tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 20-01-2018

  • Cập nhật : 20/01/2018

Người Việt đang vay tiền xài quá mức

Cho vay tiêu dùng tăng đến gần 60% trong năm 2017 và dự đoán trong 3 năm tới, tốc độ tăng trưởng bình quân của lĩnh vực này lên tới 29-30%/năm.

cong ty chung khoan rong viet quan ngai rang nguoi dan dang vay muon vuot qua kha nang chi tra cua ban than. trong anh la nhan vien mot cong ty tai chinh dang tu van cho nguoi vay tieu dung - anh: thuan thang.

Công ty chứng khoán Rồng Việt quan ngại rằng người dân đang vay mượn vượt quá khả năng chi trả của bản thân. Trong ảnh là nhân viên một Công ty tài chính đang tư vấn cho người vay tiêu dùng - Ảnh: THUẬN THẮNG.

Điều này dẫn đến rủi ro đầu tiên và đáng quan ngại nhất chính là khả năng người dân vay mượn vượt qua khả năng chi trả của bản thân.

Thông tin trên được nêu ra trong báo cáo chuyên đề vĩ mô "Tín dụng tiêu dùng - Cánh cửa cho tăng trưởng tín dụng" do Công ty Chứng khoán Rồng Việt mới công bố.

Theo báo cáo này, người tiêu dùng Việt Nam có tâm lý lạc quan thái quá vào khả năng thu nhập trong tương lai. Họ cũng sẵn sàng đánh đổi, vay mượn nhiều hơn cho chi tiêu ở thời điểm hiện tại.

Tính tới năm 2016, tỉ lệ tiết kiệm của Việt Nam chỉ đạt 29% GDP, khá thấp trong tương quan so sánh với các quốc gia trong khu vực, làm gia tăng quan ngại về khả năng trả nợ của người dân, theo báo cáo của Công ty chứng khoán Rồng Việt.

Cũng theo phân tích, nguồn vốn cho vay tiêu dùng chủ yếu từ hệ thống ngân hàng, đạt 23,27 tỉ USD, tương đương 87,6%, trong năm 2016. 

Hiện nay, các ngân hàng thương mại cổ phần lớn như VPBank, Techcombank, HDBank... đều định hướng chiến lược phát triển mảng bán lẻ và đều sở hữu các công ty tài chính riêng trong khi đó các công ty tài chính cũng cung cấp 12,4% tổng vốn vay tiêu dùng.

Lý do các ngân hàng đẩy mạnh cho vay tiêu dùng là nhằm bù đắp nguồn lợi nhuận trong bối cảnh tỉ lệ lãi cận biên nhìn chung giảm và duy trì ở mức dưới 3%, thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực.

Báo cáo cho biết vốn vay tiêu dùng từ ngân hàng hướng đến các khoản cho vay lớn như mua bán và sửa chữa nhà ở (54,3%) và phương tiện giao thông (9,4%).

Trong khi đó, việc đẩy mạnh cho vay tiêu dùng cũng thúc đẩy thị trường bán lẻ trong đó tivi, tủ lạnh... chiếm 28% tổng giá trị cho vay của công ty tài chính. 

"Tuy nhiên, chúng tôi cũng cảnh báo tốc độ tăng trưởng quá nhanh của dòng vốn tín dụng tiêu dùng (dự kiến 30%/năm) có thể tạo ra những sai lệch so với định hướng ban đầu. Những rủi ro tiềm ẩn không thể bỏ qua khi hơn hơn 50% dòng vốn tín dụng tiêu dùng chảy vào khu vực nhà đất là một động lực rất lớn hỗ trợ sự hồi phục của thị trường", báo cáo viết.(Tuoitre)
--------------------------

Dừng đấu giá hơn 5,5 triệu cổ phần TPBank

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo tạm dừng bán đấu giá cổ phần của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vào ngày 7.2 tới. Đây là số cổ phần do Tổng công ty viễn thông MobiFone đang sở hữu.

Lý do được HNX công bố là cơ quan này nhận được công văn của TPBank thông báo về việc tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại nhà băng này đã đạt 30% vốn điều lệ, theo quy định thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ không được tham gia mua cổ phần (CP)  TPBank trong lần đấu giá này. Tiếp đó, MobiFone cũng có công văn gửi HNX đề nghị tạm dừng đấu giá để làm rõ tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại TPBank. Đối với các nhà đầu tư đã đăng ký đấu giá, HNX đề nghị các công ty chứng khoán làm đại lý hoàn trả tiền cọc cho nhà đầu tư.

Theo thông báo trước đó, vào ngày 7.2, MobiFone sẽ bán đấu giá hơn 5,54 triệu CP, chiếm 1% vốn điều lệ tại TPBank. Với giá khởi điểm 12.800 đồng/CP, MobiFone sẽ thu về tối thiểu khoảng 70 tỉ đồng và giảm tỷ lệ sở hữu tại TPBank xuống còn 4,76%.

Riêng ngày 7.2, buổi đấu giá toàn bộ hơn 4,3 triệu CP của MobiFone sở hữu tại Ngân hàng SeABank vẫn sẽ diễn ra với giá khởi điểm 9.600 đồng/CP. Nếu bán hết số cổ phần trên, MobiFone dự kiến thu về 320 tỉ đồng và không còn là cổ đông của SeABank.

Trước đó, vào cuối tháng 4.2016, MobiFone cũng đã thực hiện đấu giá CP tại SeABank và TPBank nhưng không thành công. Với giá khởi điểm cũng là 9.600 đồng/CP SeABank nhưng không có nhà đầu tư nào đăng ký mua nên HNX phải hủy đấu giá. Còn tại TPBank, số lượng đem ra đấu giá là hơn 14,28 triệu CP (tương đương 2,57% vốn điều lệ dự kiến) song MobiFone chỉ bán được 8,7 triệu CP, với giá đấu thành công bình quân bằng mức giá khởi điểm 8.900 đồng/CP.(Thanhnien)
---------------------------

Phát hành xổ số khu vực miền Nam đạt doanh số gần 92.000 tỷ đồng

Sáng 19/1, tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đăng cai tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh xổ số kiến thiết của khu vực miền Nam năm 2017. Tới dự có lãnh đạo Bộ Tài chính và lãnh đạo công ty xổ số kiến thiết các tỉnh khu vực miền Nam.

Tại hội nghị, ông Thiệu Ngọc Tâm, Phó Chủ tịch Hội đồng xổ số kiến thiết khu vực miền Nam cho biết, trong năm 2017, doanh số phát hành xổ số lên tới gần 92.000 tỷ đồng, tăng 7,2% so với năm 2016, nộp về ngân sách trên 24.000 tỷ đồng. Kết quả trên có được là do nhiều thuận lợi như Bộ Tài chính chấp thuận cho điều chỉnh cơ cấu giải thưởng để tăng cường hấp dẫn, tăng phát hành 4 kỳ vé xuân. Ngoài ra, tình hình kinh tế trong khu vực tiếp tục phục hồi và phát triển, nhu cầu tiêu thụ vé số của thị trường khu vực miền Nam tăng qua từng năm. 

Trong năm 2017, hoạt động phúc lợi, xã hội – từ thiện từ nguồn quỹ của các công ty xổ số kiến thiết và nguồn huy động đóng góp đã hỗ trợ, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà vì người nghèo, nhà đại đoàn kết và sửa chữa nhà cho người nghèo gần 1.100 căn, tương đương với giá trị trên 81 tỷ đồng. Ngoài ra, nguồn quỹ trên còn đóng góp, tài trợ, ủng hộ cho các chương trình giáo dục, y tế, an sinh xã hội, học bổng cho học sinh nghèo, phẫu thuật tim cho trẻ em, xây dựng cầu đường giao thông, cứu trợ khắc phục thiên tai… trên 205 tỷ đồng. 

Ông Thiệu Ngọc Tâm cho biết thêm, để phát huy những kết quả đã đạt được, trong năm 2018, Hội đồng xổ số kiến thiết khu vực miền Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh đổi mới quản lý điều hành kinh doanh xổ số truyền thống, tăng cường thông tin trên trang web của từng công ty về hình thức trả thưởng, kết quả trúng thưởng của khách hàng và các hoạt động có ý nghĩa ích nước – lợi nhà được thực hiện từ nguồn thu xổ số truyền thống; đồng thời, các công ty cần tích cực nghiên cứu biện pháp, hình thức quảng bá nhận dạng thương hiệu để tăng sức cạnh tranh của loại hình xổ số truyền thống với các loại hình xổ số mới và trò chơi có thưởng khác trên thị trường. 
Song song đó, tăng cường sự đoàn kết trong khu vực, các công ty hỗ trợ nhau trong việc củng cố, phát triển để giữ vững thị trưởng xổ số truyền thống; bảo vệ uy tín và thu hút người chơi, thường xuyên theo dõi tác động, ảnh hưởng của thị trường đến kết quả kinh doanh để có giải pháp điều hành phù hợp.(TTXVN)
--------------------------

Hoàn tất nghiên cứu đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2018

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, năm 2018, Bộ sẽ tập trung hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Thông tin trên được đưa ra tại hội nghị tổng kết công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018 của Bộ Giao thông vận tải sáng nay, 18.1.

Theo nghiên cứu của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Tổng Công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải TEDI, dự kiến tuyến đường sắt cao tốc này có tổng mức đầu tư lên tới hơn 50 tỉ USD (khoảng 114.000 tỉ đồng). Bộ Giao thông vận tải sẽ trình Chính phủ xem xét, báo cáo Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào năm 2019.

Giai đoạn từ năm 2020 - 2030, triển khai xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao (trước mắt khai thác tốc độ chạy tàu từ 160 km/giờ đến dưới 200 km/giờ), đường đôi khổ 1.435 mm; điện khí hóa, hạ tầng tuyến có thể đáp ứng khai thác tốc độ cao tốc 350 km/giờ trong tương lai; ưu tiên xây dựng trước những đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn trên trục Bắc - Nam theo khả năng huy động vốn.

Tầm nhìn đến năm 2050, phấn đấu hoàn thành toàn tuyến đường sắt đôi tốc độ cao khổ 1.435 mm trên trục Bắc - Nam; sau năm 2050 triển khai tổ chức khai thác tốc độ cao tốc 350 km/giờ.

‘Nên dồn tiền xây đường sắt khổ đôi’

Theo ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, đường sắt cao tốc Bắc - Nam cần triển khai sớm để cân bằng các phương thức vận tải.

“Không có nước nào trong vòng vài năm đầu tư xong được hệ thống đường sắt cao tốc quốc gia vì nhanh nhất cũng vào khoảng 20 chục năm mới làm xong. Mỗi nhiệm kỳ phân bổ 5 - 7 tỉ USD (khoảng 11.000 - 15.000 tỉ đồng) thì hoàn toàn làm được dự án đường sắt cao tốc,” ông Minh cho hay.

Lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho rằng, nguồn lực đầu tư nước ta ít nên lựa chọn khoản đầu tư nào mang lại lợi ích trước mắt nhanh và đồng thời kết hợp xã hội hóa để giảm chi phí đầu tư cho Nhà nước.

Tuy nhiên, ông Minh cũng đưa ra quan điểm: “Nhà nước đầu tư có bị lệch ở chỗ đường bộ quy hoạch 5 tuyến, có nhất thiết phải 5 tuyến hay không? hay chỉ cần 2 - 3 tuyến và thay vào đó dồn tiền vào đầu tư để đường sắt có tuyến đôi thì sẽ phát huy hiệu quả rất nhiều nhờ vận tải khối lượng lớn”.(Thanhnien)

Trở về

Bài cùng chuyên mục