tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-10-2017

  • Cập nhật : 26/10/2017

Mỗi người dân Việt Nam "gánh" 30 triệu đồng nợ công

Tính trung bình mỗi người dân Việt Nam hiện phải gánh khoảng 30 triệu đồng nợ công và sẽ còn tăng tiếp vào cuối năm nay.

duong sat do thi cat linh - ha dong la mot trong nhung du an su dung von vay nuoc ngoai - anh van duan

Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông là một trong những dự án sử dụng vốn vay nước ngoài - Ảnh Văn Duẩn

 

Trong báo cáo gửi đến Quốc hội, Chính phủ cho biết nợ công tính đến cuối năm 2016 là hơn 2,8 triệu tỉ đồng, bằng 63,6% GDP.

Tính ra, trung bình mỗi người dân Việt Nam phải gánh khoảng 30 triệu đồng nợ công và sẽ còn tăng tiếp vào cuối năm nay.

Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2017, dự kiến nợ công có thể lên mức 3,1 triệu tỉ đồng nhưng so với tỉ trọng GDP lại giảm xuống còn 62,6% GDP. Chính phủ dự báo hết năm 2018, dư nợ công ở mức khoảng 63,9% GDP, dư nợ chính phủ ở mức khoảng 52,5% GDP và dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 47,6% GDP, nằm trong giới hạn cho phép.

Năm 2016, tổng nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ là hơn 250.000 tỉ đồng, chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu Ngân sách nhà nước (NSNN) bằng 14% tổng thu NSNN và nếu tính cả đảo nợ là 20,6% tổng thu. Mức này vẫn nằm trong giới hạn được duyệt là không quá 25% so với tổng thu NSNN. Tuy nhiên, Chính phủ cũng thừa nhận hệ số thanh toán trả nợ của Việt Nam là khá cao, đang có xu hướng tăng lên, gây áp lực bố trí nguồn trả nợ của NSNN.

Chính phủ khẳng định quan điểm vay nợ dành cho đầu tư phát triển, không vay cho chi thường xuyên; kiểm soát chặt chẽ việc vay về cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ.

Trong các giải pháp tăng cường quản lý nợ công trong thời gian tới, Chính phủ cho biết sẽ kiểm soát chặt chẽ hoạt động vay nợ của doanh nghiệp (cả vay trung, dài hạn và ngắn hạn) theo hình thức tự vay tự trả trong giới hạn được Thủ tướng Chính phủ cho phép tại Quyết định số 544/QĐ-TTg ngày 20-4-2017 phê duyệt Chương trình quản lý nợ trung hạn 2016-2018. Cụ thể, hạn mức vay thương mại trung và dài hạn của của doanh nghiệp hàng năm tối đa là 5,5 tỉ USD, mức độ tăng tối đa hàng năm của dư nợ nước ngoài ngắn hạn là 8-10%. Đề xuất, lựa chọn dự án đầu tư phát triển quan trọng và cần thiết để vận động nhà tài trợ và sử dụng nguồn vốn ODA, đồng thời phải tính đến xu hướng gia tăng chi phí, kỳ hạn vay ngắn hơn do Việt Nam tốt nghiệp nguồn vốn IDA (nguồn vốn vay ưu đãi dành cho các nước nghèo và kém phát triển) nhằm đảm bảo hiệu quả của dự án. (NLĐ)
---------------------------

Vốn FDI vào Việt Nam đạt 16,3 tỷ USD sau 10 tháng

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, vốn FDI vào Việt Nam trong 10 tháng tăng tới 37,4% so với cùng kỳ 2016.

Cụ thể, tính đến ngày 20.10, cả nước có 2.070 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 16,3 tỷ USD, tăng 32,9% so với cùng kỳ năm 2016; và có 1.001 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 7,27 tỷ USD, tăng 35,9% so với cùng kỳ; đồng thời với 4.156 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 4,67 tỷ USD, tăng 58,8% so với cùng kỳ 2016.

nguon: bo ke hoach va dau tu

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư

Theo lĩnh vực đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 13,75 tỷ USD, chiếm 48,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,63 tỷ USD, chiếm 19,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,04 tỷ USD, chiếm 7,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Theo đối tác đầu tư, có 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư 7,62 tỷ USD, chiếm 27% tổng vốn đầu tư. Nhật đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 6,07 tỷ USD, chiếm 21,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,59 tỷ USD, chiếm 16,3% tổng vốn đầu tư.

Theo địa bàn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 59 tỉnh thành phố, trong đó TP.HCM là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn đăng ký 5,03 tỷ USD, chiếm 17,8% tổng vốn đầu tư. Bắc Ninh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 3,19 tỷ USD, chiếm 11,3% tổng vốn đầu tư. Thanh Hóa đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký 3,16 tỷ USD chiếm 11,2% tổng vốn đầu tư.(NCĐT)
-----------------------------

8 công ty Việt Nam gia nhập chuỗi cung ứng của Coca-Cola

khi hang co du an, ke hoach can den doi tac tham gia vao, coca-cola se uu tien giao cho 8 don vi nay.

Khi hãng có dự án, kế hoạch cần đến đối tác tham gia vào, Coca-Cola sẽ ưu tiên giao cho 8 đơn vị này.

Coca-Cola Việt Nam mới công bố 8 công ty lọt vào chương trình tư vấn gia nhập chuỗi cung ứng của Coca-Cola.

Đó là Công ty Á Đông ADG, M&H, Limo Ice, Công ty Cổ phần Phát triển sản xuất thương mại Sài Gòn (Sadaco), Nam Phương, Tam Phú Hưng, Mai Anh Đồng Tháp và Hoàng Thiên Phúc. Đa số công ty có trụ sở ở TP.HCM và hoạt động trong các ngành như logistics, đóng lon, bao bì, marketing, phân phối...

Hỗ trợ nâng cao năng lực, hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam là dự án theo đuổi của Coca-Cola. Từ năm 2016 đến nay, Coca-Cola Việt Nam kết hợp cùng VCCI, USABC đã tổ chức những chương trình tập huấn, cố vấn chuyên sâu cho 12 doanh nghiệp được lựa chọn.

Qua quá trình sàng lọc, đã có 8 công ty chính thức tham gia chương trình tư vấn gia nhập chuỗi cung ứng của Coca-Cola. Cụ thể hơn, theo đại diện Coca-Cola, 8 công ty này sẽ trở thành những đối tác bán hàng (vendor partner) cho Coca-Cola Việt Nam. Khi hãng có dự án, kế hoạch cần đến đối tác tham gia vào, Coca-Cola sẽ ưu tiên giao cho 8 đơn vị này.

Được biết, Coca-Cola Việt Nam hiện đang hợp  tác bắt tay với khoảng 300 nhà cung ứng. Từ năm 2010, hãng đã đầu tư hơn 7 triệu USD cho hàng loạt các dự án cộng đồng tại Việt Nam như dự án về nước sạch, nâng cao năng lực cộng đồng, cứu trợ thiên tai, tập huấn khởi nghiệp E-learning tại các trung tâm hoạt trợ cộng đồng Ekocenter..

Á Đông ADG thành lập vào năm 2009, kinh doanh đa ngành nghề, là một trong 5 nhà cung cấp hạt nhựa lớn nhất ở Việt Nam, với 130 mã hàng. Ngoài ra, Á Đông ADG tự cung cấp dịch vụ vận tải và logistics, với đội xe gồm 30 đầu kéo container, xe tải nhỏ. Hiện tại, vốn điều lệ của Á Đông ADG đạt tới 212 tỉ đồng, còn doanh thu năm 2016 của Công ty đạt hơn 1.600 tỉ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ. Á Đông ADG đang hợp tác với trên 500 đối tác, nhà cung cấp khác nhau. Khách hàng thân thiết của Công ty có thể kể ra C.P Group, Orion, Cát Lái, TTC, Pinaco, Thiên Long, Nhựa Tiền Phong..

Đối với M&H, thời gian hoạt động tính ra chỉ hơn 1 năm (từ tháng 5. 2016). Ban đầu, M&H là công ty hoạt động quảng cáo trên xe taxi, nhưng từ tháng 7.2017, phát triển thêm sản xuất nước uống đóng chai, với 1 nhà máy ở Tây Ninh.  Còn Limo Ice là đơn vị phân phối cung cấp kem cho thị trường Việt Nam. Cụ thể, Limo Ice phân phối thương hiệu Kem Ukraina. Đây là kem do nhà máy Lviv Freezer sản xuất từ năm 1946, được bán rộng rãi ở Ukraina và châu Âu. Dự kiến, đến cuối năm 2018, Công ty sẽ đầu tư  nhà máy tại Củ Chi (TP.HCM).

Riêng Sadaco là công ty đa ngành, hoạt động trong các lĩnh vực thương mại dịch vụ (khách sạn, xuất khẩu lao động, du lịch, nông sản, logistics), sản xuất chế biến (gỗ, tre, thủ công mỹ nghệ..) cũng như tham gia đầu tư ở một số dự án. Báo cáo thường  niên năm 2016 của Sadaco cho biết, Công ty đạt doanh thu gần 500 tỉ đồng, tăng trên 16,5% so với cùng kỳ nhưng bị thua lỗ trong năm 2016. Nguyên nhân là do tổn thất hỏa hoạn. Nhưng năm 2016, Sadaco đã khai thác thêm được thị trường mới, phát triển sản phẩm mới cũng như hoàn thiện mảng logistics.

Công ty Mai Anh Đồng Tháp cũng mới thành lập năm 2014, chuyên cung cấp gỗ (nén viên, nghiền, lát) sản xuất cung ứng củi trấu, chất đốt từ trấu (trấu viên, nghiền, thanh, thanh dập), bao bì và vận tải, logistics. Công ty hiện có 10 nhà máy liên kết và 2 kho hàng ở các tỉnh miền Tây. (NCĐT)
---------------------------

Các công ty Hàn Quốc rút khỏi Trung Quốc

vi thi truong trung quoc ngay cang kho khan, cac cong ty han quoc da va dang no luc tham nhap vao thi truong khac de tim kiem nguon tang truong.nguon anh: pulse

Vì thị trường Trung Quốc ngày càng khó khăn, các công ty Hàn Quốc đã và đang nỗ lực thâm nhập vào thị trường khác để tìm kiếm nguồn tăng trưởng.Nguồn ảnh: Pulse

Các công ty Hàn Quốc đang đạt được các kết quả khả quan trong chiến lược "Hậu Trung Quốc", biến cuộc khủng hoảng gây ra bởi việc Hàn Quốc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa (THAAD) thành cơ hội. Trước đây, các công ty Hàn Quốc từng phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Trung Quốc nhưng hiện nay họ đang chuyển hướng sang Ấn Độ và Brazil, những nơi có tiềm năng tăng trưởng và sức mua lớn.

Vì thị trường Trung Quốc ngày càng khó khăn, Hanwha Chemical đã và đang nỗ lực thâm nhập vào thị trường Ấn Độ. Tháng 11 năm ngoái, Bộ Thương mại Trung Quốc đã điều tra chống bán phá giá việc nhập khẩu nhập khẩu polysilicon (silic đa tinh thể) từ Hanwha Chemical. Công ty này xuất khẩu 70% sản lượng polysilicon sang Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc sẽ quyết định cho phép Hanwha Chemical tiếp tục xuất khẩu sản phẩm vào nước này tùy thuộc vào kết quả điều tra được công bố vào tháng tới. Hanwah cho rằng mình không nên đặt cược toàn bộ việc kinh doanh của mình vào Trung Quốc vì vậy hãng ngay lập tức hướng đến Ấn Độ với sản phẩm CPVC mới.

Yoon Chang-hyun, giáo sư tài chính của Đại học Seoul cho biết: "Thật là bất ngờ, các công ty đã tự tìm thấy cơ hội với những sản phẩm có giá trị gia tăng cao ở các thị trường mới do vấn đề THAAD. Việc Trung Quốc trả đũa nhắc nhở rằng các công ty Hàn Quốc rằng họ có thể đối mặt với những rủi ro như vậy bất cứ lúc nào vì vậy họ nên có những bước đi nhằm chuẩn bị cho những tình huống có thể xảy ra như thế".

Hyundai Steel, nhà cung cấp thép ô tô cho Hyundai Motor, cũng tăng xuất khẩu thép ô tô cho Ấn Độ và Brazil sau cuộc khủng hoảng THAAD. Khi mẫu xe SUV nhỏ gọn của Hyundai Motor "Creta" đã trở nên phổ biến, Hyundai Steel cũng đã tổ chức một buổi triển lãm tại các quốc gia này. Tính đến cuối quý III năm nay, Hyundai Steel đã tăng xuất khẩu thép cuộn cán nguội đến Tây Nam Á lên 98.000 tấn so với 78.000 tấn một năm trước đó và lượng hàng xuất đến Trung và Nam Mỹ tăng 31,4% lên 46.000 tấn từ 35.000 tấn.

Một quan chức của Hyundai Steel cho biết: "Sau khi Trung Quốc tẩy chay các sản phẩm của Hyundai Motor, xuất khẩu của chúng tôi sang Trung Quốc đã giảm từ quý III năm ngoái. Chính phủ Mỹ cũng tăng thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm của chúng tôi nhưng chúng tôi đã khắc phục bằng cách tăng xuất khẩu sang các nước khác. Chúng tôi đang có kế hoạch xây dựng thêm một trung tâm chế tạo thép cho ô tô tại Ấn Độ".

LG Chem (chuyên về hóa chất) hiện đang tập trung vào thị trường châu Âu. Công ty có kế hoạch thành lập một nhà máy mới với công suất hàng năm là 100.000 chiếc pin điện (EV) ở Ba Lan và sẽ bắt đầu hoạt động từ năm 2018. LG Chem đã không nhận được trợ cấp cho các sản phẩm pin EV, được sản xuất tại nhà máy của công ty ở Nam Kinh như là một phần của các biện pháp trả đũa của chính phủ Trung Quốc liên quan đến vấn đề THAAD. Sản xuất của nhà máy tại Nam Kinh giảm mạnh trong năm ngoái nhưng nó đã bắt đầu hoạt động trở lại vào đầu năm nay và tái xuất khẩu sản phẩm sang Hàn Quốc. Công suất hoạt động của nhà máy sản xuất pin của LG Chem đã tăng từ 59,5% năm ngoái lên 65% vào nửa đầu năm nay.

Lee Kyung-sang, Giám đốc Nghiên cứu kinh tế tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc, cho biết: "Các công ty Hàn Quốc trước đây đã quá tập trung vào Trung Quốc nhưng họ đã và đang thực hiện các chiến lược để đa dạng hoá các nước xuất khẩu sau khi vấn đề THAAD nổi lên. Các ngành công nghiệp của Hàn Quốc, vốn trước đây quá tự mãn và không quan tâm đến chiến lược "Hậu Trung Quốc", đã nâng cao khả năng của mình.(NCĐT)

Trở về

Bài cùng chuyên mục