Thống đốc ngân hàng trung ương Bangladesh từ chức sau “vụ trộm thế kỷ”
Nợ xấu "mắc kẹt" tại VAMC gấp đôi số nợ xấu trên sổ sách
Chấm dứt đầu tư nhà máy xử lý rác thải trên 101 triệu USD
Dự trữ ngoại hối Việt Nam bằng 12 tuần nhập khẩu sẽ giúp tỷ giá ổn định
Thái Lan chú trọng thị trường hàng công nghiệp tại Việt Nam
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-03-2016
- Cập nhật : 15/03/2016
Bốn lý do Nhân dân tệ sẽ mất giá so với USD năm 2016
Mùa hè năm ngoái, Nhân dân tệ còn trở thành nguồn cơn của những đau khổ trên các thị trường tài chính từ Sao Paulo đến Singapore.
Theo dự báo của Goldman Sachs, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục mất giá còn 7 Nhân dân tệ/USD vào cuối năm 2016.
Nỗ lực củng cố niềm tin vào nền kinh tế của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang phần nào phát huy tác dụng. Bằng chứng là đồng Nhân dân tệ hiện đang đứng ở gần mức mạnh nhất kể từ đầu năm nay là 6,5241 Nhân dân tệ/USD, sau khi có thời điểm suy yếu, xuống tận mức 6,5800 Nhân dân tệ/USD trước đó trong năm 2016.
Tình trạng rút vốn khỏi Trung Quốc, một yếu tố lớn gây ra sự suy yếu của đồng Nhân dân tệ và hệ quả của nó là sự suy giảm của kho dự trữ ngoại hối của Trung Quốc khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) can thiệp để ngăn chặn đồng Nhân dân tệ khỏi rơi mạnh hơn, giờ đây có vẻ cũng đang lắng dịu.
Tuy nhiên, hãng Goldman Sachs vẫn dự báo đồng Nhân dân tệ sẽ mất giá, và dự kiến vào cuối năm nay sẽ đứng ở mức 7 Nhân dân tệ đổi 1 USD. Có 4 lý do đằng sau dự báo này.
Thứ nhất là đống nợ khổng lồ. Hoạt động cho vay tăng mạnh trong những năm gần đây đã dẫn đến sự tích tụ nợ trong nền kinh tế. Điều này cho thấy lãi suất có thể sẽ tiếp tục ở mức thấp trong thời gian lâu hơn.
Chính sách tiền tệ lỏng hơn sẽ tạo thêm áp lực giảm giá đối với đồng Nhân dân tệ.
Thứ hai là tình trạng kinh tế giảm tốc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế một thời phụ thuộc vào xuất khẩu đang chậm lại (xuất khẩu trong tháng 2/2016 giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2009) khi đồng Nhân dân tệ lên giá trong nhiều năm qua tính theo cơ sở tỷ trọng thương mại.
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,9% trong năm 2015, tuy là tốc độ cao tính theo tiêu chuẩn toàn cầu, nhưng lại là tốc độ chậm nhất của Trung Quốc trong vòng 25 năm. Theo Goldman Sachs, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc giờ đây có thể phải điều chỉnh tỷ giá để kìm hãm đà suy giảm tăng trưởng của nền kinh tế.
Thứ ba là sở thích để đồng tiền yếu. Hãng Goldman Sachs cho rằng việc phá giá có quản lý đồng Nhân dân tệ vào tháng 12/2015 và những tuần đầu của năm 2016 cho thấy các nhà chức trách Trung Quốc đang thiên về hướng để đồng tiền suy yếu.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Thống đốc PBOC Chu Tiểu Xuyên nói rằng mức giá hiện nay của đồng Nhân dân tệ so với đồng USD không thể hiện mức "hợp lý và cân bằng" của đồng tiền này.
Thứ tư là sự khác biệt về chính sách. Hãng Goldman Sachs dự đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất 3 lần trong năm nay, trong khi dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng trên ngưỡng xu hướng.
Goldman cho rằng lãi suất của Mỹ tăng trong khi chính sách tiền tệ của Trung Quốc lại có xu hướng ngược lại sẽ tạo ra áp lực rút vốn khỏi Trung Quốc và khiến đồng Nhân dân tệ yếu đi.
Việc tăng lãi suất của Hoa Kỳ cùng với xu hướng giảm trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc sẽ bao hàm sự áp lực dòng chảy và dẫn đến nhân dân tệ yếu, Goldman nói.
Xu hướng tiếp tục suy yếu của đồng Nhân dân tệ đang làm dấy lên dự đoán về các lựa chọn chính sách của PBOC, trong đó có dự báo về việc phá giá một lần đồng Nhân dân tệ hoặc phá giá nhiều lần nhưng với mức độ đều đặn hơn.
Goldman Sachs thiên về khả năng Trung Quốc sẽ áp dụng việc phá giá đều đặn đồng Nhân dân tệ do việc phá giá mạnh 1 lần có thể làm giảm uy tín của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc. Ngoài ra, nó còn gây bất lợi khi Trung Quốc sẽ đăng cai Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 9 tới.
Sự mất giá mạnh của đồng Nhân dân tệ cũng sẽ làm tăng áp lực lạm phát và làm suy yếu khả năng cạnh tranh của các đối tác thương mại của Trung Quốc tại các thị trường mới nổi.
Apple sắp bị hạ bệ tại Trung Quốc?
Nhờ đó, thị phần các thiết bị chạy nền tảng iOS hiện vẫn chiếm khoảng 25% thị trường Trung Quốc. So với thị phần smartphone Android hiện là khoảng 75%, con số này khá ít ỏi. Nhưng nên nhớ iOS là của riêng Apple, còn Android bao gồm hàng tá nhà sản xuất khác nhau.
Nói cách khác, Apple vẫn đang ung dung thu lời từ thị trường di động đông dân nhất thế giới này. Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất từ Katar, có lẽ cuộc vui của công ty có trụ sở tại Cupertino sẽ không kéo dài bao lâu nữa, nhất là tại thị trường Trung Quốc.
Bởi so với thời điểm cùng kỳ cách đây 2 năm, khi thị phần các thiết bị chạy iOS còn là 39,1%, con số này đã sụt giảm rất nhiều. Điều này cho thấy, Apple đã bắt đầu có dấu hiệu suy yếu. Rõ ràng nhất là mức tăng trưởng doanh số iPhone đang giảm dần theo thời gian.
Nói cách khác, sự chênh lệch thị phần hiện nay giữa 2 ông lớn này là rất ít. Nếu Huawei tiếp tục đà tăng trưởng thần kỳ, còn Apple vẫn sụt giảm như hiện nay, thương hiệu "táo Mỹ" sẽ chính thức bị hạ bệ tại thị trường trọng điểm này.
Cần nhấn mạnh, Huawei đang được mệnh danh là chú ngựa ô trong năm 2016. Nếu như thời điểm năm 2014, hãng này chỉ nắm trong tay 5% thị trường di động toàn cầu, thì sau đó 2 năm, con số đã tăng lên gần gấp ba, khoảng 14%, cho thấy tốc độ tăng trường thần tốc của nhà sản xuất Trung Quốc.
Ông Trương Văn Phước: Việc chống đô la hoá đã không đạt được mục tiêu
Theo nhận định của ông Trương Văn Phước, chúng ta thành công đưa tỷ giá hối đoái về mức ổn định nhưng tỷ lệ đô la hoá, giữ đô la trong dân chúng lại tăng lên.
Tại hội thảo công bố báo cáo tài chính năm 2015 và chỉ dẫn cảnh báo do Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia tổ chức mới đây, Nguyên Thống đốc NHNN Lê Đức Thúy cho rằng thị trường đang tồn tại sự mất cân đối giữa huy động và cho vay VND, giữa huy động và cho vay đồng USD.
“Dù lãi suất huy động ngoại tệ chỉ bằng 0% nhưng vẫn không làm cho người dân chuyển ngoại tệ sang gửi tiền đồng vào ngân hàng. Huy động ngoại tệ vẫn nhiều hơn cho vay. Điều này chứng tỏ găm giữ ngoại tệ trong dân đang tăng lên, việc đưa lãi suất USD về 0 cũng không làm giảm nhu cầu tích trữ ngoại tệ của thị trường", ông Thúy nêu nhận định.
Cùng lo ngại về vấn đề này, ông Trương Văn Phước, Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia cũng đưa ra nhận định, việc chống đô la hoá của Việt Nam đã không đạt được mục tiêu khi không làm giảm tỷ lệ đô la hoá xuống, ngược lại tỷ lệ này đang tăng lên.
“Chúng ta thành công đưa tỷ giá hối đoái về mức ổn định nhưng tỷ lệ đô la hoá, giữ đô la trong dân chúng lại tăng lên” – Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia chia sẻ.
Phân tích rõ hơn, ông Phước dẫn số liệu năm 2015 huy động vốn toàn hệ thống ngân hàng tăng 16,1% so với năm 2014. Trong đó, huy động vốn VND tăng 16,3%, trong khi năm 2014 là 19,3%. Huy động ngoại tệ tăng 14,3%, chủ yếu tập trung vào 4 tháng cuối năm 2015. Tuy nhiên, so với con số huy động vốn năm 2014 chỉ tăng 4,7% thì mức tăng trên 14% của năm 2015 là đáng kể.
“Việc Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá đã tác động tới tâm lý người dân và họ đã chuyển sang mua ngoại tệ, gửi vào hệ thống ngân hàng, điều này có nghĩa người dân vẫn đang kỳ vọng rất nhiều từ tỷ giá. Việt Nam chống đô la hóa bằng cách triệt tiêu nguồn sinh lợi vào đô la, nhưng do đó mà người dân tập trung vào đô la nhiều hơn”, ông Phước bình luận.
ANZ dừng cấp tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Lãi suất âm đã đem lại những gì cho kinh tế Nhật?
Chính sách lãi suất âm có một số tác động hoàn toàn trái ngược với những gì mà Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) mong muốn...
Tháng 1/2016, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) khiến thị trường tài chính toàn cầu “choáng váng” khi tuyên bố hạ lãi suất cơ bản đồng Yên về dưới 0%.
Theo hãng tin Bloomberg, chính sách lãi suất âm này của BoJ đã có tác động tới thị trường tài chính và nền kinh tế Nhật từ trước khi chính thức có hiệu lực vào ngày 16/2/2016.
Ngày 15/3, BoJ sẽ tiến hành cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ tiếp theo. Giới phân tích không cho rằng BoJ sẽ tiếp tục hạ lãi suất sâu hơn dưới ngưỡng 0% trong cuộc họp lần này, nhưng dự báo lãi suất đồng Yên sẽ tiếp tục giảm sâu hơn trong thời gian tới.
Dưới đây là một số tác động của lãi suất âm ở Nhật tính tới thời điểm này, theo Bloomberg:
Lợi suất (yield) trái phiếu chính phủ Nhật giảm dưới 0%
Khoảng 70% trái phiếu Chính phủ Nhật đang lưu hành hiện có mức lợi suất bằng hoặc dưới 0%, đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư phải trả lãi để được cho Tokyo vay nợ. Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda nói rằng đẩy đường cong lợi suất xuống để giảm chi phí đi vay và khuyến khích hoạt động cho vay là mục đích của chính sách mới.
Lãi suất âm đồng nghĩa với việc các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính khác phải trả phí cho BoJ đối với một phần tiền mà họ gửi ở ngân hàng trung ương này.
Tuy nhiên, những động thái này đang gây tổn hại cho thị trường trái phiếu Nhật. Trong một cuộc khảo sát do BoJ tiến hành, 69% số nhà giao dịch trái phiếu được hỏi cho biết chức năng của thị trường trái phiếu đã suy giảm trong tháng 2 so với ba tháng trước đó.
Lãi suất giảm mạnh
Theo số liệu do Thống đốc Kuroda đưa ra trong một bài phát biểu, vào tuần trước, lãi suất đối với một khoản vay thế chấp nhà kỳ hạn 10 năm ở Nhật đã giảm xuống mức 0,8%/năm, từ mức 1,05%/năm trước khi BoJ công bố lãi suất âm.
Ba ngân hàng lớn nhất Nhật Bản đã cắt giảm lãi suất tiền gửi tiết kiệm xuống mức thấp kỷ lục 0,001%, đồng nghĩa với việc khách hàng nhận được mỗi năm 10 Yên (khoảng 0,09 USD) tiền lãi cho khoản tiền gửi 1 triệu Yên.
Các quỹ thị trường tiền tệ (money market fund) điêu đứng
Tất cả 11 công ty điều hành quỹ thị trường tiền tệ ở Nhật đã dừng nhận vốn đầu tư mới, với lý do là các biện pháp kích cầu của BoJ. Tờ báo Nikkei và các nhà phân tích của ngân hàng Deutsche Bank còn cho biết các quỹ này có kế hoạch trả lại tiền cho nhà đầu tư, trong khi tiền vốn của bản thân các quỹ có thể sẽ được gửi tiết kiệm. Lãi suất tiết kiệm ở Nhật hiện tại còn rất thấp, nhưng vẫn còn ở trên mức 0%.
Lãi suất âm đồng nghĩa với việc các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính khác phải trả phí cho BoJ đối với một phần tiền mà họ gửi ở ngân hàng trung ương này. Chính sách như vậy làm suy giảm triển vọng lợi nhuận của các ngân hàng, khiến cổ phiếu của các ngân hàng suy giảm.
Lượng vốn tín dụng cấp mới hầu như chưa tăng
Chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của BoJ nhằm mục đích khuyến khích hoạt động cho vay và đi vay. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng ở Nhật đã giảm tôc nhẹ trong tháng 2, trong khi lượng tiền gửi tăng lên - hoàn toàn trái ngược với những gì mà BoJ mong muốn.
Tuy nhiên, số khách hàng hỏi thông tin về vay tiền thế chấp nhà ở ngân hàng Shinsei Bank đã tăng gấp 4 lần sau khi ngân hàng này giảm lãi suất một số khoản vay thế chấp nhà hồi đầu tháng 2.
Phản ứng của các hộ gia đình
Trong bối cảnh người dân Nhật lo ngại lãi suất tiền gửi có thể giảm dưới 0%, doanh số thị trường két sắt của nước này tăng mạnh. Nhu cầu tờ tiền mệnh giá 10.000 Yên ở Nhật tăng trong năm 2015 với tốc độ mạnh nhất trong hơn 1 thập niên, phần nào phản ánh nhu cầu găm giữ tiền mặt của các hộ gia đình.
Tác động tâm lý
Tâm lý người tiêu dùng với giới kinh doanh Nhật giảm mạnh trong tháng 2 - một dấu hiệu cho thấy Chính phủ nước này cần giảm bớt độ lạc quan về niềm tin trong nền kinh tế. Theo một cuộc khảo sát của quý 1, tâm lý của các doanh nghiệp Nhật đã giảm vào vùng âm, sau khi GDP của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới suy giảm trong quý 4/2015.
Hiện chưa có chỉ số nào đo niềm tin của các nhà làm luật Nhật. Tuy nhiên, sự lo ngại của các nghị sỹ nước này về chính sách của BoJ đang tăng lên, thể hiện qua số lần kỷ lục mà Thống đốc Kuroda được triệu hồi để trả lời câu hỏi trước Quốc hội Nhật.