tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-01-2016

  • Cập nhật : 26/01/2016

Chủ tịch Hội đồng Kinh tế EU - ASEAN Francois Guibert: Sợ nhất là thay đổi chính sách đột ngột

cong nhan lam viec trong nha may cua tap doan piaggio (y) o tinh vinh phuc - anh: reuters

Công nhân làm việc trong nhà máy của Tập đoàn Piaggio (Ý) ở tỉnh Vĩnh Phúc - Ảnh: Reuters


VN nói riêng và cả ASEAN nói chung đang trở thành điểm đầu tư ngày càng hấp dẫn, nhưng tính ổn định về chính sách là điều cần phải được bảo đảm.
Đó là những nhận định của Chủ tịch Hội đồng kinh tế EU - ASEAN Francois Guibert (ảnh) trong cuộc trả lời phỏng vấn với Thanh Niên. Theo ông, kinh tế tăng trưởng nhanh, thị trường tiêu thụ lớn và nhiều chính sách theo hướng cởi mở thương mại tự do... là những yếu tố then chốt giúp VN hấp dẫn đầu tư nước ngoài.
Với Hiệp định Thương mại tự do (FTA) ký ngày 2.12.2015, VN trở thành quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á ký FTA với EU. VN sẽ được hưởng lợi như thế nào từ điều này, thưa ông? Liệu VN có thể trở thành một cửa ngõ quan trọng để doanh nghiệp châu Âu tiếp cận thị trường Đông Nam Á?
FTA VN - EU là một bước tiến rất quan trọng. Đây chắc chắn là hiệp định thương mại toàn diện và tham vọng nhất mà EU từng ký với một nền kinh tế mới nổi. Hy vọng nó sẽ làm tiêu chuẩn cho các hiệp định thương mại với những nước mới nổi khác.
ong francois guibert

Ông Francois Guibert

       Việc VN tham gia FTA với EU cho thấy quốc gia của các bạn đang mở rộng cửa đón thương mại và đầu tư quốc tế để có thể trở thành một cửa ngõ không chỉ của ASEAN mà cả châu Á - Thái Bình Dương (vì VN cũng tham gia TPP nữa). FTA giữa VN và EU có những điều khoản bảo vệ đầu tư. Điều này rất đáng hoan nghênh, nó sẽ giúp VN trở nên hấp dẫn hơn trong thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp châu Âu.

Tôi nghĩ VN hấp dẫn nhà đầu tư nhờ rất nhiều yếu tố nữa chứ không chỉ vì giá nhân công rẻ. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh và lực lượng tiêu thụ lớn. VN cũng sẵn sàng với các chính sách thương mại tự do. Có thể thấy rõ điều này qua những thỏa thuận mà VN đang tham gia như FTA với EU, TPP và các hiệp định khác nữa. Tất cả giúp đất nước các bạn trở thành một nơi hấp dẫn để đầu tư, kinh doanh.
Cộng đồng doanh nghiệp châu Âu quan ngại điều gì nhất khi đầu tư vào các nước ASEAN, thưa ông?
Bất kỳ một công ty nào khi đầu tư cũng tìm kiếm sự ổn định: ổn định về luật và các quy định, ổn định về mặt bảo vệ pháp lý. Nhà đầu tư ngại nhất là sự thay đổi chính sách bất ngờ, gây bất lợi cho việc kinh doanh. Vì vậy, những quốc gia hay thay đổi quy định mà không tham khảo ý kiến chuyên gia hay doanh nghiệp trong ngành khiến các công ty, bất kể là đến từ nước nào, rất thận trọng khi muốn đầu tư.
Tuy nhiên, các nước ASEAN đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn, thể hiện qua sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) nên tôi hy vọng những thay đổi chính sách bất ngờ như vậy sẽ được giảm thiểu.
Nhiều nhà sản xuất nước ngoài đang di dời nhà máy từ Trung Quốc sang ASEAN. Ông dự đoán làn sóng này sẽ như thế nào trong năm nay? Những quốc gia nào sẽ được hưởng lợi nhiều nhất?
Tôi nghĩ chi phí nhân công không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến làn sóng dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang ASEAN mặc dù đó là một yếu tố quan trọng.
ASEAN là một nơi rất hấp dẫn để đầu tư vì nhiều lý do. Sự hình thành AEC sẽ tháo dỡ nhiều rào cản về thương mại và kinh doanh. Bên cạnh đó, đây là khu vực đông dân và phát triển nhanh, với tỷ lệ đô thị hóa thuộc hàng cao nhất thế giới. Tầng lớp tiêu dùng tăng nhanh, đội ngũ lao động trẻ và khá giỏi về công nghệ. Ngoài ra, một số nước cởi mở trong thương mại nhiều hơn trước.
Chúng tôi tin rằng xu hướng đầu tư vào ASEAN vẫn sẽ gia tăng nếu khối tiếp tục hành trình hội nhập và có những tiến bộ rõ ràng để tối ưu hóa cơ hội do AEC mang lại. Những quốc gia hưởng lợi chính từ làn sóng rút vốn khỏi Trung Quốc sẽ là những nước có môi trường kinh doanh thông thoáng và tránh thay đổi chính sách, quy định đột ngột.
EU đã ký FTA với VN, kết thúc đàm phán với Singapore, đang đàm phán với Malaysia, Thái Lan. Vậy tại sao vẫn cần có hiệp định với cả ASEAN, thưa ông?
Hội đồng kinh tế EU - ASEAN nhiệt tình ủng hộ FTA giữa 2 khu vực vì chúng tôi thấy rõ những lợi ích cả về mặt chính trị lẫn kinh tế. Có thể khẳng định đó sẽ là một tuyên bố chính trị từ phía EU, công nhận ASEAN là một khối kinh tế và là đối tác thương mại ngày càng quan trọng. Điều này có giá trị rất lớn đối với vị thế của EU ở ASEAN cũng như quan hệ kinh tế - chính trị lâu dài giữa hai bên về quy mô cả khối lẫn từng thành viên.
Về mặt làm ăn, một hiệp định giữa 2 khu vực sẽ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp châu Âu hoạt động ở ASEAN. Chẳng hạn như việc thực hiện tỷ lệ nội địa hóa sẽ gặp thuận lợi do tất cả những chi tiết, phụ kiện được sản xuất ở các nước ASEAN đều được tính là “nội địa”, thay vì bắt buộc phải sản xuất trong phạm vi nước sở tại như hiện nay. Ngoài ra, nếu ký FTA với ASEAN, các công ty châu Âu chỉ phải tuân theo một bộ quy tắc, quy định chung khi đầu tư vào bất cứ nước nào trong khu vực. Như vậy rõ ràng là thuận lợi hơn nhiều.
Với những quốc gia có nền kinh tế quy mô nhỏ hơn như Myanmar, Campuchia và Lào, có thể phải mất rất nhiều năm nữa Ủy ban Châu Âu mới lên kế hoạch đàm phán FTA song phương. Nhưng nếu ký FTA với ASEAN, doanh nghiệp châu Âu có thể tiếp cận những thị trường này sớm hơn. Điều đó cũng sẽ góp phần giúp các nền kinh tế này phát triển nhanh hơn.
Xin cảm ơn ông!
(Thanh Niên)

Tín dụng 'đen' vẫn nhộn nhịp

vay “nong” luon tiem an rui ro cao cho nguoi di vay - anh: ngoc thang

Vay “nóng” luôn tiềm ẩn rủi ro cao cho người đi vay - Ảnh: Ngọc Thắng


Nhu cầu về tiền mặt dịp cuối năm luôn tăng cao gấp nhiều lần những tháng bình thường trong năm. Bên cạnh việc cho vay tiêu dùng cá nhân của các ngân hàng, công ty tài chính, thì thị trường 'chợ đen' cũng khá sôi động.
Hiện nay, các ngân hàng (NH) hay công ty tài chính đang cố gắng mở rộng cửa cho vay tiêu dùng cá nhân, nhưng vẫn còn một lượng khách hàng khá lớn chưa thể đến với cánh cửa này. Có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là không đáp ứng được các quy định về tài sản thế chấp, chứng minh nguồn thu nhập hằng tháng… từ phía NH; đặc biệt là những người kinh doanh nhỏ lẻ, tiểu thương ở các chợ, trong khi nhu cầu vay vốn cuối năm để buôn bán hay chi tiêu của nhóm này rất cao.

Cắn răng chấp nhận lãi cao
Chị Ngọc Hà, một người kinh doanh có thâm niên tại chợ Tân Bình (TP.HCM), cho biết thông thường cứ đến đầu tháng 11 âm lịch, chị cần thêm vốn để tích trữ hàng hóa và mua sắm thêm một số đồ dùng cho gia đình. “Hầu như năm nào cũng thế, tôi đều phải tìm đến những người cho vay quen thuộc ở xung quanh mình. Với mức vay 100 triệu đồng, tôi phải chấp nhận trả lãi 5 triệu đồng/tháng, tương đương 5%. Trong năm lãi chỉ 3 phân (3%) nhưng đến cuối năm thường cao hơn, có năm nếu nhiều người vay thì lãi lên đến 6 - 7 phân là bình thường. Biết là quá cao nhưng mình cần thì vẫn cắn răng chấp nhận. Vì từ xưa đến giờ không có tài sản thế chấp nên đi vay NH không được”, chị Hà tâm sự.
Tương tự, chị Hồng Ngân, một người buôn bán hộ gia đình tại Q.Bình Tân (TP.HCM), có người thân bị bệnh nặng đột xuất nên phải vay “nóng” 60 triệu đồng trong hai tuần, lãi phải trả tổng cộng 4 triệu đồng, tính ra hơn 13%/tháng. Chị Ngân giải thích, không thể đi vay NH hay ở đâu kịp khi cần phải có tiền gấp trong buổi chiều để thanh toán viện phí. “Có chỗ cho vay là mừng rồi, lãi cao hơn cũng phải chịu thôi”, chị Ngân nói vẻ cam chịu.

Làm sao giảm rủi ro ?
Vay “nóng” thường chỉ áp dụng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên có nhiều người sau khi vay xong thì bị mất khả năng trả nợ, dẫn đến lãi mẹ đẻ lãi con ngày càng nhiều. Mặt khác, hiện những người cho vay với số tiền hàng chục triệu trở lên cũng sẽ yêu cầu người vay thế chấp tài sản như xe máy, thậm chí nhà cửa, hàng hóa… Đặc biệt, việc cho vay này chỉ được thỏa thuận miệng hoặc giấy viết tay sơ sài. Nếu có hợp đồng cho vay thì thông thường các điều khoản cũng gây bất lợi cho người đi vay nhiều hơn khi có tranh chấp xảy ra.
Theo chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu, tín dụng “đen” luôn tồn tại ở mọi quốc gia vì có cầu thì ắt có cung. Tuy nhiên, dạng tín dụng này ở VN phát triển mạnh hơn so với nhiều nước phát triển do một bộ phận người dân chưa có thói quen giao dịch với NH. “Vấn đề đặt ra là rủi ro quá cao. Những người đi vay thường là tiểu thương, công nhân lao động... nên ít quan tâm đến các điều kiện ràng buộc khi đi vay, hầu như không đọc kỹ và hiểu hết các điều khoản quy định trong giấy vay, cũng như không tính trước số tiền phải trả lãi khi các chủ cho vay khôn khéo chuyển từ cách tính phần trăm sang con số cụ thể như trả 50.000 đồng hay 100.000 đồng/ngày... Do đó, người vay rất dễ bị thiệt thòi, thậm chí bị mất xe, mất nhà chỉ sau một thời gian rất ngắn khi có tranh chấp xảy ra. Còn bên cho vay, do hợp đồng là giấy viết tay, không đảm bảo pháp lý và thu hồi nợ, nên cũng dễ gặp rủi ro lớn”, ông Hiếu phân tích và cho rằng, người dân cần được cảnh báo nhiều hơn về những hậu quả từ việc vay “nóng”. Bên cạnh đó, các NH nên xem xét nới lỏng các điều kiện cho vay như về tài sản thế chấp, chứng minh thu nhập hằng tháng để nhiều người dễ tiếp cận nguồn vốn vay chính thống hơn.
Một chuyên gia tài chính khác cho rằng, dù lãi suất cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính cao hơn NH thì cũng còn nhẹ hơn so với mức lãi cắt cổ của tín dụng “đen”. Vì vậy, người dân nên tìm hiểu kỹ và khi có nhu cầu vay thì có thể chọn các tổ chức này để ít rủi ro.

Xuất khẩu xi măng giảm hơn 17%

Theo Bộ Xây dựng, cả năm 2015, tổng lượng xi măng và clinker được tiêu thụ đạt 72,7 triệu tấn, tăng 3% so với năm 2014.
Trong đó tiêu thụ nội địa đạt khoảng 56,5 triệu tấn, tăng 11,1% so với năm 2014. Tuy nhiên lượng xuất khẩu chỉ đạt 16,3 triệu tấn, giảm 17,3% so với năm 2014. Năm qua cũng có thêm 2 dự án xi măng đi vào hoạt động, nâng tổng số dây chuyền sản xuất xi măng trên cả nước lên 76 dây chuyền với tổng công suất thiết kế đạt 81,5 triệu tấn.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng cho biết chương trình phát triển vật liệu xây không nung đang được đẩy mạnh. Hiện tổng sản lượng gạch xây không nung đạt khoảng 5,54 tỉ viên, gồm gạch nhẹ khoảng 0,55 tỉ viên, gạch bê tông cốt liệu đạt 4,9 tỉ viên. Đồng thời đã có 50 tỉnh thành xây dựng lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công, lò thủ công cải tiến và lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Tín dụng trung dài hạn tăng

Ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, cho biết tín dụng trung dài hạn năm 2015 tăng 28,7%, đạt hơn 711.000 tỉ đồng và chiếm tỷ trọng 57,6% trong tổng dư nợ.
Đây là sự khác biệt so với những năm trước, tín dụng trung dài hạn chiếm khoảng 45% và có tốc độ tăng thấp hơn tín dụng ngắn hạn. Ngoài ra, nhu cầu tín dụng trung dài hạn tăng đến từ thị trường bất động sản phục hồi và có xu hướng tăng trưởng tốt hơn, giao dịch mua bán nhà ở, căn hộ chung cư, nhất là ở phân khúc thị trường đối với người có thu nhập trung bình và thấp đã sôi động nhiều hơn (dư nợ chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở gấp 3,58 lần năm 2014).

Cắt giảm hơn 1.500 tỉ đồng tổng mức đầu tư sau khi thẩm định

Theo Bộ Xây dựng, tổng kết công tác thực hiện luật Xây dựng 2014 về quản lý đầu tư xây dựng, số liệu chưa đầy đủ của Bộ và 20 địa phương thể hiện, năm 2015, số dự án dùng vốn ngân sách nhà nước được thẩm định là 1.204 dự án với tổng mức đầu tư (TMĐT) trước khi thẩm định là 49.631 tỉ đồng; giá trị TMĐT sau khi thẩm định là 48.736 tỉ đồng; giá trị cắt giảm TMĐT là 895 tỉ tương đương với 1,8%.
Số công trình phải thẩm định thiết kế là 4.587 công trình với tổng giá trị dự toán trước thẩm định khoảng 31.562 tỉ đồng, qua thẩm định đã cắt giảm được 1.585 tỉ đồng (khoảng 5,02%). Bên cạnh đó, tỷ lệ hồ sơ phải sửa đổi, bổ sung thiết kế là khoảng 26,4% (2015) giúp phòng ngừa được nhiều rủi ro về chất lượng công trình.
Năm 2015, Thanh tra Bộ Xây dựng đã thực hiện 79 đoàn thanh tra, kiểm tra (115% kế hoạch); ban hành 63 kết luận thanh tra, 30 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, đã kiến nghị thu hồi được tổng số tiền là 926,9 tỉ đồng. Tính chung giai đoạn 2011 - 2015, đã triển khai 310 đoàn thanh tra, công bố 290 kết luận thanh tra, 189 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, kiến nghị thu hồi được số tiền khoảng 3.300 tỉ đồng.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 30-06-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 30-06-2016

    Đánh giá lại nhu cầu thị trường BĐS ở Hà Nội, TPHCM
    Phát triển vật liệu kính tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam
    Kinh tế Mỹ: Chưa kịp mừng... đã lo
    Anh có thể phải tăng thuế, cắt giảm chi tiêu để đối phó Brexit
    CASS: Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,6% trong năm nay

  • Tin kinh tế đọc nhanh 30-06-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 30-06-2016

    Tăng trưởng xuất khẩu khó đạt mục tiêu 10%
    Doanh nghiệp VN không thể làm được nếu không có FDI hỗ trợ
    PVN đã xuất bán gần 8,7 triệu tấn dầu thô và condensate
    Việt Nam sắp có nhà máy mạch nha đầu tiên của Đông Nam Á
    Doanh nghiệp Việt cung cấp nội thất cho khách sạn 6 sao Thái Lan

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 29-06-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 29-06-2016

    Khối tài sản 'khủng' của chủ đầu tư tháp tài chính 108 tầng tại Hà Nội
    Brexit đẩy xa ngày Séc dùng đồng euro
    Nguồn lợi quảng cáo trên Instagram
    Thế giới mất 3.000 tỷ USD vì Anh
    Con tôm mang về cho Việt Nam 1 tỉ USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 29-06-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 29-06-2016

    Sản lượng dầu Nigeria tăng lên 1,9 triệu thùng
    Sản lượng sữa và sản phẩm tại EU tăng
    Xuất khẩu dầu cọ của Indonesia trong tháng 5/2016 giảm 16%
    Trung Nguyên vẫn giữ vị trí số 1
    Để doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội khi hội nhập

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-06-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-06-2016

    Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam đạt hơn 147 tỷ USD
    IMF: Thị trường tài chính vẫn nằm trong tầm kiểm soát sau Brexit
    Trung Quốc: lợi nhuận sản xuất công nghiệp tháng 5 tăng 3,7%
    Anh bắt đầu nếm đòn đau
    Sản lượng cát dầu Canada tăng 42% vào năm 2025

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-06-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-06-2016

    Tổng cục trưởng GSO: Về dài hạn Brexit sẽ tác động đến kinh tế Việt Nam
    Ngân hàng nhà nước tiếp tục giảm giá tiền đồng
    Nhiều ngân hàng rục rịch dời một phần khỏi Anh
    Chuyên gia nhận định:Vàng sẽ tăng nhưng có giới hạn
    Hàn-Trung-Nhật bắt đầu vòng đàm phán thứ 10 về thỏa thuận FTA

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-06-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-06-2016

    Vốn FDI vào Việt Nam tiếp tục tăng mạnh, đạt trên 11 tỷ USD
    NHNN có thể phải tính toán lại mức tỷ giá trung tâm để đảm bảo cạnh tranh hàng xuất khẩu
    90% doanh nghiệp lạc quan về kinh doanh nửa cuối 2016
    Kiều hối chuyển hướng chảy mạnh vào sản xuất kinh doanh
    Hàn Quốc dẫn đầu các quốc gia rót vốn FDI vào Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-06-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-06-2016

    Thủ lĩnh Brexit: Anh vẫn sẽ được tiếp cận thị trường chung của EU
    Trung Quốc lo ngại về các sản phẩm thép xuất khẩu bị áp thuế cao
    Đồng nhân dân tệ đang sụt giá kỷ lục do cú sốc Brexit
    Gạo Việt Nam chiếm thị phần lớn tại Trung Quốc
    Sữa Nhật nhập khẩu đạt tiêu chuẩn Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-06-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-06-2016

    Thị trường bán lẻ Sài Gòn chờ đợi phép thử mới
    Thủ tướng Trung Quốc khẳng định nền kinh tế sẽ không hạ cánh cứng
    Bộ trưởng Tài chính Anh: Kinh tế Anh đủ mạnh để đứng vững
    Niềm tin người tiêu dùng “chìm” trong tháng 6

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-06-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-06-2016

    Anh rời EU ảnh hưởng đến bán lẻ trực tuyến Bắc Mỹ
    Hậu Brexit, chứng khoán Việt vẫn đà rớt điểm 
    Cần tính lại các chính sách thuế, phí đối với than
    Thị trường bất động sản TP.HCM: Hé lộ những bất ổn
    Xuất khẩu trái cây vào Mỹ, Nhật... tăng trên 80%