Chi ngân sách Nhà nước vượt ngưỡng 1 triệu tỷ đồng sau 11 tháng
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của nhóm NHTM Nhà nước thấp nhất hệ thống
Hy Lạp phạt công ty con của Heineken vì lũng đoạn thị trường
TPHCM: Phấn đấu giảm 80% tổng số nợ thuế
PMI ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục "lao dốc"
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-12-2015
- Cập nhật : 01/12/2015
Bắc Ninh dẫn đầu cả nước về thu hút vốn ngoại
Nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 892 dự án đầu tư đăng ký mới và 491 lượt dự án tăng vốn, với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 12,9 tỉ USD, chiếm 64% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn 2,8 tỉ USD, chiếm 14% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ ba là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 29 dự án đầu tư mới và 10 lượt dự án tăng vốn, tổng vốn là 2,3 tỉ USD chiếm 11,5% tổng vốn đầu tư.
Đã có 57 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 6,3 tỉ USD, chiếm 32% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam. Malaysia đứng vị trí thứ hai với số vốn là 2,5 tỉ USD chiếm 12,5% tổng vốn đầu tư, Nhật Bản đứng vị trí thứ ba với số vốn đầu tư là 1,7 tỉ USD chiếm 8,5% tổng vốn đầu tư.
Theo địa bàn, trong 11 tháng năm 2015 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 49 tỉnh, thành phố, trong đó Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,5 tỉ USD, chiếm 17% tổng vốn đầu tư đăng ký. TP.HCM đứng thứ hai với 2,9 tỉ USD, chiếm 15%. Trà Vinh đứng thứ ba (2,5 tỉ USD, chiếm 12,5% tổng vốn đầu tư). Tiếp theo là Đồng Nai và Bình Dương với tổng vốn đầu tư lần lượt là 1,85 tỉ USD và 1,6 tỉ USD.
Nga chưa chuẩn bị cho cú sốc dầu lao dốc 30 USD
Hầu hết chuyên gia đều cho rằng giá dầu thấp sẽ là nguy cơ lớn nhất đối với nền kinh tế Nga trong năm 2016 bên cạnh yếu tố địa chính trị.
Người dân Nga cho đến nay đã phải chật vật thích nghi với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều năm qua cùng việc cắt giảm chi tiêu do đồng rúp rớt giá mạnh.
Chỉ trong năm ngoái giá dầu thế giới đã rớt 37% và nếu cứ tiếp tục đà này, Chính phủ Nga sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra chính sách đối phó.
Theo các nhà phân tích của Goldman Sachs Group Inc, hiện tại giá dầu thô Brent đang ở mức 45 USD/thùng, nhưng nếu mùa đông năm nay ấm hơn trung bình sẽ khiến nhu cầu tiêu thụ năng lượng giảm mạnh, đủ để đẩy giá dầu xuống mức 20 USD.
“Nếu giá dầu rơi sâu hơn và giữ ở mức đó, rủi ro mất ổn định về tài chính (đối với Nga) sẽ càng tăng”, Bloomberg dẫn lời nhà phân tích Sergey Narkevich của PAO Promsvyazbank có trụ sở tại Matxcơva.
“Giá dầu thấp tiếp tục là nguy cơ chính đối với kinh tế Nga dù nước này đã thích nghi được trong năm 2015. Nguy cơ này sẽ dẫn đến sự suy yếu hơn nữa của đồng rúp và những đợt lạm phát mới”, nhà kinh tế Andreas Schwabe của Raiffeisen Bank International AG tại Vienna nhận xét.
Đà rơi của dầu đang được dự báo giữa bối cảnh kho dự trữ của Mỹ đang ở mức kỷ lục, trong khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đang đẩy ra thị trường nhiều hơn mức cần thiết.
Giới quan sát dự đoán OPEC sẽ tiếp tục chiến lược bảo toàn thị phần bằng cách duy trì sản lượng cao để “ép chết” các đối thủ khác.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nga Maxim Oreshkin hôm 25-11 cho rằng Nga đã thích nghi được với giá dầu quanh ngưỡng 40 USD và chỉ với mức giảm xuống 30 USD mới có thể khiến kinh tế nước này bước vào đợt suy thoái khác. Kịch bản này, theo ông Oreskhin, là khó xảy ra.
Ngân hàng Trung ương Nga dự báo trong tình huống xấu nếu giá dầu nằm dưới mức 40 USD suốt giai đoạn 2016-2018, nền kinh tế Nga sẽ co lại 5% hoặc hơn trong năm tới và lạm phát sẽ ở mức 7-9%.
Nếu giá dầu ở mức 50 USD, GDP của Nga năm nay sẽ giảm 3,9 - 4,4% và tối đa 1% trong năm 2016.
Nhiều lãnh đạo ngân hàng bán cổ phần
Nhiều lãnh đạo Ngân hàng Kỹ thương VN (Techcombank) và những người liên quan đồng loạt đăng ký bán cổ phần.
Cụ thể, chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh cùng vợ là bà Nguyễn Thanh Thủy và em trai Hồ Anh Ngọc bán ra gần 46 triệu cổ phần, tương đương 6,33% vốn điều lệ. Sau giao dịch, tỉ lệ sở hữu cá nhân của ông Hồ Hùng Anh sẽ giảm từ 1,34% xuống 0,27%.
Phó chủ tịch Nguyễn Đăng Quang và vợ là bà Nguyễn Hoàng Yến đăng ký bán 9,6 triệu cổ phần, tương ứng 1,09% vốn.
Một phó chủ tịch khác là ông Nguyễn Thiều Quang cùng một số thành viên gia đình đăng ký bán ra 25,4 triệu cổ phần, tương ứng 2,68% vốn. Sau giao dịch, ông Quang giảm sở hữu cá nhân xuống 1,8 triệu cổ phần.
Trong đợt này một tổ chức cũng bán ra hơn 9,5 triệu cổ phần. Toàn bộ giao dịch được thực hiện thông qua phương thức thỏa thuận từ ngày 30-11 đến 11-12.
Tổng số cổ phần của nhóm các cá nhân và tổ chức này nắm giữ trước khi bán ra là hơn 95,2 triệu cổ phần. Sau khi bán ra hơn 90,7 triệu cổ phần, nhóm cá nhân này chỉ còn nắm giữ hơn 4,4 triệu cổ phần.
Theo giải thích từ phía ngân hàng, mục đích của việc chuyển nhượng là để đảm bảo tỉ lệ sở hữu của cổ đông và nhóm có liên quan không vượt giới hạn sở hữu tối đa theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
Được biết, các ngân hàng khác nếu có cổ đông vượt tỉ lệ sở hữu thì cũng phải chuyển nhượng để đảm bảo đúng tỉ lệ quy định.
Giảm sức cạnh tranh vì giá thuê mặt bằng cao
Ở góc độ của đơn vị cung cấp mặt bằng bán lẻ, ông Phan Thành Duy, Giám đốc Trung tâm Thương mại SC VivoCity, lý giải giá cho thuê mặt bằng bán lẻ thường đi đôi với chất lượng dịch vụ, tiện ích, sự thuận lợi về giao thông và sự kết hợp hài hòa các mô hình kinh doanh.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng giá thuê mặt bằng cao ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vì đây là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng cấu thành giá bán ra của sản phẩm. Chi phí thuê mặt bằng trong nước quá cao khiến năng lực cạnh tranh của công ty nội địa bị sụt giảm.
Thực tế cho thấy rất nhiều doanh nghiệp, nhất là các công ty có quy mô nhỏ và trung bình tại Việt Nam không thể chi trả những khoản phí cao để thuê mặt bằng tốt, có vị trí thuận lợi.
Thương lái Trung Quốc ép giá mua tôm hùm
“Lâu nay tôm hùm thương phẩm ở Bình Định chủ yếu xuất sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Do đó thương lái Trung Quốc gần như độc quyền làm giá, bày đủ trò để ép người nuôi. Vì người dân bán trực tiếp nên các cơ quan chức năng không thể can thiệp” - vị lãnh đạo Sở cho hay.
Theo nhiều người nuôi tôm hùm ở xã Nhơn Hải, hiện nay các thương lái Trung Quốc mua gom tôm hùm theo kiểu đổ đồng, không phân loại (còn gọi là mua “xô”) với giá 1,1-1,2 triệu đồng/kg. Trong khi đó hồi đầu vụ, các thương lái đến Nhơn Hải mua tôm hùm theo kiểu phân loại với loại 1 giá 1,5-1,6 triệu đồng/kg, loại 2 giá 1,3-1,4 triệu đồng/kg, loại 3 giá 1,1-1,2 triệu đồng/kg. Thấy tôm loại 1, loại 2 được giá, nhiều người giữ tôm lại tiếp tục nuôi để bán giá cao hơn. Tuy nhiên, hiện nay khi hầu hết tôm hùm đã có trọng lượng đạt loại 1-2, các thương lái chỉ mua xô theo giá tôm loại 3… Được biết cách đây ba năm, người nuôi tôm hùm xã Nhơn Hải cũng đã bị các thương lái Trung Quốc ép giá với phương thức tương tự.