Xây 25 cây cầu bằng 1.600 tỷ đồng vốn vay Nhật Bản
Đề nghị Cameroon xử lý vướng mắc dự án liên doanh của Viettel
TPHCM hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng của Samsung
Hàng loạt doanh nghiệp muốn rót vốn vào các sân bay
Sửa luật thuế, doanh nghiệp vốn mỏng sẽ gặp khó?
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-09-2015
- Cập nhật : 27/09/2015
Nhiều cơ hội để doanh nghiệp VN tiếp cận thị trường EU
Hãng taxi bất ngờ dừng hoạt động
Thương hiệu taxi Hoàng Anh Quảng Nam tạm dừng hoạt động làm cho gần 60 lái xe có nguy cơ mất việc.
Sáng 25-9, Công ty cổ phần Vận tải biển quốc tế Trường Sa chi nhánh Quảng Nam bất ngờ ra thông báo tạm dừng hoạt động đối với thương hiệu taxi Hoàng Anh Quảng Nam làm cho gần 60 lái xe có nguy cơ mất việc.
Đến chiều 25-9, hàng chục lái xe cho Hãng taxi Hoàng Anh tại Quảng Nam tiếp tục kéo đến trụ sở chi nhánh ở 175 Phan Bội Châu, P.Tân Thạnh (TP Tam Kỳ, Quảng Nam) đòi công ty bảo đảm quyền lợi.
Theo trình bày của các lái xe, chiều 23-9 tất cả nhân viên trực tổng đài và gần 20 lái xe tại chi nhánh huyện Điện Bàn (Quảng Nam) đồng loạt nghỉ việc không rõ nguyên nhân.
Đến sáng 24-9, khoảng 40 lái xe tại TP Tam Kỳ đến công ty nhận xe đi làm như thường lệ thì không được giao chìa khóa. Chiều cùng ngày, một nhân viên tại chi nhánh gọi điện thoại thông báo cho các tài xế ngày hôm sau (25-9) đến giao trả đồng phục.
Một tài xế (giấu tên) phản ảnh anh làm việc cho công ty hơn ba tháng vẫn chưa được hoàn trả hồ sơ gốc, trong hợp đồng có điều khoản công ty trả tiền đóng bảo hiểm xã hội trực tiếp vào lương người lao động nhưng không thấy chuyển tiền, lái xe tự bỏ tiền túi mua đồng phục, nay công ty đòi giao nộp rất vô lý.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Bùi Tiến Ngọc - quyền phó giám đốc chi nhánh (mới được điều về hai ngày) - phủ nhận tất cả cáo buộc của các lái xe.
Theo ông Ngọc, việc công ty không trả hồ sơ gốc là do người lao động chưa thanh toán hết nợ, quy chế công ty quy định khi chấm dứt lao động thì phải hoàn trả đồng phục.
Ông Ngọc hứa sẽ cố gắng đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo khuôn khổ hợp đồng nhưng không đưa ra được thời điểm khôi phục hoạt động kinh doanh cũng như cách giải quyết công việc cho đội ngũ lái xe.
68.000 doanh nghiệp mới, 54.000 doanh nghiệp giải thể
Trong tháng 9-2015 cả nước có 7.042 doanh nghiệp thành lập mới, tuy nhiên có tới 10.111 doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động.
Bộ Kế hoạch - đầu tư vừa công bố tình hình thành lập, giải thể doanh nghiệp. Kết quả, trong tháng 9-2015 cả nước có 7.042 doanh nghiệp thành lập mới, tuy nhiên có tới 10.111 doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động.
Tính chung chín tháng đầu năm, cả nước có trên 68.000 doanh nghiệp thành lập mới, số doanh nghiệp phải giải thể, dừng hoạt động là trên 54.000.
Bộ Kế hoạch - đầu tư cho biết với số doanh nghiệp thành lập mới như trên, đã có trên 1,02 triệu tỉ đồng được đăng ký đổ vào nền kinh tế để sản xuất kinh doanh, trong đó có trên 608.000 tỉ là vốn các doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh đăng ký đầu tư thêm.
Có một điểm đáng mừng nữa là theo Bộ Kế hoạch - đầu tư, tính chung cả chín tháng đầu năm, doanh nghiệp thành lập mới đã tăng ở tất cả các ngành so với năm 2014.
Quảng Nam đồng ý bồi hoàn tài sản Công ty Quasapharco
Thủ tướng chỉ đạo quy định việc nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng
Trước đó, khi Thông tư 20/2014/TT-KHCN quy định về nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng (có hiệu lực thi hành từ 1/9/2014) được ban hành, đã có rất nhiều ý kiến không đồng tình và cho rằng đây là một rào cản đối với doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa máy móc. Do đó, ngay trước khi thông tư bắt đầu có hiệu lực, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu tạm dừng thi hành. Do đó, việc ban hành thông tư sửa đổi thông tư này đang khiến dư luận, đặc biệt là các DN sản xuất, nhập khẩu, đầu tư nước ngoài rất quan tâm, trông ngóng. Vừa qua, Bộ KHCN đã tiến hành xây dựng lại Thông tư này.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ KHCN tổng hợp, nghiên cứu kỹ ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, các doanh nghiệp và các quy định tương tự của các nước, khẩn trương hoàn thiện dự thảo sửa đổi Thông tư, sớm ban hành Thông tư mới quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng theo đúng thẩm quyền, đúng quy định pháp luật có liên quan và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
Thủ tướng nhấn mạnh phải lưu ý việc quy định thời hạn sử dụng; chất lượng máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng; thẩm quyền và thủ tục xử lý thông quan, nhập khẩu phải bảo đảm tính khả thi, thuận lợi đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với yêu cầu phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cần thực hiện theo đúng quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006.
Đối với những trường hợp đặc biệt phải quy định rõ trách nhiệm của Bộ KHCN và Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thống nhất xem xét, quyết định. Đồng thời, xem xét quy định thêm việc cấm nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng mà các nước đã công bố loại bỏ do lạc hậu, chất lượng kém, gây ô nhiễm môi trường.