tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-09-2015

  • Cập nhật : 26/09/2015

Goldman Sachs và Miga tham vấn dự án Thủy điện Hồi Xuân

Mới đây, Đại diện Ngân hàng Goldman Sachs và Tổ chức Miga (tổ chức bảo lãnh đầu tư đa phương) đã làm việc với các cơ quan ban ngành tỉnh Thanh Hóa về dự án Thủy điện Hồi Xuân.

Theo đó, mục đích của buổi làm việc này phía Goldman Sachs và Miga sẽ phỏng vấn độc lập đối với từng cơ quan chức năng liên quan ao ý kiến, đánh giá về dự án này để đưa ra những quyết định cho vay và bảo lãnh tín dụng.

Thông tin từ Sở Công thương Thanh Hóa cho biết, Miga là một tổ chức bảo lãnhtài chính uy tín, thuộc thành viên của Ngân hàng Thế giới (WB). Đơn vị đã tham gia bảo lãnh và hỗ trợ thúc đẩy đầu tư cho các dự án, đặc biệt là trong lĩnh vực có sự tham gia của khu vực tư nhân. Vì vậy, nếu được đơn vị này đứng ra bảo lãnh thì khoản vay thương mại của dự án Thủy điện Hồi Xuân tại Ngân hàng Goldman Sachs sẽ thành khoản vay có bảo lãnh, đồng nghĩa với việc lãi suất thấp và thời gian vay dài hơn so với dự kiến.

goldman sachs va miga tham van du an thuy dien hoi xuan

Goldman Sachs và Miga tham vấn dự án Thủy điện Hồi Xuân

 

Trước đó, dự án Thủy điện Hồi Xuân đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cấp bảo lãnh Chính phủ cho khoản vay 125 triệu USD của Ngân hàng Goldman Sachs để thực hiện dự án, (với mức phí bảo lãnh là 0,25%/năm tính trên dư nợ của khoản vay được bảo lãnh).

Dự án Thủy điện Hồi Xuân có tổng mức đầu tư khoảng hơn 3.320 tỷ đồng, công suất 102 MW bao gồm 03 tổ máy có sản xuất lượng điện trung bình 432,61 triệu kWh/năm. Được khởi công từ tháng 3/2010, dự kiến hoàn thành phát điện vào cuối năm 2014. Tuy nhiên, Dự án bị chậm tiến độ và gặp khó khăn do các vấn đề liên quan đến vốn đầu tư.

Tháng 10/2014, dự án được chuyển giao từ Công ty Thủy điện Hồi Xuân - Vneco, thuộc Tổng Công ty CP Xây dựng Điện Việt Nam (trực thuộc Bộ Công Thương) cho Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại và Sản xuất Xây dựng Đông Mê Kông, đơn vị sẽ tham gia với tư cách cổ đông nắm giữ 90% cổ phần để cùng đầu tư hoàn thiện dự án.


Đồng Tháp: doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ nhập xoài Cao Lãnh

Công ty Injae Corporation (Hàn Quốc) cho biết sẽ lập kế hoạch xây dựng nhà máy chế biến, đóng gói tại Đồng Tháp để xuất sang Hàn Quốc.

xoai cat hoa loc cua mien tay

Xoài cát Hòa Lộc của miền Tây

Ngày 24-9, sau khi làm việc với tỉnh Đồng Tháp và tham quan thực tế vùng chuyên canh xoài Cao Lãnh, đại diện Công ty Injae Corporation (Hàn Quốc) nhận định người tiêu dùng Hàn Quốc sẽ rất thích sản phẩm này.

Ngoài ra, đại diện công ty này cũng cho biết sẽ lập kế hoạch xây dựng nhà máy chế biến, đóng gói tại Đồng Tháp để xuất sang Hàn Quốc. Trong thời gian tới, công ty sẽ thông qua các doanh nghiệp chuyên xử lý và đóng gói của VN để nhập khẩu sản phẩm xoài Cao Lãnh. 


Lâm Đồng đưa vào hoạt động nhà máy chế biến đông dược

Nhà máy có khu sản xuất rộng hơn 7.500m2, tổng vốn đầu tư gần 100 tỉ đồng với công suất 800 tấn trà thảo dược, 360 tấn cao mềm và cao khô mỗi năm.

Sáng 24-9 tại Khu công nghiệp Phú Hội (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng), Công ty CP Dược Lâm Đồng (Ladophar) đã đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất đông dược, chuyên sản xuất trà dược liệu và chiết xuất cao dược liệu.

Nhà máy có khu sản xuất rộng hơn 7.500m2, tổng vốn đầu tư gần 100 tỉ đồng với công suất 800 tấn trà thảo dược, 360 tấn cao mềm và cao khô mỗi năm, bước đầu giải quyết việc làm hơn 300 lao động tại địa phương. 


Không ưu đãi xóa nợ thuế cho doanh nghiệp Nhà nước

Theo lãnh đạo Bộ, cơ chế xóa nợ thuế cho một số đơn vị đặc thù đang được trình Quốc hội để thúc đẩy việc cổ phần hóa, chứ không nhằm ưu đãi cho khu vực Nhà nước.

Bộ Tài chính vừa đề xuất Chính phủ trình Quốc hội bổ sung 2 đối tượng đặc thù được xóa nợ thuế trong Luật quản lý Thuế. Theo đó, doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp lại được xóa nợ nếu số nợ thuế lớn hơn hoặc bằng vốn chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, những công ty nhà nước đã cổ phần hóa nhưng nợ thuế chưa được trừ vào vốn nhà nước khi chuyển đổi sở hữu.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, việc xin thêm cơ chế xóa nợ này sẽ tạo sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Trao đổi với VnExpress, lãnh đạo cấp cao của Bộ Tài chính khẳng định không có chuyện cơ quan này muốn xóa nợ thuế cho các doanh nghiệp Nhà nước hay cố tình tạo cơ chế ưu đãi riêng biệt cho nhóm này. "Đây là thông tin chưa đầy đủ. Các đối tượng được bổ sung xóa nợ thuế theo đề xuất lần này là cần thiết để thực hiện chiến lược cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, đúng đạo lý và đúng quy định pháp luật", ông cho hay.

chi nhung doanh nghiep dac thu moi duoc xoa no thue nham thuc hien muc tieu co phan hoa. anh: t.l.

Chỉ những doanh nghiệp đặc thù mới được xóa nợ thuế nhằm thực hiện mục tiêu cổ phần hóa. Ảnh: T.L.

Vị này cũng lấy một ví dụ, có doanh nghiệp vốn 10 tỷ đồng, lỗ cũng bằng số này, tiền nợ thuế lại 8 tỷ đồng nữa. Theo ông, nếu không xóa thì ng  có  gì để cổ phần hóa theo chiến lược chung. Thay vào đó chỉ có thể giải thể doanh nghiệp này. Như vậy Nhà nước sẽ mất hết, thà xóa nợ để còn bán được vốn vẫn hơn.

Trước đó, khi đưa ra lấy ý kiến, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế Phạm Đình Thi cũng lý giải, việc bổ sung này sẽ giải quyết dứt điểm những khoản nợ tồn tại cũ, góp phần thực hiện chiến lược quốc gia là tái cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.

Bên cạnh đó, theo tờ trình Chính phủ, cơ quan soạn thảo còn cho hay, Luật Quản lý thuế đã có quy định tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế như gia hạn, xóa tiền thuế nhưng lạ chưa có chính sách với các khoản tiền lãi chậm nộp. Trong khi thực tế hiện nay cho thấy, nhiều cá nhân, doanh nghiệp gặp khó khăn bất khả kháng nhưng tiền phạt do chậm nộp còn lớn hơn tiền thuế gốc ban đầu. "Nếu không có giải pháp và cơ chế xử lý phù hợp thì tổng số tiền không thu được ngày càng tăng lên, gây áp lực cho người nộp thuế và cả cơ quan thuế", đại diện Bộ Tài chính cho hay.

Do đó, để tháo gỡ cơ quan này cũng đề xuất xóa nợ tiền phạt chậm nộp phát sinh trước ngày tháng7/2013 của doanh nghiệp gặp khó khăn khách quan và đã nộp nợ thuế gốc trước ngày 31/12/2015.


EVN cần 6-7 tỷ USD vốn đầu tư mỗi năm

Trong giai đoạn 2016 - 2020, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết cần 600.000 tỷ đồng đầu tư vào các dự án điện.

Thông tin trên được đại diện ban Kế hoạch EVN cho biết tại cuộc họp giao ban sản xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sáng nay (25/9). 9 tháng đầu năm, tập đoàn đã đầu tư 82.173 tỷ đồng cho các dự án, bằng 65% kế hoạch. Dự kiến cả năm, con số này lên tới 127.000 tỷ đồng, tương đương 6 tỷ USD.

"Trong giai đoạn 2016-2020, tập đoàn cần hơn 600.000 tỷ đồng vốn đầu tư, bình quân khoảng 6-7 tỷ USD mỗi năm", vị này nói. Con số này ước tính tăng 25% so với tổng vốn đầu tư giai đoạn 2011-2015. Ngoài vốn tự có và đi vay trong nước, EVN tính tới việc vay tổ chức nước ngoài để đảm bảo không xảy ra nợ đọng đầu tư xây dựng cơ bản.

9 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất và phân phối điện tăng 11,4% - cao nhất trong các nhóm ngành công nghiệp. Điện sản xuất và mua ước đạt 118,5 tỷ kWh, tăng 12% so với cùng kỳ, làm giảm nhu cầu mua điện từ Trung Quốc.

Điện thương phẩm 9 tháng đầu năm ước đạt 106,1 tỷ kWh, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước và hầu hết các hộ đều có ức tiêu thụ điện năng cao hơn.

Từ nay tới cuối năm, EVN phấn đấu đưa vào phát điện tổ máy 1 nhà máy Thủy điện Lai Châu, vượt tiến độ được giao cũng như đầu tư các nhà máy điện miền Trung và Nam.

Theo quy hoạch điện VII, giai đoạn 2011-2020, cả nước phải xây dựng 54 nhà máy nhiệt điện than, bên cạnh các nhà máy nhiệt điện chạy khí, thủy điện, thủy điện tích năng và điện hạt nhân.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục