Xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản tăng
Đạm Phú Mỹ đạt doanh thu 9.818 tỉ đồng
Hơn 12.000 DN tạm ngừng hoạt động trong tháng đầu năm
Những doanh nghiệp nào được hoàn trên 10.000 tỉ đồng thuế?
Nga nỗ lực cứu kinh tế
Tin kinh tế đọc nhanh tối 27-01-2016
- Cập nhật : 27/01/2016
Doanh nghiệp cầu cứu bộ trưởng Thăng không mở rộng vùng nước cảng biển
Nhiều doanh nghiệp ở ĐBSCL vừa có thư gửi Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, kiến nghị không quy hoạch và mở rộng thêm vùng nước cảng biển.
Theo doanh nghiệp, nếu đóng phí áp dụng tại cảng vụ đường thủy nội địa theo thông tư 177 năm 2012 thì thấp, trong khi đóng theo phí hàng hải (thông tư 98 năm 2008) thì mức cao hơn nhiều
Mở rộng vùng nước cảng biển, doanh nghiệp lo phí tăng cao. Nhiều doanh nghiệp ở ĐBSCL vừa có thư gửi Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, kiến nghị không quy hoạch và mở rộng thêm vùng nước cảng biển trên tuyến đường thủy nội địa sông Hậu theo đề nghị của UBND TP Cần Thơ, vì như vậy sẽ gây thiệt hại và xáo trộn hoạt động của họ.
Theo doanh nghiệp, nếu đóng phí áp dụng tại cảng vụ đường thủy nội địa theo thông tư 177 năm 2012 thì thấp, trong khi đóng theo phí hàng hải (thông tư 98 năm 2008) thì mức cao hơn nhiều (đơn cử tàu dưới 500 tấn chỉ đóng từ 5.000 - 20.000 đồng/chuyến, nếu phí hàng hải tàu dưới 300 tấn là trên 30.000 đồng/chuyến...).
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cho rằng hiện việc quản lý nhà nước về đường thủy nội địa đối với họ rất ổn định, việc thay đổi đơn vị quản lý sẽ làm xáo trộn hoạt động của họ, ảnh hưởng tới tâm lý đầu tư mới cũng như mở rộng dự án cũ trong thời gian tới.
Tuy nhiên, trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 25-1, ông Nguyễn Văn Công, thứ trưởng Bộ GTVT, cho biết bộ đã đồng ý với đề nghị mở rộng vùng nước cảng biển trên tuyến sông Hậu của UBND TP Cần Thơ như lý do mà UBND TP Cần Thơ đã nêu.
Theo ông Công, việc mở rộng vùng nước cảng biển trên tuyến sông Hậu không ảnh hưởng tới kinh doanh vận tải của các doanh nghiệp. Phương tiện không phải mất thêm chi phí khi chạy qua vùng nước cảng biển.
Còn phương tiện đi qua vùng nước cảng biển để vào cảng nội địa vẫn chịu mức phí và lệ phí của cảng thủy nội địa như trước đây.
“Các doanh nghiệp có thể nhầm lẫn vì việc mở rộng vùng nước cảng biển trên tuyến sông Hậu không ảnh hưởng đến phí và lệ phí khi phương tiện vào các cảng thủy nội địa của họ. Phương tiện thủy nội địa đi ở trên vùng nước cảng biển cũng không bị nộp phí, lệ phí gì cao hơn. Mức phí, lệ phí liên quan vẫn như cũ, không có thay đổi” - ông Công khẳng định.
Được biết cuối tháng 11-2015, UBND TP Cần Thơ có văn bản gửi Bộ GTVT đề nghị mở rộng thêm vùng nước cảng biển trên tuyến sông Hậu từ vàm Ô Môn (Q.Ô Môn) tới khu vực vàm Cái Sắn (giáp ranh giữa TP Cần Thơ và tỉnh An Giang) nhằm đảm bảo thông suốt tuyến luồng tàu biển trên sông Hậu, tạo thuận lợi cho các phương tiện thủy tham gia vận chuyển hàng hóa, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như lúa gạo, thủy sản... của TP Cần Thơ và ĐBSCL.
Nhiều cơ hội cho hàng Việt tại Myanmar
Sắp tới thuế không phải là vấn đề lớn khi VN và Myanmar ký kết các hiệp định thương mại tự do trong khu vực, nhiều mặt hàng sẽ được dỡ bỏ thuế hoặc giảm dần theo lộ trình...
Ngày 25-1, tại buổi trao đổi thông tin với các doanh nghiệp về hội chợ và chương trình khảo sát thị trường tại Myanmar vào tháng 4-2016, đại diện Trung tâm Xúc tiến thương mại & đầu tư TP.HCM (ITPC) cho biết Myanmar vẫn là thị trường còn mang cơ hội cho hàng VN nhiều nhất trong khối Asean bởi nhu cầu hàng hóa rất lớn, phù hợp với thế mạnh sản xuất của các doanh nghiệp.
Theo đó, những mặt hàng đang trong giai đoạn bão hòa tại thị trường TP.HCM như máy ổn áp, máy bơm nước, nước giải khát không gas... lại đang được dân Myanmar sử dụng nhiều và thị trường còn trống hàng, doanh nghiệp VN vẫn còn có thể đón đầu nhu cầu ở thị trường này.
Ông Đào Ngọc Tâm, phó chủ tịch Hội Hữu nghị VN - Myanmar, cho biết hiện nay Myanmar đang trong quá trình mở cửa, tiếp tục xây dựng hoàn thiện biểu thuế xuất nhập khẩu hàng hóa, nên doanh nghiệp cần lưu ý chính sách thuế khi thâm nhập thị trường này vì việc áp thuế chưa ổn định.
Tuy nhiên, sắp tới thuế không phải là vấn đề lớn khi VN và Myanmar ký kết các hiệp định thương mại tự do trong khu vực, nhiều mặt hàng sẽ được dỡ bỏ thuế hoặc giảm dần theo lộ trình..
Hàng chục tấn bánh chưng tết xuất ngoại
Các đơn hàng chủ yếu ở các nước có nhiều Việt kiều sinh sống như Mỹ, Úc, Canada, Pháp, Đức... Riêng thị trường châu Âu chiếm hơn 60% lượng hàng xuất ngoại đợt này.
Ông Trần Thanh Toàn - chủ cơ sở bánh chưng Trần Gia (TP Biên Hòa, Đồng Nai) - cho biết cơ sở này vừa xuất hơn 40 tấn bánh chưng hút chân không thành phẩm và nguyên liệu như khuôn, lá dong, gạo nếp, đậu xanh sang gần 10 nước trên thế giới.
Theo đó, các đơn hàng chủ yếu ở các nước có nhiều Việt kiều sinh sống như Mỹ, Úc, Canada, Pháp, Đức... Riêng thị trường châu Âu chiếm hơn 60% lượng hàng xuất ngoại đợt này. So với năm ngoái, số lượng bánh chưng và nguyên liệu xuất ngoại giảm gần 1/3.
Mặc dù nhu cầu nhập khẩu ở nhiều nước còn rất cao nhưng cơ sở phải từ chối vì vùng nguyên liệu không đủ cung cấp.
Ngoài số hàng trên, trong dịp Tết Bính Thân 2016, cơ sở này dự kiến cung cấp một lượng lớn bánh chưng cho thị trường trong nước, với các loại có trọng lượng 1kg/chiếc và loại 1,5kg/chiếc.
Thừa Thiên Huế thu hút 3.300 tỷ đồng vào các khu công nghiệp
Năm 2016, tỉnh Thừa Thiên-Huế phấn đấu thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp đạt từ 3.000-3.300 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đạt 13.200 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước 2.100 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2015.
Để đạt được mục tiêu này, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên-Huế sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn.
Tỉnh tập trung xây dựng hạ tầng, đổi mới phương thức kêu gọi đầu tư để thu hút và kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm đầu tư; đồng thời đảm bảo an ninh trật tự trong ngoài hàng rào các khu công nghiệp.
Đến nay, hạ tầng Khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn 1 và 2 cơ bản đã được đầu tư hoàn chỉnh. Riêng hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn 4, khu B Khu công nghiệp Phong Điền; các Khu công nghiệp Viglacera, La Sơn đã đầu tư xây dựng được một số hạng mục thiết yếu, đủ điều kiện để cho các nhà đầu tư thứ cấp xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh.
Ngoài các chính sách hỗ trợ về thuế, đất đai, năm 2016, để thu hút thêm 2.000 lao động vào các khu công nghiệp, tăng 25% so với năm 2015, tỉnh Thừa Thiên-Huế quy định đối với những dự án trong thời gian thi công và ba năm đầu kể từ ngày dự án đi vào hoạt động, thường xuyên sử dụng từ 200 lao động trở lên (có hợp đồng lao động từ một năm trở lên và tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định) khi tuyển dụng lao động là người dân trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ đào tạo 1 triệu đồng/người/khóa.
Bên cạnh đó, các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp được hỗ trợ chi phí đi lại để tham gia xúc tiến đầu tư ở nước ngoài theo kế hoạch xúc tiến đầu tư hàng năm của tỉnh với mức hỗ trợ không quá 50 triệu đồng/lượt/doanh nghiệp.
Năm 2015, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên-Huế đã cấp phép 11 dự án đầu tư, với tổng nguồn vốn đạt 3.060 tỷ đồng; điều chỉnh 14 dự án đầu tư khác với tổng số vốn đăng ký tăng thêm là 923 tỷ đồng.
Như vậy, đến nay, các khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có 99 dự án đầu tư, trong đó có 75 dự án trong nước và 24 dự án nước ngoài, với tổng vốn đầu tư gần 23.592 tỷ đồng. Vốn đầu tư thực hiện năm 2015 ước đạt 2.000 tỷ đồng, lũy kế tổng số vốn thực hiện của các dự án đến nay 9.398 tỷ đồng, chiếm 40% tổng vốn đăng ký./.
Vị thế kinh tế Việt Nam ngày càng hấp dẫn doanh nghiệp Ấn Độ
Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế năng động nhất trong khu vực sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, từ một nước thiếu hụt lương thực nghiêm trọng trở thành nước xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản hàng đầu thế giới như gạo, cà phê, hạt tiêu...
Ngày 25/1, tại Phòng Thương mại và Công nghiệp (MCCI) ở thành phố Kolkata, bang Tây Bengal, đã diễn ra cuộc Hội thảo về “Hợp tác kinh doanh với Việt Nam” với sự tham gia của lãnh đạo MCCI và đại diện các doanh nghiệp của bang.
Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Tôn Sinh Thành là khách mời chính của hội thảo và có bài phát biểu quan trọng.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, nguyên Chủ tịch MCCI Arun Kumar Saraf khẳng định Việt Nam và Ấn Độ có mối quan hệ truyền thống lâu đời, được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru đặt nền móng và được các thế hệ lãnh đạo, nhân dân hai nước vun đắp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm Kolkata 3 lần vào các năm 1911, 1946 và 1958.
Ông Saraf nhận định Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế năng động nhất trong khu vực sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, từ một nước thiếu hụt lương thực nghiêm trọng trở thành nước xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản hàng đầu thế giới như gạo, cà phê, hạt tiêu...
Quan hệ thương mại song phương giữa Ấn Độ và Việt Nam liên tục phát triển trong vài năm qua và hai bên nhất trí hướng tới mục tiêu thương mại đến năm 2020 đạt mức 15 tỷ USD.
Ông Saraf cho rằng vẫn còn có nhiều tiềm năng để hai nước khai thác xét trên lĩnh vực kinh tế và thương mại như trong lĩnh vực điện, sản xuất giá trị cao, sản xuất linh kiện điện, thép, công nghệ cao, xây dựng cảng biển, phát triển khách sạn, cơ sở hạ tầng giao thông, phát triển đô thị.
Ông đề nghị hai nước thảo luận về một hiệp định thương mại ưu đãi để giảm những rào cản thuế quan và phi thuế quan cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giữa hai bên.
Trong bài phát biểu của mình, Đại sứ Tôn Sinh Thành bày tỏ cảm ơn MCCI đã tổ chức cuộc hội thảo. Đại sứ cho biết thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ đã và đang tăng trưởng ổn định từ mức 880 triệu USD năm 2006 lên mức 5,6 triệu USD trong năm 2014.
Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Ấn Độ trong những năm gần đây là điện thoại di động và phụ kiện, máy móc, máy tính, sản phẩm điện tử, hạt tiêu, càphê, cao su tự nhiên, sản phẩm từ gỗ và len, dệt may...
Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Ấn Độ gồm dược phẩm, bông, sợi, vải, sắt thép, máy móc, thiết bị, công cụ, hóa chất và các sản phẩm hóa chất…
Đại sứ khẳng định Việt Nam và Ấn Độ là hai nền kinh tế năng động đang phát triển nhanh ở châu Á, đang tích cực tìm kiếm cơ hội để tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư, đồng thời khẳng định có tiềm năng to lớn để hai bên cùng khai thác.
Việt Nam là thành viên của 13 khu vực thương mại tự do.
Ngoài việc là thành viên của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Việt Nam mới đây đã ký các FTA song phương với Hàn Quốc và Liên minh kinh tế Á-Âu.
Việt Nam hiện đang đàm phán FTA với Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP). Điều này có nghĩa, hợp tác với Việt Nam, các doanh nghiệp Ấn Độ không chỉ được hoạt động kinh doanh ở Việt Nam mà còn có thể tiếp cận được các thị trường lớn nhất trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, EU hay Nga.
Đơn cử, với Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhiều sản phẩm của Việt Nam, đặc biệt là hàng may mặc sẽ được miễn thuế khi vào thị trường Mỹ và Nhật Bản.
Tại cuộc Hội thảo, Đại sứ Tôn Sinh Thành đã trả lời câu hỏi của các đại diện doanh nghiệp Ấn Độ ở Kolkata xoay quanh các lĩnh vực dược phẩm, dịch vụ, than, lọc dầu...
Chiều cùng ngày, Đại sứ Tôn Sinh Thành đã đến thăm và làm việc với khu công nghiệp dệt may lớn ở Kolkata.