tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 27-02-2016

  • Cập nhật : 27/02/2016

Xuất khẩu gạo tăng nhưng giá giảm sâu

xuat khau gao tang manh trong 2 thang dau nam nay nhung gia gao van giam sau - anh: diep duc minh

Xuất khẩu gạo tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm nay nhưng giá gạo vẫn giảm sâu - Ảnh: Diệp Đức Minh


Theo báo cáo của Bộ NN-PTNN, trong 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo ước đạt trên 1 triệu tấn, đạt giá trị 445 triệu USD; tăng gấp 2 lần về khối lượng và cả giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Tuy nhiên giá gạo xuất khẩu bình quân chỉ đạt 443,5 USD/ tấn, giảm gần 6% so với cùng kỳ năm trước.
Điểm mới trong bức tranh xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm là Indonesia vươn lên trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của VN.
Riêng trong tháng 1, Indonesia chiếm thị phần trên 25% gạo xuất khẩu của VN; khối lượng đạt trên 137.000 tấn và giá trị gần 55 triệu USD. Xuất khẩu gạo sang Indonesia đạt tốc độ tăng 119,5 lần về khối lượng và 103 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Tiếp theo Indonesia là thị trường Trung Quốc, Philippines. Các thị trường như Đài Loan, Malaisia cũng có sự tăng trưởng mạnh về số lượng.
Trong khi đó 2 thị trường cao cấp là Hồng Kông lại giảm 16,42% về khối lượng và giảm 25% về giá trị và Mỹ giảm 7,84% về khối lượng và giảm 23% về giá trị.

Các ngân hàng phải áp mức lãi suất cho vay hợp lý

Các tổ chức tín dụng (TCTD) cần thực hiện nghiêm túc các quy định và chỉ đạo về lãi suất; áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của khoản vay, chia sẻ khó khăn với khách hàng vay.

Ngày 25-2, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị 01 về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và bảo đảm hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2016.

Theo đó, thống đốc NHNN yêu cầu các TCTD thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, góp phần kiểm soát lạm phát, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh. Thực hiện nghiêm túc các quy định và chỉ đạo của NHNN về lãi suất; áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của khoản vay, chia sẻ khó khăn với khách hàng vay, đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động của TCTD.

Đặc biệt, các TCTD không được thu các loại phí liên quan đến khoản vay, trừ một số khoản phí theo quy định của NHNN về thu phí cho vay của TCTD đối với khách hàng. Thường xuyên giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định của NHNN về lãi suất huy động và cho vay, kịp thời phát hiện các vi phạm để có biện pháp xử lý phù hợp trên cơ sở phân định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân. TCTD vi phạm quy định về lãi suất bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, các TCTD phải phấp hành nghiêm các quy định của NHNN và các quy định khác của pháp luật về mua bán ngoại tệ, niêm yết tỉ giá và giao dịch trên thị trường ngoại tệ, quản lý ngoại hối; thực hiện đúng các quy định của NHNN và các quy định khác của pháp luật về hoạt động kinh doanh vàng.

Các đơn vị trong hệ thống tiếp tục thực hiện quản lý thị trường vàng theo quy định tại Nghị định 24/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Đảm bảo việc quản lý thống nhất, đồng bộ, chặt chẽ thị trường vàng theo hướng ngày càng thu hẹp thị trường vàng miếng, tiếp tục ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế; tạo điều kiện phát triển thị trường vàng trang sức, mỹ nghệ một cách lành lạnh phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Bên cạnh đó, thống đốc NHNN cũng yêu cầu các TCTD tiếp tục kiện toàn mô hình tổ chức, nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành và hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ nhằm hạn chế rủi ro và vi phạm pháp luật; tiếp tục triển khai phương án cơ cấu lại, xử lý nợ xấu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Các đơn vị trực thuộc NHNN tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp cơ cấu lại các TCTD theo mục tiêu, định hướng phát triển hệ thống các TCTD đến năm 2020. Xử lý kiên quyết, dứt điểm các TCTD yếu kém, đặc biệt chú trọng nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý, giám sát, cơ chế hỗ trợ cơ cấu lại các ngân hàng thương mại được NHNN mua lại. Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nêu tại đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD nhằm duy trì bền vững tỉ lệ nợ xấu dưới 3%.

Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội: Người Thái có thể trở thành trùm bán lẻ Việt Nam nếu thâu tóm Big C

Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội Vũ Vinh Phú cho rằng nếu doanh nghiệp của Thái Lan mua được Big C thì người Thái sẽ trở thành trùm bán lẻ Việt Nam với 51 điểm bán và sẽ tự sản xuất, tự phân phối, doanh nghiệp bán lẻ Việt khó cạnh tranh.

Tập đoàn Casino rao bán Big C Việt Nam với giá 900 triệu USD. Sau hai tháng người Pháp rao bán, đã có 5 đại gia bán lẻ muốn mua lại hệ thống bán lẻ này. Đó là hai doanh nghiệp Thái Lan là Berli Jucker (BJC, do tập đoàn TCC nắm quyền chi phối) và Central Group; Lotte Shopping (Hàn Quốc), Dairy Farm (Singapore) và mới nhất là tập đoàn Aeon (Nhật Bản).

Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho rằng Việt Nam đang thua trên thị trường bán lẻ. Theo phân tích của ông nếu Big C được doanh nghiệp của Thái Lan sẽ giúp Thái Lan trở thành trùm bán lẻ tại Việt Nam, mở rộng điểm bán lẻ với 19 điểm của hệ thống Metro và 32 điểm của Big C nâng tổng số điểm bán lẻ thành 51 siêu thị. Như vậyngười Thái đứng số 1 về tổng số điểm bán lẻ tại Việt Nam.

“Thái Lan không những đầu tư phân phối mà còn đầu tư sản xuất, nếu hàng hóa, hệ thống phân phối của Việt Nam không cạnh tranh nổi, người Việt sẽ đi làm thuê cho người Thái”, ông Phú nhận định.

Theo Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội, chuyện mua bán,sát nhập trên thế giới là bình thường, không có điều gì phải ngạc nhiên. Nhưng trong câu chuyện này, nhìn lại thị trường bán lẻ, thấy rằng tự người Việt hãm chân người Việt, không cạnh tranh nổi do tự mình chứ không phải nước ngoài.

“Một quả trứng gà chịu 14 loại thuế phí thì sao cạnh tranh nổi, tự mình giết mình. Thị trường bán lẻ Việt yếu do 80% là yếu tố tự thân doanh nghiệp Việt với tự tưởng làm ăn manh mún, tính cấu kết kém và chỉ 20% do yếu tố nước ngoài khiến cạnh tranh khó khăn”, ông Phú khẳng định.

chu tich hh sieu thi ha noi vu vinh phu cho rang nguoi thai co the thau tom he thong sieu thi ban le tai vn

Chủ tịch HH siêu thị Hà Nội Vũ Vinh Phú cho rằng người Thái có thể thâu tóm hệ thống siêu thị bán lẻ tại VN

Trả lời câu hỏi vì sao doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam không mua lại Big C lại để miếng mồi ngon này có nguy cơ rơi vào tay doanh nghiệp ngoại? Chủ tịch Hiệp hội siêu thị thẳng thắn: Doanh nghiệp Việt Nam làm gì đủ tiền mà mua. Vinmart không mua được. Sài Gòn Co.op mart vốn 1.000 tỷ đồng trong khi Big C định giá 900 triệu USD.

Trong khi đó Hapro ngày càng mất dần mạng lưới bán lẻ, bán lẻ chỉ chiếm 2% doanh số và có biểu hiện suy yếu.

Fivimart đã bán một phần, và có nguy cơ dễ trở thành miếng mồi béo bở doanh nghiệp thâu tóm luôn phần còn lại trong tương lai.

Doanh nghiệp nội co lại, ngoại lấn chiếm

Câu chuyện của thị trường bán lẻ Việt hiện nay là gì? Đó là xu hướng doanh nghiệp nội tiếp tục co lại, doanh nghiệp ngoại lấn chiếm, sát nhập. Thời gian tới sẽ còn chứng kiến nhiều cuộc mua- bán diễn ra.

Người Việt Nam làm siêu thị với tư tưởng làm ăn manh muốn, làm riêng ăn riêng sẽ khó bền vững nếu thiếu tính liên kết. Doanh nghiệp Việt khó làm nhưng dễ bỏ hoặc dễ bán non thu lợi trước mắt. Trong khi đó, doanh nghiệp nước ngoài có tầm nhìn xa, nhìn thấy được tương lai lạc quan của thị trường trong 5-10 năm tới họ sẵn sàng đầu tư, mở rộng.

“Điểm mấu chốt là Nhà nước cần nhận thức đúng vai trò của bán lẻ Việt Nam, thị trường nội địa. doanh nghiệp Việt. Tập trung nguồn lực vào nông nghiệp, kinh tế biển, thị trường bán lẻ nội địạ. Nếu doanh nghiệp Việt yếu toàn diện trong bán lẻ, dễ thua ngay trên sân nhà”, ông Phú nói.

Bên cạnh đó, bản thân doanh nghiệp Việt cần cải thiện kỹ năng quản lý, xây dựng chiến lược kinh doanh trong bán lẻ. Bởi một trong những điểm yếu nhất của doanh nghiệp Việt hiện nay là có đến 80% Giám đốc siêu thị không qua đào tạo bán lẻ, quản trị kém, chiến lược yếu và đa phần là các lãnh đạo tay ngang làm theo phong trào dễ chết yếu. Có thể kể đến vài cái tên đã lấn sân sang bán lẻ và nhanh chóng tháo chạy vì thua lỗ như Sơn Hà, Phú Thái, Trung Nguyên với hệ thống G7…


Đừng nhầm lẫn, không hề có chuyện Vinamilk rút khỏi Campuchia

Vinamilk đã có công ty con tại Campuchia nên không cần phải duy trì văn phòng đại diện.

Ngày 25/2/2016, Hội đồng quản trị Vinamilk (VNM) đã quyết định chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện của công ty tại Campuchia khi giấy phép hoạt động của văn phòng này hết hạn vào ngày 5/3/2016.

Thông này được công bố mà không hề có giải thích cụ thể hơn đã khiến rất nhiều người nhầm tưởng rằng Vinamilk sẽ rút hoạt động kinh doanh khỏi thị trường này.

Tuy nhiên thực tế thì hoạt động kinh doanh của Vinamilk tại Campuchia vẫn diễn ra bình thường. Vinamilk đã liên doanh cùng đối tác Campuchia đầu tư xây dựng nhà máy sữa để trực tiếp kinh doanh tại thị trường này nên việc duy trì văn phòng đại diện không còn cần thiết. Vốn dĩ văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh mà chỉ có vai trò “đại diện” cho công ty thực hiện một số hoạt động.

Chúng tôi đã liên hệ với đại diện của Vinamilk và phía công ty đã xác nhận vấn đề này.

Động lực tăng trưởng đến từ thị trường nước ngoài

Đến cuối năm 2015, Vinamilk đã đầu tư 218 tỷ đồng, nắm giữ 51% cổ phần của Angkor Dairy Products – công ty con phụ trách hoạt động sản xuất kinh doanh sữa tại Campuchia.

Trong những năm gần đây, Vinamilk đã rất chú trọng phát triển hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngoài. Ngoài công ty Angkor Dairy tại Capuchia, Vinamilk còn sở hữu công ty Driftwood tại Mỹ, công ty Vinamilk Europe tại Ba Lan và nắm 22% cổ phần của công ty Miraka tại New Zealand.

Năm 2015, doanh thu từ thị trước nước ngoài của Vinamilk đạt gần 8.000 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2014 và chiếm 1/5 tổng doanh thu. Doanh thu từ thị trường nước ngoài bao gồm doanh thu xuất khẩu và doanh thu từ các công ty con tại nước ngoài.

Trong khi đó, doanh thu nội địa của Vinamilk chỉ tăng trưởng 9%.

Đáng chú ý là lợi nhuận gộp từ thị trường nước ngoài tăng tới 170% lên 3.363 tỷ đồng. Nhờ sự tăng trưởng vượt trội này mà tỷ suất lợi nhuận của thị trường nước ngoài đã cao hơn trong nước.

trong khi doanh thu noi dia chi tang 9% thi doanh thu tu thi truong nuoc ngoai tang 40% trong nam 2015

Trong khi doanh thu nội địa chỉ tăng 9% thì doanh thu từ thị trường nước ngoài tăng 40% trong năm 2015


Uber 'chết' ở Trung Quốc, sống khỏe ở Việt Nam?

viet nam la mot trong nhung thi truong co muc tang truong cao nhat tren the gioi cua uber. anh: forbes

Việt Nam là một trong những thị trường có mức tăng trưởng cao nhất trên thế giới của Uber. Ảnh: Forbes


Để cạnh tranh với đối thủ tại Trung Quốc, mỗi năm, Uber mất hơn 1 tỷ USD. Không tiết lộ lãi thực song đại diện Uber cho biết, đơn vị này lại đang sống rất khỏe ở Việt Nam.

Mới đây, Giám đốc điều hành Travis Kalanick thông báo, Uber mất hơn 1 tỷ USD mỗi năm tại thị trường Trung Quốc khi tham gia cuộc chiến cạnh tranh giá với đối thủ. Trong khi đó, tại thị trường Việt Nam, đại diện Uber cho biết họ đang hoạt động rất tốt.

Sống khỏe nhưng không tiết lộ mức lãi

Theo Giám đốc đại diện Uber Đặng Việt Dũng, Việt Nam là một trong thị trường trọng tâm với mức tăng trưởng cao nhất trên thế giới.

Trong vòng 5 năm, thời gian chờ xe của khách đã giảm cho mỗi chuyến xuống còn 4 phút. Theo thống kê của Uber Việt Nam, cứ 5 giây, đơn vị này lại nhận được yêu cầu gọi xe.

"Với dân số trẻ chiếm trên 50%, Việt Nam được coi là thị trường có cá tính năng động thúc đẩy tăng trưởng của ứng dụng công nghệ rất nhanh", ông Dũng chia sẻ với chúng tôi. Tuy tự tin về thị trường Việt Nam nhưng đại diện Uber không chia sẻ cụ thể về lỗ lãi.

Thực tế, có thể thấy, Việt Nam cũng không hẳn là thị trường dễ tính khi Uber bị bao vây bởi không ít đối thủ cạnh tranh như các hãng taxi truyền thống, hay công ty cùng nền tảng như Grab. Hàng loạt điều chỉnh về công nghệ, giá cước, cách điều hành từ phía đối thủ được tung ra cũng khiến đơn vị này gặp khó khăn.

Đơn cử, hai công ty lớn nhất của ngành là Vinasun và Mai Linh đã cho ra mắt ứng dụng Vinasun App và Mai Linh Taxi. Grab đưa ra nhiều hỗ trợ cho lái xe, người dùng với loại hình xe siêu rẻ....

Bên cạnh những kiến nghị cấm hoạt động của Uber tại Việt Nam từ các hiệp hội vận tải, taxi, nhiều thông tin đưa ra khá bất lợi cho Uber như Uber là "taxi trá hình", trốn thuế, hoạt động bất hợp pháp, gây rối loạn xã hội,...

Gần đây nhất, Sở GTVT và Cục thuế TP HCM đưa thông tin mỗi ngày công ty công nghệ này chuyển lợi nhuận khoảng 1 tỷ đồng về Hà Lan. Số tiền trên trích từ 20% doanh thu của taxi Uber. Thậm chí, một lãnh đạo Cục thuế cho biết, sẽ truy sự việc đến cùng.

Không phản ứng mạnh mẽ, đại diện Uber chỉ cho biết, họ luôn ủng hộ cạnh tranh lành mạnh bởi yếu tố này nhằm phát triển thị trường cũng như hoàn thiện bản thân. Thậm chí, Uber tự tin đã tạo ra cuộc "cách mạng" về phương thức di chuyển trong đô thị và tối ưu các nguồn tài nguyên kinh tế.

Về phía các đối tác (là các tài xế), Uber khẳng định, sau mỗi chuyến đi, họ sẽ nhận về 100% tất cả các khoản thu dịch vụ đã thực hiện với ứng dụng. Đây cũng chính là phần thu nhập của các đối tác vận tải. Còn về khoản 20% các tài xế phải trả là chi phí dịch vụ cung cấp công nghệ sẽ được tái đầu tư vào công nghệ, marketing, nhân sự, cơ sở hạ tầng,…

Ngoài ra, phí thanh toán dịch vụ bằng thẻ tín dụng do các tổ chức thẻ quốc tế quy định là 3-5% cũng nằm trong 20% phí Uber thu từ các đối tác của hãng. Bên cạnh đó, Uber sẽ chịu hoàn toàn rủi ro về việc gian lận thẻ tín dụng (thẻ tín dụng không có khả năng thanh toán hoặc thanh toán không chính chủ).

Tuy nhiên, việc vận hành và thay đổi chính sách của Uber với đối tác cũng nhận được không ít phản ứng, từ chính người sử dụng và đối tác. Gần đây, một nhân vật nổi tiếng trong giới giải trí tố bị "chém" khi dùng dịch vụ củ Uber. Trong khi đó, việc thay đổi chính sách gặp phải phản ứng của tài xế. Hết đình công, các đối tác này lại chọn hướng chuyển sang dùng ứng dụng khác.

Muốn khỏe, phải cạnh tranh cực gay gắt

Chia sẻ với PV về vấn đề này, ông Nguyễn Khắc Giang, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết, về chủ quan, thách thức của Uber tại thị trường Việt Nam đồng đều so với dịch vụ ở các nước khác trên thế giới.

Theo đó, rào cản lớn nhất tại Việt Nam là chưa có khung pháp lý về ứng xử cho dịch vụ chạy xe trên nền tảng công nghệ. Ngoài ra, đơn vị này gặp khó khăn rất lớn khi phải đối đầu trực tiếp cùng lúc với cả 2 đối thủ tương đối lớn tại thị trường.

Thứ nhất, liên quan tới thói quen tiêu dùng là các hãng taxi truyền thống và hệ thống thanh toán. Những người lớn tuổi chưa sẵn sàng với việc sử dụng các ứng dụng công nghệ của Uber. Tiếp đến là thanh toán bằng tiền mặt vẫn phổ biến ở Việt Nam.

Thứ hai, đối thủ đáng gớm của công ty công nghệ này chính là Grab. Có thể nhận rõ, trong khi Uber đối đầu trực tiếp với các hãng taxi thì đơn vị này lại liên kết để hoạt động. Việc này gây rất nhiều khó khăn khi một mình doanh nghiệp này trên một chiến tuyến.

Song theo ông Giang, nhận định Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng nhất của Uber trên thế giới cũng không sai. Bởi Việt Nam có dân số trẻ và là một trong những nước đô thị hóa trong top đầu của châu Á. Khi tốc độ đô thị hóa cao, giao thông sẽ ngày càng mở rộng, nhu cầu đi lại ngày càng tăng lên sẽ là cơ hội nhìn thấy được của một công ty công nghệ về lĩnh vực vận tải.

Ngoài ra, nền kinh tế của chúng ta nhìn chung vượt qua giai đoạn đầu khủng hoảng đang dần ổn định trở lại, thu nhập người dân đang dần tăng lên. Theo dự đoán của tập đoàn tư vấn Boston (BCG), Việt Nam hiện là quốc gia có tốc độ tăng trưởng tầng lớp trung lưu và giàu có mạnh nhất Đông Nam Á, dự kiến lên 33 triệu người vào năm 2020. Nhu cầu đi lại bằng ôtô có thể tăng lên. Đó sẽ là lợi thế cho các hãng dịch vụ vận tải, một tiềm năng có thể chỉ có ở Việt Nam.

Có thể thấy, ở Việt Nam, chi phí để mua và sử dụng (chi phí lưu thông, đỗ xe) một chiếc ôtô tương đối lớn. Do đó, người dùng sẽ ưu tiên sử dụng dịch vụ Uber rẻ hơn mua phương tiện. Lợi thế này chỉ có ở một số nước bảo hộ ôtô và các ngành tiêu thụ đặc biệt như Việt Nam. Song có thể trong vòng 5 năm nữa, lợi thế này sẽ giảm đi khi các điều khoản Việt Nam ký AEC có hiệu lực.

"Song, những thách thức như đảm bảo chất lượng dịch vụ cũng như kiểm định được chất lượng tài xế, nếu Uber làm tốt, công ty này sẽ được nhìn nhận theo một cách hoàn toàn từ chính khách hàng - đối tượng đánh giá thiết thực nhất trong cuộc chiến của Uber với các đối thủ khác", ông Giang cho hay.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 29-02-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 29-02-2016

    Warren Buffett vẫn thắng lớn trong năm 2015
    NHNN đang có quá nhiều mục tiêu
    Đề nghị xóa 13.064 tỉ đồng nợ thuế cho doanh nghiệp
    Hơn 150 tấn nhãn Edor xuất sang Mỹ
    Bộ Công Thương nói gì sau khi lãnh đạo Liên kết Việt bị bắt?

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-02-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-02-2016

    CitiGroup: Hãy chuẩn bị tinh thần đón suy thoái!
    Trung Quốc tuyên bố sẽ duy trì chính sách tiền tệ thận trọng
    Chứng khoán Mỹ giảm do lo ngại về lạm phát
    Lời khuyên dành cho Trung Quốc: Hãy để các công ty tự sinh tự diệt
    Sharp - từ thương hiệu tỷ đô đến phải “bán mình”

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-02-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-02-2016

    Aeon bác bỏ thông tin xây đại siêu thị 200 triệu USD ở Nam Thăng Long
    8.200 doanh nghiệp “chết lâm sàng” mỗi tháng
    Giá dầu giảm giúp Petrolimex lãi lớn chưa từng thấy
    Phát hiện gần 4.700 doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá
    Trung Quốc chấp nhận thâm hụt ngân sách tương đương 4% GDP

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-02-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-02-2016

    Ngân sách trung ương có thể hụt thu 50.000 tỷ đồng vì giá dầu
    Đà Nẵng sẽ cho phép chuyển nhượng các dự án “treo”
    Mỹ cam kết không 'làm khó' cá tra Việt
    Công ty chứng khoán nội lo thiệt khi thành doanh nghiệp ngoại
    Doanh nghiệp Việt đơn độc ở nước ngoài

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-02-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-02-2016

    Deutsche Bank: Đã đến lúc mua vàng
    Hội nghị G20: Chia rẽ trong cách vực dậy kinh tế toàn cầu
    Lô vàng hàng tỉ USD bất thường từ Venezuela đến châu Âu
    Khi Thủ tướng tiếp thị xoàiKhi Thủ tướng tiếp thị xoài
    Từ ngày 15-3, nâng mức cho vay đối với hộ kinh doanh

  • Tin kinh tế đọc nhanh  28-02-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 28-02-2016

    Xúc tiến thương mại quốc gia đã có chương trình cho năm 2017
    Làm gì để giữ vững thị trường khó tính cho trái cây Việt Nam?
    Nghệ An đặt mục tiêu thu hút 120 dự án đầu tư trong năm 2016
    Gazprom cắt khí đốt tới Thổ Nhĩ Kỳ
    Trung Quốc xử Nhật thua vụ kiện bao cao su mỏng nhất thế giới

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-02-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-02-2016

    Giả mạo email đối tác, tin tặc cuỗm sạch tiền doanh nghiệp Việt Nam
    "Không nên phanh gấp thị trường bất động sản bằng cách siết chặt tín dụng"
    Hụt thu từ dầu thô hơn 25.000 tỉ đồng
    Doanh thu bán lẻ 2 tháng đầu năm hơn 446.000 tỉ đồng
    Phôi thép nhập khẩu ồ ạt, Hòa Phát gửi đơn khẩn thiết kêu cứu Thủ tướng

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-02-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-02-2016

    Giá vàng trong nước ngược dòng thế giới
    Sẽ dẹp hàng loạt cơ sở, cá nhân tự làm mỹ phẩm
    Samsung C&T được xem xét miễn thuế nhập khẩu sà lan
    Sai phạm tại doanh nghiệp "họ" Sông Đà: Tiền tạm ứng cá nhân, nợ thuế hàng chục tỷ đồng
    Bốn tỉnh miền Trung 'bắt tay' làm du lịch

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 27-02-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 27-02-2016

    13 cổ đông ngoại "quyền lực" nhất kiểm soát 1/4 số cổ phần của Vinamilk
    Chuối xuất khẩu tăng giá gấp đôi
    Giá cước vận tải đã giảm 1%-33%
    Sản phẩm J&J ở Việt Nam “an toàn”
    Không “đẻ” thêm phí ngoài lãi suất

  • Tin kinh tế đọc nhanh 27-02-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 27-02-2016

    Xuất khẩu của ASEAN lần đầu giảm sau 6 năm
    VietinBank thêm giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt qua QR PAY
    Foxconn bất ngờ ngừng thương vụ mua bán, cổ phiếu Sharp giảm mạnh
    MasterCard xác nhận mật khẩu thẻ bằng ảnh chụp
    Vốn Nhật vào nhiều