này cũng nói rõ quan điểm, Bộ GTVT chủ trương ủng hộ việc ứng dụng công nghệ thông tin làm thay đổi phương thức vận tải truyền thống, đem lại lợi ích cho nhiều phía.