tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-04-2016

  • Cập nhật : 27/04/2016

Xoài Việt Nam nhiều cơ hội vào Mỹ

 TPP sẽ giúp người tiêu dùng các quốc gia nội khối biết đến các loại nông sản Việt Nam nhiều hơn. Ví dụ như xoài, hiện Mỹ có nhu cầu rất cao về trái xoài.

bo truong bo nong nghiep my tim hieu cac san pham nong nghiep bay ban tai sieu thi viet nam - anh: n. binh

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ tìm hiểu các sản phẩm nông nghiệp bày bán tại siêu thị Việt Nam - Ảnh: N. Bình

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack cho biết như vậy khi cùng đại diện Đại sứ quán Mỹ tại VN thực hiện chuyến khảo sát nhanh mặt hàng nông sản tại siêu thị Co.opMartXtra (Q.7, TP.HCM) chiều 26-4, nhằm đánh giá cơ hội cho nông sản Hoa Kỳ vào VN sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực.

Đến nay mới có 4 loại trái cây gồm thanh long, chôm chôm, nhãn và vải của VN vào Mỹ. Các doanh nghiệp VN cho rằng quy trình cấp phép cho trái cây VN vào thị trường Mỹ còn phức tạp, tốn kém và kéo dài.

Theo ông Tom Vilsack, hiện ở Mỹ có nhu cầu rất cao về trái xoài, nếu VN xuất khẩu thành công trái xoài vào Mỹ, người tiêu dùng Mỹ sẽ có thêm sự lựa chọn vì Mỹ không trồng xoài. Ngay cả khi trồng thì cũng chỉ được một vụ trong năm, cho nên cơ hội cho nông sản VN nói chung và xoài nói riêng rất lớn nếu các nhà xuất khẩu VN hiểu và nắm bắt được thị trường.

Khi TPP dỡ bỏ hàng rào thuế quan, ước tính 90% dòng thuế “đánh” hàng VN vào Hoa Kỳ sẽ được giảm dần hoặc dỡ bỏ, hàng hóa của VN sẽ trở nên cạnh tranh hơn rất nhiều ở thị trường Mỹ. Đây là một xu hướng tích cực. 

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng hi vọng và dự đoán thực phẩm VN sẽ là một lĩnh vực được người tiêu dùng nước này quan tâm. Không chỉ thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, TPP còn khuyến khích thiết lập chuỗi giá trị, dịch vụ hậu cần, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân. 

“Các nghiên cứu đã cho thấy hiệp định thương mại này sẽ giúp kinh tế VN tăng trưởng, tạo nhiều nhu cầu cho xã hội, tăng cơ hội bán hàng cho nông dân”, bộ trưởng Tom Vilsack nói.


Thương vụ này cho thấy ngành năng lượng đang khốn khó như thế nào

Ocean Rig chỉ phải bỏ ra 65 triệu USD để mua một chiếc tàu khoan (drillship) nửa nổi nửa chìm thế hệ 6. Năm 2011, mức giá lên tới 700 triệu USD.

Nếu bạn muốn tìm một câu chuyện phản ánh một cách hoàn hảo ngành năng lượng đang đối mặt với tình trạng tồi tệ đến thế nào thì dưới đây chính là câu chuyện ấy.

Công ty chuyên cung cấp dịch vụ khoan và thám hiểm dầu khí trên biển Ocean Rig vừa nhận được một hợp đồng rất béo bở. Theo blog gCaptain, Ocean Rig chỉ phải bỏ ra 65 triệu USD để mua một chiếc tàu khoan (drillship) nửa nổi nửa chìm thế hệ 6. Năm 2011, mức giá lên tới 700 triệu USD.

Như vậy Ocean Rig đã mua được thiết bị này với giá rẻ hơn 90,7%. Năm 2008 chính Ocean Rig cũng đã mua 4 con tàu tương tự từ Samsung Heavy Industries nhưng giá của mỗi con tàu lên tới 800 triệu USD. Thời đó mỗi thùng dầu thô có giá 140 USD, trong khi bây giờ giá dầu chỉ ở mức hơn 40 USD/thùng.

Thực ra thì câu chuyện này không khiến cho các chuyên gia trong ngành phải ngạc nhiên. Ở thời đại mà các công ty năng lượng phải cắt giảm tối đa chi phí, khoan dầu ngoài khơi là một trong những hoạt động đắt đỏ nhất.

Công ty đã bán hàng cho Ocean Rig cũng là một minh chứng hùng hồn cho sự sụp đổ của ngành năng lượng. Công ty này đang trên bờ vực phá sản và phải thanh lý tài sản để có thể sống sót.

Rõ ràng đây là một dấu hiệu tồi tệ và không hề dễ chịu đối với ngành năng lượng thế giới.


“Giá dầu thấp sẽ tác động nặng nề đến kinh tế vùng Vịnh”

imf cho rang, tang truong kinh te nhom cac nuoc vung vinh se giam tu 3,3% vao nam 2015 xuong 1,8% trong nam 2016...

IMF cho rằng, tăng trưởng kinh tế nhóm các nước vùng Vịnh sẽ giảm từ 3,3% vào năm 2015 xuống 1,8% trong năm 2016...

IMF cho rằng, tăng trưởng kinh tế nhóm các nước vùng Vịnh sẽ giảm từ 3,3% vào năm 2015 xuống 1,8% trong năm 2016...

Tăng trưởng kinh tế của nhóm nước vùng Vịnh sẽ chỉ đạt 1,8% trong năm 2016 bởi nguồn thu từ dầu sụt giảm nghiêm trọng, theo dự báo mới nhất của IMF được Financial Times trích đăng.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng, tình trạng thắt chặt chính sách tài khóa, niềm tin của nhóm doanh nghiệp tư nhân thấp, thanh khoản ngân hàng yếu sẽ khiến tăng trưởng kinh tế nhóm các nước vùng Vịnh giảm từ 3,3% vào năm 2015 xuống 1,8% trong năm 2016.

Tháng 10/2015, IMF từng dự báo kinh tế vùng Vịnh tăng trưởng 2,75% trong năm 2016.

Trong báo cáo kinh tế vùng Vịnh mới nhất, IMF nhấn mạnh: “Hoạt động kinh tế của nhóm nước vùng Vịnh sẽ không ngừng tăng trưởng thấp hơn trước rất nhiều bởi từ năm nay, các biện pháp giảm thâm hụt ngân sách sẽ được thực thi mạnh tay hơn. Ngân sách sẽ khó được cân bằng bởi giá dầu không ngừng ở mức thấp”.

Tuy nhiên, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế nhóm nước vùng Vịnh sẽ phục hồi lên mức 2,3% vào năm sau khi thâm hụt tài khóa giảm xuống mức 10,8%. IMF cảnh báo giá dầu thấp và các biện pháp thắt chặt tài khóa sẽ gây ra nhiều sức ép lên các nền kinh tế trong trung hạn.

Ngoài ra, rủi ro khác có thể tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế vùng Vịnh còn là giá dầu giảm sâu bất thường và việc Mỹ nâng lãi suất cơ bản đồng USD.

Trong năm 2015, nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ của nhóm nước vùng Vịnh giảm đến 390 tỷ USD, tương đương 17,5% GDP.

IMF dự báo chính phủ các nước vùng Vịnh sẽ tiếp tục phải cắt giảm ngân sách mạnh tay hơn trong năm 2016 sau khi đã đưa ra chính sách tương tự trong năm 2015.

Trong năm 2015, Saudi Arabia công bố cắt giảm khoảng 15% chi tiêu, đến năm nay, con số đó ước tính khoảng 10%. Cũng trong năm ngoái và năm nay, Oman mỗi năm phải giảm 10% chi tiêu công.

IMF chỉ ra nhóm nước vùng Vịnh bao gồm Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia và UAE hoàn toàn có thể cắt giảm chi tiêu mạnh tay hơn nữa. Số liệu của IMF cho thấy mức trả lương cho người lao động trong lĩnh vực công của nhóm nước này trung bình cao gấp đôi so với nhóm nước mới nổi, ngoài ra, đầu tư công cũng cao hơn đến 50%.

Nếu tiếp tục cắt giảm chi phí, IMF khẳng định nhóm nước trên sẽ tiết kiệm được số tiền tương đương 2% GDP hiện tại. Ngoài ra, khi một số nước áp dụng tăng thuế doanh thu thêm 5% từ năm 2018, họ sẽ có thêm được nguồn thu bằng 1,5% GDP.

IMF khẳng định mô hình tăng trưởng hiện tại của nhóm nước vùng Vịnh là phân phối nguồn thu của chính phủ đã không còn phù hợp khi mà nguồn thu đó chịu nhiều rủi ro biến động bất thường và số người muốn hưởng lợi từ nó cứ ngày một đông. Chính phủ không thể nào có đủ tiền mà đáp ứng được nhu cầu của tất cả những đối tượng mới gia nhập thị trường lao động.


Trung Quốc ồ ạt bơm tiền để hỗ trợ thanh khoản

Hôm 25/4, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) bơm thêm 180 tỷ nhân dân tệ (tương đương 27,6 tỷ USD) để hỗ trợ thanh khoản.

Số tiền này được bơm vào thị trường nhằm giảm tình trạng căng thẳng về khả năng thanh khoản thông qua thoả thuận bán và mua lại cổ phiếu (repo) trong đầu tư ngắn hạn - một quá trình mà theo đó các ngân hàng trung ương mua cổ phiếu của các ngân hàng thông qua thoả thuận bán lại chúng trong tương lai.

PBOC cho biết hợp đồng bán và mua lại cổ phiếu lần này có kỳ hạn 7 ngày với mức lãi suất 2,25%, không đổi so với các lần bơm tiền mới đây.

Trước đó, ngày 20 và 21/4, PBOC cũng lần lượt bơm 260 tỷ nhân dân tệ và 250 tỷ nhân dân tệ vào hệ thống tài chính Trung Quốc.

Tại thị trường liên ngân hàng ngày 25/4, chuẩn lãi suất liên ngân hàng qua đêm (Shibor) tại Thượng Hải (Shanghai) nhích thêm 0,7 điểm lên mức 2,045%./.


Bắc Âu: "Cánh cửa" để Việt Nam tận dụng toàn diện FTA với EU

Trong chiến lược xuất nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030, EU là một trong những đối tác trọng tâm của Việt Nam để phát triển quan hệ thương mại và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam-EU (EVFTA) sẽ là một biện pháp quan trọng để thực hiện nội dung trên.

Đây là ý kiến của ông Trần Ngọc Quân, Phó Vụ trưởng Vụ châu Âu (Bộ Công Thương) tại hội thảo "Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU, các nguyên tắc và quy định xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển, EU," do Bộ Công Thương phối hợp với Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam tổ chức sáng nay (26/4), tại Hà Nội.

Mặc dù nhấn mạnh đến các đối tác lớn như Đức, Pháp, Anh, Hà Lan nhưng theo ông Quân, Việt Nam cũng đồng thời triển khai các biện pháp thúc đẩy quan hệ thương mại với các nước Bắc Âu, Nam Âu và Tây Âu để có thể tiếp cận thị trường EU một cách toàn diện.

Đối với Thụy Điển (thuộc khu vực Bắc Âu) lãnh đạo Vụ châu Âu khẳng định sẽ là một đối tác giúp Việt Nam tăng cường hơn nữa các hoạt động xuất khẩu vào khu vực thị trường EU cũng như để tận dụng và tranh thủ tốt nhất FTA giữa Việt Nam và liên minh châu Âu.

"Thụy Điển ​coi Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á​, khi Hiệp định thương mại Việt Nam-EU có hiệu lực thì doanh nghiệp hai bên có thể nắm bắt được thị trường của nhau và có biện pháp để thúc đẩy quan hệ thương mại hơn nữa," ông Quân nói.

Năm 2015 đánh dấu một bước quan trọng đối với Việt Nam khi hoàn tất đàm phán và ký kết Hiệp định EVFTA, ​dự kiến khi có hiệu lực vào năm 2018, hiệp định sẽ mở ra nhiều cơ hội trong quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Thụy Điển...

 Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, Camilla Mellander đang trao đổi với báo chí. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, Camilla Mellander đang trao đổi với báo chí. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, Camilla Mellander cho biết, hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU không chỉ mang ý nghĩa về cắt giảm thuế quan mà quan trọng hơn là việc bãi bỏ các hàng rào kỹ thuật, điều này sẽ giúp nâng cao hơn nữa kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Theo bà ​Đại sứ, Thụy Điển ngày càng coi trọng vai trò về thương mại của Việt Nam trong khối ASEAN và hội thảo hôm nay là một cơ hội cho các cơ quan chức năng của Việt Nam tìm hiểu sâu hơn về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU, cũng như nắm được những yêu cầu khi xuất khẩu sang EU và Thụy Điển.

"Việc nắm chắc và đầy đủ các quy định, tiêu chuẩn của EU sẽ giúp cho doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế cạnh tranh tương đối so với nhà xuất khẩu đến từ các nước khác," Bà Camilla Mellander cho hay.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, hiện Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Thụy Điển các mặt hàng: thủy sản; cao su; sản phẩm từ chất dẻo; túi xách, gỗ và sản phẩm gỗ; dệt may, giày dép các loại... trong khi nhập khẩu từ Thụy Điển chủ yếu là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; dược phẩm; điện thoại các loại, và linh kiện....

Tính trong năm 2015, Việt Nam nhập khẩu 240 triệu USD và xuất khẩu gần 698 triệu USD sang Thụy Điển, dự kiến, khi Hiệp định thương mại giữa Việt Nam-EU có hiệu lực vào năm 2018, kim ngạch thương mại giữa hai nước ​sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-04-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-04-2016

    Ngành dược: Có thực sự hưởng lợi từ TPP?
    Doanh nghiệp địa ốc 'vốn khủng' tăng vọt
    Giá nhiều dòng xe chuẩn bị tăng sốc vì thuế, doanh nghiệp nhập ôtô kêu với Thủ tướng
    Zalora đã bán, chuẩn bị rút khỏi Việt Nam và Thái Lan
    Mua lại hãng Withings, lịch sử Nokia bước sang trang mới

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-04-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-04-2016

    Jack Ma đoạt lại vị trí người giàu nhất châu Á
    Apple và bài học cay đắng tại Trung Quốc
    Nhà đầu tư lo nhân dân tệ “lên cơn”
    'Stark Tower' nói gì về kinh tế Việt Nam
    Australia xem xét nhập thanh long Việt

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-04-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-04-2016

    Khai khoáng than, dầu khí giảm, Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm nhẹ trong tháng 4
    Lãi suất âm là vô nghĩa với thị trường ngoại hối
    Doanh nghiệp TP. HCM bắt tay gom quỹ đất
    World Bank nâng dự báo đối với giá dầu năm 2016
    "Nhiều nhà máy chế biến hải sản Việt Nam tốt hơn một số nước châu Âu"

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-04-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-04-2016

    Trung Quốc: Mặt trái của "liều thuốc kích thích" từ chính phủ
    Tầng lớp trung lưu châu Á sẽ thúc đẩy kinh tế Singapore
    Tiếp tục đẩy mạnh ngành cơ khí ô tô
    BMW Malaysia sẽ xuất khẩu BMW 3 Series, 5 Series và 7 Series sang Việt Nam
    IMF khuyến nghị các biện pháp hỗ trợ kinh tế

  • Tin kinh tế đọc nhanh 28-04-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 28-04-2016

    Mitel công bố thỏa thuận mua lại Polycom
    Lạm phát - biến số khó lường
    Quảng Nam: Dự án có vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng phải ký quỹ đầu tư
    Hai tập đoàn nước ngoài mong muốn đầu tư cảng biển tại Bình Định
    Công cụ bảo lãnh vốn dài hạn cho các dự án đầu tư tại Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 27-04-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 27-04-2016

    Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 4 tháng đạt hơn 10 tỷ USD
    Xuất khẩu gạo gần đạt 1 tỷ USD sau 4 tháng đầu năm
    Mật phục bắt gọn 30 tấn đường lậu sắp ra thị trường
    Sản lượng đường ước giảm 200 ngàn tấn nhưng vẫn đủ cung
    Hải sản tăng giá mạnh, tôm sú đắt kỷ lục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-04-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-04-2016

    538 tỉ USD sẽ rút khỏi Trung Quốc năm 2016
    Quá nửa hàng hóa Trung Quốc nhập vào EU không an toàn
    EU cảnh báo nhiều lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
    6 sản phẩm nhập khẩu phải kiểm tra đảm bảo chất lượng?
    Ấn Độ cấm nhập sữa, điện thoại Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 27-04-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 27-04-2016

    Thái Lan công bố sẽ bán toàn bộ gạo dự trữ trong vòng 2 tháng tới
    Bất động sản TP. HCM: Sẽ tăng trưởng mạnh trong quý II
    Xuất siêu hỗ trợ tỷ giá ổn định
    Viettel Global đặt mục tiêu doanh thu 1,5 tỷ USD năm 2016
    Phế liệu có được làm thủ tục nhập khẩu tại ICD hay không?

  • Tin kinh tế đọc nhanh 27-04-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 27-04-2016

    Trung Quốc có thể sẽ cấm cửa Apple
    Cuối năm nay, dầu lên 85 USD/thùng
    Vàng sẽ tiếp tục tăng
    Nới lỏng điều kiện kinh doanh LPG
    Start-up gọi vốn để sản xuất điện thoại giá hơn 400 triệu đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-04-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-04-2016

    Nông sản Mỹ sẽ "ngập tràn" ở Việt Nam sau TPP
    FED rộng cửa tăng lãi suất vào mùa hè nhờ ECB
    145 tỷ USD đổ vào các khu công nghiệp, khu kinh tế
    Trái cây vào Mỹ: Mất 500.000 USD/năm để kiểm tra chiếu xạ
    Hậu sáp nhập, Sacombank vẫn còn nhiều bê bối?