Giả mạo email đối tác, tin tặc cuỗm sạch tiền doanh nghiệp Việt Nam
"Không nên phanh gấp thị trường bất động sản bằng cách siết chặt tín dụng"
Hụt thu từ dầu thô hơn 25.000 tỉ đồng
Doanh thu bán lẻ 2 tháng đầu năm hơn 446.000 tỉ đồng
Phôi thép nhập khẩu ồ ạt, Hòa Phát gửi đơn khẩn thiết kêu cứu Thủ tướng
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-02-2016
- Cập nhật : 26/02/2016
DN Nhật ở Việt Nam kỳ vọng các tác động của hội nhập
70% DN Nhật Bản tại Việt Nam mong muốn việc Việt Nam gia nhập AEC và TPP sẽ tạo thuận lợi hơn trong thương mại và thuế quan. Đồng thời, có hơn 60% DN vẫn coi Việt Nam là điểm đầu tư quan trọng và có định hướng thúc đẩy sản xuất kinh doanh tại đây.
Đây là một nội dung quan trọng trong Báo cáo của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) về khảo sát thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN Nhật Bản tại Việt Nam công bố ngày 23/2. Báo cáo này dựa trên kết quả khảo sát ở phạm vi rộng tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (bao gồm Việt Nam) trong năm 2015.
JETRO cho biết cuộc khảo sát tại Việt Nam được thực hiện với hơn 9.590 DN Nhật Bản ở 20 quốc gia, vùng lãnh thổ nhưng ở Việt Nam chỉ có 557 DN đưa ra trả lời hợp lệ.
Kết quả năm 2015 cũng thẳng thắn chỉ ra những rủi ro mà DN Nhật Bản tại Việt Nam phải đối mặt. Trên 60% trong số 557 công ty được khảo sát cho biết các rủi ro đang tồn tại như “Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận hành thiếu minh bạch”, “Thủ tục hành chính phức tạp”. DN trả lời khảo sát cũng phản ánh về việc phải nộp lệ phí không chính thức, hoặc thời gian thẩm tra không rõ ràng. Một lí do DN Nhật cảm thấy rủi ro hơn đó là các quy định liên quan đến hạn chế nhập máy qua sử dụng, khiến DN lúng túng khi thực hiện.
Ngoài ra, các DN Nhật cũng cho rằng, tỷ lệ nội địa hóa không có sự thay đổi so với năm trước, cần có đối sách hiệu quả hơn để phát triển công nghiệp hỗ trợ và DN vừa và nhỏ. 65% DN trả lời gặp khó khăn trong thu mua nguyên vật liệu, linh kiện tại chỗ.
Dù còn những hạn chế, nhưng Trưởng đại diện Văn phòng tại Hà Nội của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Atsusuke Kawada cho biết: Có tới 60% DN Nhật đầu tư tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng kinh doanh và tiếp tục coi đây là điểm đầu tư quan trọng. Khoảng 85% DN cho rằng lý do chính để mở rộng kinh doanh là “tăng doanh thu”. Còn trong ngành công nghiệp chế tạo thì khoảng 65% số DN cho rằng lý do chính là “khả năng tăng trưởng và tiềm năng cao”.
Các DN cho rằng Việt Nam vẫn duy trì lợi thế về “chi phí nhân công rẻ ” dù đã tăng lên nhưng vẫn thấp thứ 3. Cụ thể nhân công trong ngành công nghiệp chế chế tạo chưa bằng một nửa Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia.
Đặc biệt, việc Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) tạo kỳ vọng cho 64% doanh nghiệp Nhật về việc đơn giản hóa các thủ tục hải quan. Ngoài ra, các DN kỳ vọng những cắt giảm về thuế nhập khẩu, thống nhất trong việc vận dụng, giải thích quy tắc nguồn gốc xuất xứ. 66% DN Nhật kỳ vọng việc Việt Nam gia nhập TPP sẽ giúp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận thị trường hàng hóa…
Đặc biệt, với lợi thế cả Việt Nam và Nhật Bản đều là thành viên của TPP, hoạt động đầu tư và thương mại giữa hai nước cũng như các nước thành viên TPP sẽ có bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
“JETRO ghi nhận sự lắng nghe và những nỗ lực Chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, nhưng các DN Nhật Bản kỳ vọng vào cải cách mạnh mẽ để họ cảm nhận sự cải thiện rõ ràng hơn”, ông Atsusuke Kawada nói.
Thu tiền để xây dựng thương hiệu bò sữa Củ Chi
Liên quan đến việc HTX Bò sữa Tân Thông Hội (huyện Củ Chi, TP HCM) ra thông báo yêu cầu mỗi xã viên phải góp 30 triệu đồng để phát triển HTX, nếu không sẽ chấm dứt thu mua sữa, chiều 25-2, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Minh Khánh, chủ nhiệm HTX, cho biết việc kêu gọi góp vốn nhằm xây dựng nhà máy chế biến sữa, phát triển thương hiệu bò sữa Củ Chi.
Theo ông Khánh, Củ Chi là nơi nuôi bò sữa lớn nhất nước nhưng chủ yếu bán sữa dạng nguyên liệu, không có thương hiệu nên HTX đã nhận nhiệm vụ này sau khi một công ty nhà nước được giao nhưng không thực hiện. “Chúng tôi kêu gọi nông dân góp vốn để làm xã viên HTX, được cấp giấy chứng nhận cổ phần, được hưởng các quyền lợi như mua vật tư giá thấp hơn thị trường, ưu tiên bao tiêu toàn bộ lượng sữa sản xuất ra. Còn với những hộ không có cổ phần trong HTX, chúng tôi có thể mua hoặc không, tùy nhu cầu thị trường!” - ông Khánh giải thích.
HTX Bò sữa Tân Thông Hội kêu gọi xã viên nộp tiền nhằm xây dựng nhà máy chế biến sữa, phát triển thương hiệu bò sữa Củ Chi Ảnh: ĐÌNH THI
Ông Khánh cho biết HTX Bò sữa Tân Thông Hội hiện có đàn bò khoảng 5.000 con của 85 xã viên và 200 hộ nông dân, mỗi ngày tiêu thụ khoảng 27 tấn sữa tươi. Trong đó, 21 tấn bán cho Công ty Sữa Long Thành, còn lại bán cho các khu du lịch trên địa bàn. Nhiều thời điểm, lượng sữa thu mua nhiều hơn bán ra, HTX phải đổ bỏ cả tấn. Vì vậy, để chủ động về đầu ra, HTX đã thuê đất trong khu công nghiệp với thời hạn 41 năm, diện tích 2.400 m2 để xây dựng nhà máy chế biến sữa tươi thanh trùng, sữa chua ăn, sữa chua uống, tổng vốn đầu tư là 30 tỉ đồng. Dự kiến, sản phẩm sẽ ra mắt vào cuối tháng 5-2016.
Tiêu thụ nhà, đất có thể giảm
Đặc biệt tỉ lệ tăng giá dự kiến sẽ đạt đỉnh điểm vào năm nay. Tuy vậy, việc tăng giá cũng chỉ tập trung tại một số dự án nằm ở vị trí vàng và trung tâm với mức chào bán 2.500-10.000 USD/m² cho TP.HCM và khoảng 1.600-3.500 USD/m² cho Hà Nội.
Xét về nguồn cầu, theo CBRE, tỉ lệ tiêu thụ năm 2016 dự kiến sẽ chậm hơn so với năm 2015 và giảm trong năm 2017 và 2018 cho cả hai thị trường lớn vừa nêu.
Xét về bất động sản thương mại đang hoạt động, TP.HCM và Hà Nội vẫn là thị trường nhận được nhiều sự quan tâm, thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài mới một khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực.
Sang tay cổ phiếu Vinamilk, quỹ ngoại thu về 2.300 tỷ đồng
Phiên giao dịch chiều 25/1 chứng kiến 2 giao dịch với lượng lớn cổ phiếu VNM của Công ty Sữa Việt Nam (lần lượt là 12,2 triệu và 5,7 triệu đơn vị), tương ứng khoảng 2.340 tỷ đồng. Các lệnh chuyển nhượng lớn này đã đẩy giá trị giao dịch toàn phiên lên gần 5.100 tỷ đồng.
Trước đó, khối lượng giao dịch trung bình mỗi phiên của cổ phiếu này chỉ khoảng 700.000 đơn vị.
Hiện Vinamilk chưa có công bố chi tiết về các giao dịch nêu trên song nó thực hiện trong nội bộ các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài. Theo thống kê, chỉ có 6 quỹ ngoại đang nắm lượng lớn cổ phần tại Vinamilk có đủ điều kiện để thực hiện giao dịch trên: F&N Dairy Investments (132 triệu cổ phần), Dragon Capital Markets Limited (88 triệu cổ phần), Deutche Bank AG& Deutsche Asset Management (71 triệu cổ phần), Deutsche Bank AG London (51 triệu cổ phần), Arisaig ASEAN Fund Limited (12,6 triệu cổ phần) và Vietnam Enterprise Invesstments Limited (12 triệu cổ phần).
Chốt phiên, VNM giảm 2.000 đồng còn 129.000 đồng một cổ phiếu. Mới đây, 12 lãnh đạo cấp cao của công ty bất ngờ đăng ký mua vào cổ phiếu VNM với tổng khối lượng mua đạt hơn 400.000 cổ phần, tương ứng giá trị 51,3 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 15/2, Vinamilk cũng xin ý kiến cổ đông rút khỏi 7 ngành nghề: bốc xếp hàng hoá, dịch vụ chăn nuôi, dịch vụ sau thu hoạch, dịch vụ trồng trọt, xử lý hạt giống, in ấn và ngành tư vấn môi giới, đấu giá bất động sản, quyền sử dụng đất.
Ngoài ra, công ty còn điều chỉnh nội dung hai mã ngành nghề là vận tải hàng hoá bằng đường bộ và ngành kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
Đan Mạch mở siêu thị bán đồ thừa
Đây là siêu thị bán thực phẩm ế, thừa, hết hạn sử dụng đầu tiên tại Đan Mạch và cũng có thể là đầu tiên của thế giới nhằm giải quyết tình trạng lãng phí, đổ bỏ thực phẩm loại này diễn ra lâu nay.
Theo Russia Today, siêu thị có tên WeFood, khai trương ngày 22-2 tại thủ đô Copenhagen, bán đủ loại hàng hóa thực phẩm có giá rẻ hơn 30-50% so với giá thông thường, gồm các loại sản phẩm bị hư hỏng bao bì hay đã hết “đát”.
Tham dự lễ khai trương siêu thị WeFood có công chúa Đan Mạch Marie và bộ trưởng thực phẩm và môi trường Đan Mạch.
Theo chủ nhiệm dự án chủ quản siêu thị Per Bjerre, việc ra đời WeFood không chỉ nhằm phục vụ các đối tượng khách hàng là người có thu nhập thấp, mà còn hướng đến những người quan tâm tới tình trạng lãng phí thực phẩm tại Đan Mạch.
Tổ chức phi chính phủ Folkekirkens Nodhjaelp là đơn vị quản lý hoạt động của WeFood đã phải giải quyết một số rào cản về pháp lý và thuyết phục được tính hợp lý của việc bán hàng hết hạn sử dụng trước khi khai trương siêu thị đặc biệt này.
Các tình nguyện viên sẽ tham gia quản lý siêu thị WeFood, lợi nhuận thu được từ đây sẽ chi tiêu cho các dự án khác của Folkekirkens Nodhjaelp nhằm giúp đỡ người dân tại các nước đang phát triển.