Vốn FDI vào Việt Nam trong tháng 1 đạt 1,3 tỷ USD, gấp đôi cùng kỳ
Chen nhau đầu tư thị trường viễn thông Myanmar
Đừng nghĩ thị trường Myanmar dễ xâm nhập
Nhập siêu ngành nhựa giảm 750 triệu USD do giá dầu giảm
Fed giữ nguyên lãi suất vì rủi ro kinh tế thế giới
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-01-2016
- Cập nhật : 27/01/2016
Bắt đường dây chuyên làm giả rượu Chivas 38
Để có chai Chivas 38 bán giá khoảng 7 triệu đồng, Phạm Thanh Phong đã mua vỏ chai về rửa sạch, lấy rượu Remy (rẻ hơn) đổ vào rồi dán tem nhãn giả đem bán.
Ngày 26-1, trung tá Trần Văn Hiếu - Trưởng công an quận 2, TP.HCM cho biết đơn vị này vừa phối hợp phòng cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an TP.HCM bắt giữ nghi can sản xuất và tiêu thụ rượu giả nhãn hiệu nước ngoài trên địa bàn quận.
Qua công tác tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch 121 của lực lượng cảnh sát kinh tế công an quận 2 trong dịp trước, trong và sau tết nguyên đán, trinh sát kinh tế quận phát hiện ông Phạm Thanh Phong (36 tuổi, ngụ Q.2) có dấu hiệu nghi vấn nên theo dõi, điều nghiên.
Đến chiều ngày 22-1, phát hiện ông Phong đang vận chuyển 5 chai rượu ngoại hiệu chivas 38 do nước ngoài sản xuất đang chuẩn bị đi giao hàng ra bến xe Miền Đông nên các trinh sát quận 2 và đội 7 (PC46) đề nghị kiểm tra hành chính.
Kết quả kiểm tra ông Phong không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc các chai rượu trên.
Mở rộng kiểm tra tại nơi ở của ông Phong, lực lượng chức năng thu giữ hàng chục vỏ chai rượu, nhãn mác ngoại, tem giả và nhiều dụng cụ dùng để pha chế, để sản xuất rượu giả.
Ông Phong khai đã thu mua vỏ chai Chivas cũ về tẩy rửa, đặt mua tem nhãn Chivas giả sau đó mua rượu Remy về sang chiết vào vỏ chai Chivas và dán tem rượu nhập khẩu độ cồn lớn hơn hoặc bằng 30 độ để thành rượu Chivas giả.
Số rượu trên được tiêu thụ tại các tỉnh miền Trung, Vũng Tàu và trên địa bàn thành phố với mỗi chai Chivas 38 khoảng 7 triệu đồng. Công an quận 2 đang tạm giữ nghi can trên để củng cố tài liệu, tiếp tục điều tra, làm rõ.
15 ngày đầu năm xuất khẩu điện thoại hơn 1 tỉ USD
Đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu là nhóm hàng dệt may với trị giá kim ngạch 886 triệu USD. Vị trí thứ ba thuộc về nhóm hàng hóa gồm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 584 triệu USD.
Tổng kim ngạch xuất khẩu 15 ngày đầu tháng 1-2016 đạt hơn 5,9 tỉ USD, tăng 4% (tương ứng tăng 205 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2015. Trong khi đó, nhập khẩu đạt 6,2 tỉ USD, giảm nhẹ 0,5% so với cùng kỳ năm 2015, tương ứng giảm 29 triệu USD.
Như vậy, trong nửa đầu tháng 1-2016 cán cân thương mại hàng hóa cả nước thâm hụt 217 triệu USD, với tỉ lệ nhập siêu ở mức 3,6% kim ngạch xuất khẩu. Trong khi khối các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) thặng dư 559 triệu USD thì khối doanh nghiệp trong nước bị thâm hụt 776 triệu USD.
Chấm dứt dùng mệnh lệnh hành chính kiểm soát giá
Theo đó, cơ quan này đánh giá lạm phát bình quân của cả năm 2015 chỉ ở mức 0,63%. Tuy nhiên, lạm phát có thể đứng trước những biến động mạnh hơn trong năm 2016. Cụ thể, giá năng lượng và nhiều loại hàng hóa đã ở mức thấp kỷ lục và có khả năng sẽ đi ngang hoặc tăng nhẹ. Đặc biệt, khả năng tăng giá các nhóm hàng do nhà nước quản lý bao gồm điện, dịch vụ y tế và giáo dục trong năm 2016 là lớn.
Do đó, lạm phát 2016 dự báo sẽ ở mức 4%-5%. Về tỉ giá, VEPR dự báo tỉ giá 2016 sẽ không chứng kiến những cú sốc lớn như trong năm 2015 và biến động khoảng 3%-4%.
VEPR khuyến nghị các cơ quan quản lý cần đẩy nhanh tiến độ thị trường hóa giá các loại hàng hóa, dịch vụ công như y tế, giáo dục và các mặt hàng thiết yếu điện, nước,... Chấm dứt sử dụng các biện pháp kiểm soát giá mang tính hành chính, dẫn tới méo mó thị trường, gia tăng thâm hụt ngân sách.
Kế đến là kiểm soát tăng trưởng và chất lượng tín dụng, tránh việc duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong thời gian quá dài dẫn tới hình thành bong bóng tài sản. “Mức mục tiêu tăng trưởng tín dụng 18% cho năm 2016 là quá cao trong bối cảnh lạm phát nhiều khả năng sẽ quay trở lại, do đó đề xuất xem xét mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho năm 2016 ở mức 12%-15%” - VEPR đề xuất.
Tỉ giá năm 2016 sẽ biến động 3-4%?
Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) vừa công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý IV-2015. Theo đó, cơ quan này cho rằng thị trường ngoại hối diễn biến tương đối ổn định trong nửa đầu quý IV-2015, tỉ giá tại các Ngân hàng thương mại (NHTM) và thị trường tự do đều hạ nhiệt so với thời điểm Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ. Tuy nhiên, nhu cầu ngoại tệ tăng cao vào cuối năm khiến sức ép tăng tỉ giá quay trở lại. Giá USD niêm yết tại các NHTM liên tục ở mức sát trần trong tháng 12-2015.
Trước đó, ngày 31-12-2015, NHNN đã ban hành Quyết định số 2730 về việc công bố tỉ giá tham chiểu của đồng Việt Nam với USD hàng ngày, thay cho tỉ giá liên ngân hàng cố định trước đây. VEPR đánh giá việc cơ quan điều hành chuyển sang cơ chế tỉ giá thả nổi có quản lý là thực hiện một bước tiến đáng kể trong việc thay đổi chính sách điều hành theo hướng thị trường hơn. Theo đó, những tín hiệu thị trường sẽ được phản ánh vào tỉ giá tham chiếu. “NHNN đã tương đối thành công khi dỡ bỏ cơ chế tỉ giá cố định mà không gây ra những biến động lớn. Cơ chế điều hành tỉ giá mới phù hợp với những đặc tính của thị trường Việt Nam”- VEPR đánh giá.
VEPR dự báo, thị trường ngoại hối trong năm 2016 tiềm ẩn những yếu tố rủi ro ngoại sinh, đáng kể nhất là nguy cơ khủng hoảng phát sinh từ các thị trường mới nổi. Tuy nhiên các yếu tố quan trọng hỗ trợ sự ổn định của tỉ giá đều tương đối tích cực. Trung Quốc đang ghi nhận những tín hiệu tương đối tích cực từ khu vực tiêu dùng và dịch vụ, sẽ có nhiều động lực kiểm soát biên độ mất giá của đồng Nhân dân tệ ở mức vừa phải, dưới 5%.
Trong khi đó, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cũng đang trong quá trình tăng lãi suất khiến đồng USD mạnh lên sẽ gây sức ép lên tỉ giá trong nước. Tuy nhiên, với việc FED chưa thực hiện giảm quy mô tài sản nắm giữ, thanh khoản tại các thị trường đang phát triển chưa bị ảnh hưởng thật sự mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tư vào nội địa đang có dấu hiệu khả quan sau khi đàm phán TPP được hoàn thành và làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc đang diễn ra mạnh mẽ. VEPR kỳ vọng tỉ giá sẽ không chứng kiến những cú sốc lớn như trong năm 2015, và biến động khoảng 3-4% trong năm 2016.
Phát hiện 2.000 mũ bảo hiểm giả các thương hiệu nổi tiếng
2.000 mũ bảo hiểm được thu giữ tại hai địa điểm trên đều mang tên các thương hiệu nổi tiếng như Honda, Jojo, Yamaha, Milan, ARAYA, Mobiphone, mũ Sơn...
Trưa 26-1, đoàn kiểm tra liên ngành 389 tỉnh Vĩnh Long bất ngờ kiểm tra tại hai hộ gia đình ở xã Phú Thịnh, huyện Tam Bình và xã Thạnh Quới, huyện Long Hồ, phát hiện nhiều công nhân đang gia công, lắp ráp các loại mũ bảo hiểm.
Theo ông Nguyễn Quốc Thống (ngụ xã Phú Thịnh), ông cho anh Nguyễn Văn Triều (36 tuổi, ngụ xã Thạnh Quới) thuê căn nhà trên để làm nơi chứa hàng trong thời gian một tháng kể từ ngày 3-1 đến ngày 3-2.
Lúc đầu anh Triều chỉ dùng để làm kho chứa hàng, tuy nhiên sau đó có đưa một số người đến ở lại ngủ qua đêm và đem máy, nguyên vật liệu, linh kiện đến lắp ráp mũ bảo hiểm.
Qua kiểm tra, đoàn đã phát hiện công nhân đang lắp ráp các loại mũ bảo hiểm hiệu Mobiphone, Honda, Jojo, Yamaha, Milan, ARAYA và nhiều tem CR của các công ty này nhưng không có hồ sơ chứng nhận hợp quy, cùng nhiều loại công cụ phục vụ cho việc lắp ráp.
Đại diện gia đình cũng chưa xuất trình được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm mũ bảo hiểm tại cơ sở.
Riêng tại điểm nhà bà Nguyễn Thị Bảy (xã Thạnh Quới), đoàn cũng phát hiện ba công nhân đang sơn mũ thuộc dòng sản phẩm mũ cao cấp hiệu mũ Sơn.
Các công nhân cho biết nhận gia công sơn mũ cho một người tên Triều, cứ vài ngày lại có người mang mũ đến để làm. Ngày cao điểm, mỗi công nhân sơn và dán tem gần 100 sản phẩm, tiền công 1.500 đồng/cái.
Hiện đoàn kiểm tra đã thu giữ trên 2.000 mũ bảo hiểm cùng nhiều máy móc, linh kiện để sản xuất mũ bảo hiểm tại hai cơ sở này.