tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 27-01-2016

  • Cập nhật : 27/01/2016

Hơn 1.000 tỉ USD “chạy” khỏi Trung Quốc

Thị trường chứng khoán (TTCK) Trung Quốc chứng kiến đợt bán tháo hoảng loạn mới nhất hôm 26-1, trượt giảm tới hơn 6% sau cú lao dốc ngày trước đó của TTCK toàn cầu và giá dầu tụt xuống dưới 30 USD/thùng.

Thông tin Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa bơm 440 tỉ nhân dân tệ (67 tỉ USD), nhiều nhất trong 3 năm qua, vào hệ thống tài chínhkhông thể cứu vãn một ngày giao dịch tồi tệ. Các chỉ số chứng khoán chủ chốt Shanghai Composite giảm 6,42% (mức thấp nhất kể từ đầu tháng 12-2014), CSI 300 giảm 6,02% và Shenzhen Composite giảm tới 7,12%. Nhiều chỉ số khác trên TTCK châu Á cũng giảm theo, trong đó Nikkei (Nhật Bản) giảm 2,35%, Kospi Composite (Hàn Quốc) giảm 1,15%...

Nhà phân tích Hoàng Sầm Đống của Công ty Chứng khoán Quốc Kim (Trung Quốc) cho rằng dù PBOC bơm vốn ồ ạt nhưng không bù đắp nổi luồng vốn chảy ra ngoài cũng như cơn khát vốn trước Tết Nguyên đán. Dòng vốn “tháo chạy” khỏi Trung Quốc trong tháng 12-2015 tăng vọt lên mức 158,7 tỉ USD, cao thứ hai sau tháng 9-2015 với 194,3 tỉ USD, theo Bloomberg.

Tính chung cả năm 2015, số vốn “chia tay” thị trường Trung Quốc là hơn 1.000 tỉ USD, gấp 7 lần năm 2014. Đáng ngại hơn là giờ đây khó có dòng chảy tài chính mới nào vào thị trường nước này, theo nhà phân tích Thường Thành Vĩ với báo Chứng khoán Trung Quốc.

du lien tuc giam gia nhung co phieu trung quoc duoc cho la van con qua dat anh: reuters

Dù liên tục giảm giá nhưng cổ phiếu Trung Quốc được cho là vẫn còn quá đắt Ảnh: REUTERS

Trong khi đó, ông Hà Kế Minh, Phó Chủ tịch mảng quản lý tiền tệ tại Goldman Sachs Trung Quốc, nhận định dù cổ phiếu nước này liên tục giảm giá kể từ đầu năm 2016 nhưng không hấp dẫn nhà đầu tư bởi chúng thực ra vẫn còn quá đắt so với thực trạng kinh tế. Cũng theo ông Hà, một mặt Bắc Kinh muốn tăng trưởng kinh tế nhưng mặt khác, họ cần cân bằng nền kinh tế - điều sẽ khiến tăng trưởng chậm hơn. “Chính sách không nhất quán của Trung Quốc gây ra những tín hiệu rối loạn cho thị trường” - chuyên gia này nhấn mạnh.

Ông Hoàng Vệ Dân, người đứng đầu quỹ đầu tư thu lời tới 6.200% năm ngoái bằng hàng loạt quyết định giao dịch đúng thời điểm bất chấp diễn biến điên rồ của TTCK Trung Quốc, hôm 26-1 đưa ra lời khuyên cấp bách với các nhà đầu tư: bán cổ phiếu ngay trước khi quá muộn. Nhà đầu tư nhạy bén này cho rằng chỉ số Shanghai Composite sẽ còn mất 15% nữa trong nửa đầu năm nay.


Chứng khoán Trung Quốc xuống đáy 13 tháng

Mối lo dòng vốn rút ra mạnh lên khi tăng trưởng chậm lại đã khiến giá cổ phiếu nước này đi xuống phiên hôm nay.

Đầu giờ chiều 26/1, Shanghai Composite Index mất 5,1% xuống 2,784 điểm, thấp nhất từ tháng 12/2014. Dẫn đầu đà giảm là nhóm cổ phiếu công nghiệp và công nghệ. Cổ phiếu hãng đóng tàu China Shipbuilding Industry và hãng công nghệ Hundsun Technologies đều mất hơn 8%. Hang Sang China Enterprises Index cũng giảm 3,2%.

"Áp lực rút vốn và NDT mất giá vẫn đang rất lớn. Chúng tôi chưa nhận thấy có tín hiệu nào là kinh tế sẽ khá lên. Và tình hình quý I, quý II có thể sẽ rất thách thức", Dai Ming - Giám đốc quỹ Hengsheng Asset Management cho biết.

Từ tháng 6 năm ngoái, Shanghai Composite đã mất 43%. Michael Every - Giám đốc Nghiên cứu tại Rabobank Group cho rằng chỉ số này sẽ chạm đáy tại 2.500 điểm năm nay. Tức là giảm thêm 15% so với phiên hôm qua. Trong khi đó, Thomas Schroeder - Giám đốc Chart Partners Group dự báo mức đáy này là 2.400 điểm.

Kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại, trong khi nguồn cung cổ phiếu lại sắp tăng. GDP nước này được dự báo chỉ tăng 6,5% năm nay - chậm lại so với 6,9% năm ngoái. Trong khi đó, 660 công ty đang chờ thực hiện IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng).

Việc này sẽ chỉ khiến các quỹ nhanh chóng muốn bán tháo. Tháng 12 năm ngoái, dòng vốn rút khỏi Trung Quốc đã lên 158,7 tỷ USD - cao thứ nhì trong năm, theo số liệu của Bloomberg.

Các thị trường châu Á khác hôm nay cũng chịu chung tình cảnh với Trung Quốc. Nikkei 225 (Nhật Bản) mất 2,35%, còn Kospi (Hàn Quốc) mất 1,15%.


Sẽ có xếp hạng chung cư

Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) đang lấy ý kiến dự thảo về phân hạng và công nhận hạng nhà chung cư, nhằm xác định giá trị chung cư, làm cơ sở để áp mức giá dịch vụ quản lý vận hành.

Chung cư được chấm điểm và xếp thành 3 hạng A, B, C theo 4 nhóm tiêu chí, bao gồm quy hoạch kiến trúc, hệ thống kỹ thuật hạ tầng khu ở, mức độ và chất lượng hoàn thiện, tiện ích - chất lượng dịch vụ quản lý vận hành. 

Nhà hạng A là các chung cư cao cấp, tổng điểm từ 95 đến 100 điểm và đảm bảo điểm số tối thiểu của cả 4 tiêu chí. Hạng B có tổng điểm từ 80 đến 90 điểm. Hạng C dưới 80 điểm là những tòa nhà thông thường, được xây dựng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.

Theo dự thảo, đối tượng phân hạng là chung cư thương mại và tái định cư, không xếp hạng đối với nhà xã hội. Mục tiêu của việc phân hạng là đưa hoạt động quản lý nhà chung cư ngày càng chuyên nghiệp, hạn chế tranh chấp, kiện tụng. Theo ban soạn thảo, khi nhà chung cư được phân hạng cao, giá trị cũng cao hơn và ngược lại. Hơn nữa, trên cơ sở xếp hạng đó người sử dụng và đơn vị quản lý thỏa thuận giá dịch vụ. 

Việc phân hạng và công nhận nhà chung cư được thực hiện theo đề nghị của chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu nhà chung cư và được thực hiện đối với từng chung cư độc lập đã được bàn giao và đưa vào sử dụng sau ngày Luật Nhà ở có hiệu lực 1/7/2015. Đối với những chung cư đã được bàn giao và đưa vào sử dụng trước thời gian trên, nếu có đề nghị phân hạng phải có sự thống nhất của các chủ sở hữu và có văn bản đề nghị của ban quản trị chung cư.

Về công tác thực hiện, Sở Xây dựng hoặc các địa phương có thể giao cho các hội nghề nghiệp chấm điểm từng tiêu chí rồi cộng tổng lại để xếp hạng. Thời hạn quyết định công nhận hạng nhà chung cư có hiệu lực 5 năm.


Lợi nhuận ngân hàng 2016 nguy cơ bị dự phòng rủi ro nợ xấu 'ăn mòn'

Xử lý nợ xấu tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2016, trong đó chi phí dự phòng rủi ro tín dụng có thể tăng mạnh, theo BSC.

Công ty Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC) vừa tổ chức hội thảo triển vọng thị trường chứng khoán 2016. Theo đó, ngành ngân hàng được công ty này hạ mức dự báo từ ngành có triển vọng khả quan xuống mức trung lập do dự báo mức trích lập dự phòng tăng cao, rủi ro nợ xấu.BSC nhận định, hoạt động của các ngân hàng Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực trong năm 2016, dựa trên nền tảng tăng trưởng kinh tế khả quan, hoạt động của các ngân hàng lành mạnh hơn. Những thành tích tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đã đạt được trong năm 2015 sẽ là nền tảng và động lực để toàn ngành tiếp tục cải cách sâu, rộng hơn cả về chất và lượng, tiếp tục ổn định và lành mạnh hóa hệ thống. Tăng trưởng tín dụng năm 2016 dự báo đạt trên 18%.

giam doc phan tich cong ty chung khoan bidv cho biet chi phi du phong rui ro no xau tang cao nam 2015

Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán BIDV cho biết chi phí dự phòng rủi ro nợ xấu tăng cao năm 2015

Vấn đề quan trọng hàng đầu của hệ thống ngân hàng Việt Nam là xử lý nợ xấu, bao gồm cả nợ xấu trong Công ty Quản lý Tài sản các Tổ chức tín dụng (VAMC). Tỷ lệ nợ xấu trong các tổ chức tín dụng đã về mức mục tiêu, dưới 3%, tuy nhiên, một lượng lớn nợ xấu đang được gom lại tại VAMC.

Năm 2016, bản thân Ngân hàng Nhà nước (NHNN), VAMC và các ngân hàng thương mại cần tập trung xử lý các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC thông qua thanh lý tài sản đảm bảo, bán nợ xấu, mua nợ xấu theo giá trị thị trường và giảm dần mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt... Hoạt động này, nếu có kết quả tốt, sẽ làm giảm áp lực trích lập dự phòng của các tổ chức tín dụng và giảm nguy cơ nợ xấu quay trở lại hệ thống ngân hàng Việt Nam", BSC cho hay.

Ông Trần Thăng Long, Giám đốc phân tích của BSC nhận định chi phí trích lập dự phòng rủi ro tại các ngân hàng sẽ tăng cao trong năm nay.

Thứ nhất, dự phòng rủi ro đối với trái phiếu VAMC cao và tăng mạnh. Với tổng mệnh giá trái phiếu đặc biệt đã phát hành là 202.274 tỷ đồng (tăng 94.000 tỷ đồng so với cuối năm 2014), chi phí trích lập dự phòng dự kiến sẽ tăng cao. Theo quy định hiện tại, các tổ chức tín dụng thông thường phải trích lập dự phòng trong vòng 5 năm và trích lập tối đa 10 năm đối với khoản nợ đang thực hiện tái cơ cấu hoặc gặp khó khăn về tài chính.

Thứ hai, việc phân loại nợ chặt chẽ hơn theo Thông tư 02 và Thông tư 09 làm bộc lộ nhiều khoản nợ có rủi ro trong hệ thống ngân hàng thương mại, làm tăng chi phí dự phòng rủi ro.

Với Ngân hàng MBBank, BSC cho rằng nhà băng này có danh mục tín dụng thận trọng, chất lượng tài sản tốt và hiện là một trong những ngân hàng có khả năng sinh lời cao nhất. Dự báo chi phí trích lập dự phòng của nhà băng này khoảng 2.581 tỷ đồng vào năm 2016, lợi nhuận sau thuế 2016 đạt 3.093 tỷ đồng.

Năm 2016, Vietcombank dự kiến phát hành khoảng 10% cho cổ đông tài chính giúp ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Chất lượng tài sản tốt với tỷ lệ nợ xấu thấp, nợ tự xử lý cao nhất toàn ngành và trích lập dự phòng rủi ro cao. Chi phí trích lập dự phòng của VCB ước tính khoảng 5.528 tỷ đồng trong năm 2016. Lợi nhuận sau thuế ước tính năm 2016 đạt 5.867 tỷ đồng.

Với Ngân hàng Á Châu, BSC nhận định ngân hàng này sẽ phải tăng trích lập dự phòng rủi ro cho khoản tiền 772 tỷ đồng tại GPBank, 400 tỷ đồng tại Ngân hàng Xây Dựng, 314 tỷ đồng tại Vinashin, 396 tỷ đồng cho trái phiếu đặc biệt. Ngoài ra ngân hàng này sẽ phải trích lập dư nợ tín dụng tại nhóm 6 công ty thuộc sở hữu của ông Nguyễn Đức Kiên (thuộc nợ nhóm 2, trị giá 5.851 tỷ đồng và đã trích lập 538 tỷ đồng).

Với BIDV, BSC cho biết đây là ngân hàng dẫn đầu về quy mô tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2015, tăng trưởng tín dụng 26,4%, đạt 620.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 7.036 tỷ đồng. Năm 2016, BIDV dự kiến phát hành tăng vốn cho cổ đông chiến lược. Tuy nhiên, chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của nhà băng này có thể tăng mạnh trong năm 2016. Tổng nợ xấu bán cho VAMC trong năm 2015 ước tính khoảng 13.000 tỷ đồng, nâng tổng mệnh giá trái phiếu đặc biệt lên 28.000 tỷ đồng, làm tăng hơn 5.000 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro. Thêm vào đó, BIDV có thể phải tiếp tục tăng trích lập dự phòng đối với khoản vay nhằm tăng tỷ lệ bao nợ xấu, tiệm cận dần với các ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam.

Ông Trần Thăng Long còn lưu ý, nhiều ngân hàng có lộ trình tăng vốn chủ sở hữu trong năm nay. BIDV, Vietcombank và MBBank đều đã lên kế hoạch tìm kiếm cổ đông chiến lược, tăng vốn chủ sở hữu trong năm tới. OCB, VPbank và BacABank đã được NHNN chấp thuận việc tăng vốn điều lệ.

Thông tư 36 siết chặt sở hữu chéo buộc các ngân hàng thương mại đẩy nhanh tiến độ thoái vốn tại các ngân hàng khác hoặc xử lý sở hữu chéo thông qua M&A. Áp lực thoái vốn có thể tác động lên các ngân hàng Sacombank, Eximbank, MBBank.

Từ những dữ liệu trên, ông Long nhận định: "So với mức định giá trung bình của các ngân hàng ở thị trường mới nổi khu vực Châu Á Thái Bình Dương và ở thị trường Trung Quốc, mức định giá của một số ngân hàng Việt Nam như Vietcombank, Ngân hàng Á Châu, BIDV, Vietinbank hiện đang ở mức tương đối cao. Dù kết quả kinh doanh của các ngân hàng được dự báo lạc quan trong năm tới, chúng tôi không cho rằng dòng cổ phiếu ngân hàng sẽ duy trì được vị thế dẫn dắt và tác động mạnh đến thị trường như năm 2015".


Google bị Anh truy thu 130 triệu Bảng tiền thuế

Anh và Úc đang bắt tay để ngăn chặn các công ty đa quốc gia chuyển lợi nhuận từ nước có thuế suất cao sang có thuế suất thấp để né thuế thu nhập.

Theo hãng tin Bloomberg (Mỹ), công ty Google (Mỹ) sẽ phải nộp cho Cơ quan Thuế và Hải quan Anh 130 triệu Bảng Anh – mức truy thu các khoản thuế mà Google đã né đóng trong 10 năm qua (2005-2015).

google se phai nop cho anh 130 trieu bang tien truy thu thue. anh: internet 

Google sẽ phải nộp cho Anh 130 triệu Bảng tiền truy thu thuế. Ảnh: INTERNET 

Năm 2013, Quốc hội Anh bắt đầu điều tra khả năng Google trốn thuế, xuất phát từ yêu cầu của Cơ quan Thuế và Hải quan.

Khoản tiền này bị nhiều nghị sĩ Anh chỉ trích là quá tượng trưng. Tuy nhiên Bộ trưởng Tài chính George Osborne cho rằng thỏa thuận truy thu thuế với Google là một chiến thắng của chính phủ Anh với hành động trốn thuế.

Thuế suất thu nhập doanh nghiệp của Google ở Anh là gần 28% doanh thu, ở Ireland chỉ là 12,5% doanh thu. Google đã chuyển lợi nhuận ở Anh sang Ireland để đóng thuế thu nhập ít hơn. 

Tuy nhiên vào tháng 10-2014, chính phủ Ireland cho biết đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ sửa đổi luật thuế để ngăn chặn các công ty đa quốc gia như Google, Apple trốn thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tháng 4-2015, Cơ quan Thuế Úc cũng tiến hành điều tra khả năng Google, Apple, Microsoft trốn thuế. Kết quả điều tra cho thấy chỉ trong vòng một năm, 10 công ty đa quốc gia đã chuyển sang Singapore tổng số tiền 31 tỉ đô Úc để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trong năm 2015 Úc cũng ký với Anh thỏa thuận lập một nhóm làm việc chung để ngăn các công ty đa quốc gia chuyển lợi nhuận từ nước phải chịu thuế suất cao sang nước có thuế suất thấp.

Google từng trình bày với chính phủ Úc quan điểm muốn vấn đề thuế của các công ty đa quốc gia phải được các tổ chức kinh tế lớn như G20, OECD xử lý, chứ không phải các nước làm riêng rẽ.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 02-06-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 02-06-2016

    Gỗ Việt sẽ gặp rắc rối với TPP
    PMI tháng 5 tăng nhờ lượng đơn đặt hàng mới vượt mạnh nhất 1 năm
    Doanh nghiệp Đức ở Việt Nam tin tưởng vào kinh tế vĩ mô hơn ở Trung Quốc
    “Mở hầu bao” cho trái phiếu Chính phủ
    Thời kỳ “trăng mật” của nhân dân tệ sắp đến hồi kết

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 01-06-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 01-06-2016

    Đề xuất thành lập sàn giao dịch hồ tiêu VN
    EVFTA: Thời cơ chín muồi để tranh thủ lợi thế
    Thực phẩm ngoại đang “sống khỏe”
    USD có tháng tăng tốt nhất trong 6 tháng nhờ kỳ vọng tăng lãi suất
    Các nhà kinh tế nhận định, Brexit sẽ gây tổn hại nặng cho kinh tế Anh

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-06-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-06-2016

    Việt Nam xuất siêu sang nhóm G7 gần 20 tỷ USD mỗi năm
    5 tháng, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 9,1%
    Vàng: Thảm bại trong tháng 5, u ám trong tháng 6
    Quan chức Fed: Thế giới sẵn sàng đón nhận làn sóng tăng lãi suất
    Cho vay ngoại tệ hỗ trợ xuất khẩu: Cửa mở kịp thời!

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-06-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-06-2016

    Châu Á nhập khẩu dầu thô của Iran tăng 13% trong tháng 4
    Indonesia sẽ giảm sản lượng than trong năm tới
    Nội địa vẫn là thị trường trọng điểm tiêu thụ vải thiều
    Sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm tăng 7,5%
    Tổng sản lượng thủy sản 5 tháng đầu năm tăng 1,6%

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 01-06-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 01-06-2016

    5 tháng đầu năm: 10 tỷ USD vốn FDI rót vào những dự án nào?
    Đừng chạy theo giá dầu
    Ngành dệt may đang và sẽ làm lợi nhiều hơn người ta nghĩ
    Siêu ủy ban 5 triệu tỷ: Không có lợi ích nào hơn lợi ích quốc gia
    SCIC chưa buông “bò sữa” Vinamilk, Bảo Minh, FPT Telecom

  • Tin kinh tế đọc nhanh 01-06-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 01-06-2016

    Nhật Bản chuyển hướng đầu tư từ Trung Quốc sang Đông Nam Á
    NHNN đã mua vào khoảng 7 tỷ USD kể từ đầu năm đến nay
    Nhờ thiên thời địa lợi, các ông lớn ngành xây dựng tăng mạnh lợi nhuận
    Bán nước C2, Rồng Đỏ nhiễm chì, Công ty URC Hà Nội bị phạt hơn 5,8 tỷ đồng
    Việt Nam muốn xuất khẩu sữa sang Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 31-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 31-05-2016

    Giá ô tô sang nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng mạnh?
    Hàng điện gia dụng và linh kiện xuất xứ từ Thái Lan chiếm 58,3% thị phần
    Xuất khẩu sang Áo, điện thoại và linh kiện chiếm trên 80%
    Việt Nam xuất siêu 1,3 tỉ USD trong 5 tháng
    Hơn 28.500 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 5 tháng

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 31-05-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 31-05-2016

    Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 5 tháng đầu năm 2016
    Sản lượng sữa Australia giảm
    Trung Quốc: tăng trưởng lợi nhuận công nghiệp chậm lại trong tháng 4
    Niềm tin kinh doanh của Nhật Bản chạm mức thấp 3 năm
    Điều tra công ty Trung Quốc vì dùng bí mật thương mại ăn cắp của Mỹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 31-05-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 31-05-2016

    EU cảnh báo nâng thuế đối với thép Trung Quốc
    Lô hàng cá da trơn của 2 doanh nghiệp Việt Nam bị nhiễm hóa chất
    Goldman Sachs cảnh báo tình trạng thặng dư quặng sắt
    Hyundai N sẽ sớm cạnh tranh với BMW M và Mercedes AMG
    EIA công bố dự báo triển vọng thị trường khí thiên nhiên thế giới

  • Tin kinh tế đọc nhanh 31-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 31-05-2016

    Sản xuất thép tăng mạnh trong tháng 5
    Ai cho doanh nghiệp hai chữ ‘bình yên’?
    Sản lượng thủy sản giảm, người nuôi bỏ ao đầm vì không có lãi
    Symantec: Triều Tiên liên quan tới vụ tấn công ngân hàng Việt Nam
    Phó Tổng Giám đốc Vingroup làm Tổng Giám đốc TTF