Đầu tư dự án vào Côn Đảo được ưu đãi thuế
London là khu vực giàu có nhất châu Âu
Kêu gọi Hàn Quốc sử dụng lao động nữ
Thứ trưởng Tài chính: “Tự ta làm khó chúng ta”
DN rất cần người, nhưng lại "hắt hủi" bằng đại học!
Tin kinh tế đọc nhanh 28-02-2016
- Cập nhật : 28/02/2016
Xúc tiến thương mại quốc gia đã có chương trình cho năm 2017
Bộ Công Thương vừa mới ban hành Định hướng chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2017. Việc lên kế hoạch định hướng xúc tiến thương mại sớm là cơ sở để các đơn vị xây dựng đề án, từ đó có những đề xuất, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại thiết thực và khả thi.
Cụ thể: Bộ Công Thương vừa ban hành Định hướng Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2017, với mục tiêu nhằm hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp tận dụng các cơ hội đem lại từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết.
Theo đó, đối với Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia năm 2017, Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị chủ trì nghiên cứu, đề xuất, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại thiết thực, khả thi trong đó chú trọng các hoạt động nhằm khai thác, mở rộng các thị trường Việt Nam đã ký và đang đàm phán FTA.
Các hoạt động xúc tiến thương mại quốc gia năm 2017 và các năm tiếp theo cần gắn với mục tiêu phát triển xuất khẩu theo hướng tăng trưởng bền vững, phù hợp với đặc điểm của từng thị trường khu vực, bảo đảm vừa mở rộng quy mô xuất khẩu vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu; phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt 300 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân từ 11%-12%/năm trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020; phấn đấu cân bằng thương mại ổn định vào năm 2020 và đạt thặng dư thương mại bền vững từ năm tiếp theo.
Đối với công tác xúc tiến xuất khẩu, Bộ Công Thương đưa ra yêu cầu đối với từng thị trường, khu vực. Có thể thấy, hầu hết các thị trường được nêu ra đều chú trọng vào các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam như dệt may, da giày, nông sản...
Cụ thể tại thị trường Đông Nam Á, Bộ này đề nghị đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và các thị trường còn nhiều tiềm năng xuất khẩu là: Lào, Campuchia, Myanmar, với các nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo có hàm lượng công nghệ cao; tiếp tục đẩy mạnh và duy trì xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản, đặc biệt là các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam, như: gạo, thực phẩm, rau quả, cà phê, ca cao, sản phẩm cao su, thủy sản.
Thị trường Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc...) tập trung vào các mặt hàng trọng điểm như: hàng dệt may, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép các loại, hàng rau quả, cao su, sắn và các sản phẩm từ sắn, sắt thép các loại, sản phẩm từ cao su, hạt tiêu....
Đối với Hoa Kỳ, các mặt hàng xuất khẩu trọng điểm, như: hàng dệt may, giày dép các loại, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản, túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù, hạt điều, cà phê, sản phẩm từ sắt thép, sản phẩm từ chất dẻo, giấy và các sản phẩm từ giấy, hàng rau quả, bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc, gạo, chè…
Đối với việc phát triển thị trường trong nước, Bộ Công Thương đề ra mục tiêu điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường trong nước, xây dựng cơ sở dữ liệu các mặt hàng quan trọng, thiết yếu, nghiên cứu phát triển hệ thống phân phối giúp các doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng đối với những mặt hàng thiết yếu; quy mô và năng lực cung ứng. Ngoài ra, việc định hướng triển khai các chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước có trọng tâm, trọng điểm là cần thiết./.
Theo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), chương trình xúc tiến thương mại quốc gia 2015 đã hỗ trợ 8.850 lượt doanh nghiệp, 14.499 gian hàng tại các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, thu hút trên 3 triệu lượt khách tham quan, mua sắm và ký kết được nhiều hợp đồng kinh tế có tổng trị giá trên 858 triệu USD và khoảng 637,8 tỷ đồng.
Làm gì để giữ vững thị trường khó tính cho trái cây Việt Nam?
Đã xuất khẩu vào các thị trường khó tính
Xuất khẩu trái cây sang các thị trường khó tính đã được triển khai từ nhiều năm nay, như: thanh long vào được thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc; chôm chôm, nhãn xuất sang Mỹ; xoài xuất sang Hàn Quốc và New Zealand. Trái vải cũng đã được xuất sang Mỹ, Úc với sốlượng đáng kể.
Đặc biệt, năm 2015, Việt Nam xuất khẩu thí điểm rất thành công nhiều mặt hàng trái cây sang các thị trường khó tính, nhất là các nền kinh tế lớn tham gia TPP, như: Mỹ, Nhật Bản và Australia. Kim ngạch xuất khẩu của ngành rau quả Việt Nam năm 2015 đạt 2,2 tỷ USD, tăng tới 47% so với năm 2014. Hiện cả nước có hơn 100 cơ sở chế biến quy mô công nghiệp với tổng công suất 300.000 tấn sản phẩm/năm.
Đến nay, trái cây Việt Nam cũng đã xuất khẩu sang hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó thanh long là loại trái cây xuất khẩu chủ lực chiếm trên 40% tổng kim ngạch.
Điều đáng phấn khởi, đầu năm 2016, riêng tại tỉnh Đồng Tháp, người nông dân trồng xoài và nhãn đã được ký hợp đồng xuất khẩu những lô hàng đầu tiên sang thị trường khó tính, như: Mỹ, Nhật… Đây là thị trường đầy tiềm năng, nhưng rất khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhờ áp dụng quy trình canh tác theo hướng an toàn của tiêu chuẩn VietGap mà nhãn Đồng Tháp đã vượt qua rào cản, bước vào thị trường này.
Ứng phó với rào cản để giữ vững thị trường
Việc các nước khó tính mở cửa thị trường cho một số trái cây Việt Nam, trước mắt cho thấy Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu về mặt kỹ thuật của các quốc gia này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đánh giá, đây là những thị trường “tiềm năng nhưng đầy thách thức” bởi có quy định ngặt nghèo về an toàn thực phẩm và họ dùng các quy định này làm rào cản thương mại để bảo hộ nền nông nghiệp trong nước. Do đó, vào được thị trường đã khó, giữ thị trường còn khó hơn.
Thị trường đã mở, vấn đề là làm sao Việt Nam phát triển sản xuất tốt, đồng thời làm thếnào để xuất khẩu nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu của nước nhập khẩu về an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật.
Trả lời phỏng vấn trên Thông tấn xã Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, để xuất khẩu được trái cây, một trong những yếu tố quan trọng nhất là phải kiểm soát được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và an toàn thực phẩm. Do mỗi nước đều có một danh mục về đối tượng kiểm dịch thực vật và các nước đều kiểm dịch thực vật rất chặt. Đối với an toàn thực phẩm còn có mức tồn dư cho phép, nhưng kiểm dịch thực vật thì dù chỉ có một con thuộc đối tượng kiểm dịch cũng không được (Minh Long, 2016).
Do đó, “việc thực hiện đề án phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là rất quan trọng. Tức là dùng biện pháp sinh học để không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoặc là dùng thuốc ở mức độ rất ít”, ông Hồng khẳng định.
Đối với doanh nghiệp khi tham gia xuất khẩu mặt hàng trái cây tại các thị trường khó tính, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật nhận định, năm 2015, Việt Nam xuất khẩu thí điểm rất thành công nhiều mặt hàng và đặc biệt là sang các thị trường khó tính. Doanh nghiệp cứtheo nếp đó mà làm, nhưng phải có sự giám sát rất chặt chẽ.
Riêng về kiểm dịch thực vật, Cục Bảo vệ thực vật đã hỗ trợ được các đơn vị trong việc chiếu xạ, xử lý hơi nước nóng… và cơ bản là yên tâm. Quan trọng nhất cần lưu ý là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thực hành nông nghiệp tốt để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Còn theo ông Nguyễn Trí Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), để nâng cao kim ngạch xuất khẩu trái cây, giải pháp quan trọng là cần tổ chức lại sản xuất theo hướng áp dụng công nghệ cao, quy mô lớn, đảm bảo an toàn thực phẩm. Theo đó, áp dụng đầy đủ các tiêu chuẩn sản xuất sạch của nước nhập khẩu cũng như tiêu chuẩn Global Gap, trái cây Việt Nam sẽ tự vươn xa và kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng hơn trong những năm sắp tới./.
Nghệ An đặt mục tiêu thu hút 120 dự án đầu tư trong năm 2016
Thông tin này được công bố tại buổi Gặp mặt các nhà đầu tư Xuân Bính Thân năm 2016 của tỉnh Nghệ An, chiều ngày 21/02/2016.
Trong 2 năm 2014-2015, với chính sách mở cửa, nhiều ưu đãi và thủ tục hành chính thông thoáng, trong số lượng dự án thu hút đầu từ về Nghệ An tăng gấp 1,5 lần, số vốn đăng ký tăng 2,2 lần so với 3 năm 2011-2013.
Đặc biệt, năm 2015, tỉnh Nghệ An thu hút được nhiều dự án lớn có vai trò làm đầu tàu tăng trưởng, đột phá phát triển và có chất lượng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho hơn 100 dự án trong năm 2015 với tổng vốn đăng ký hơn 87.000 tỷ đồng.
Nét mới trong thu hút đầu tư của Nghệ An không chỉ tập trung vào các nhà máy công nghiệp, mà còn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao như sản xuất, chế biến sữa, cam, chanh leo, chế dược liệu.
Năm 2016, tỉnh Nghệ An đặt mục tiêu thu hút ít nhất 120 dự án với tổng vốn đăng ký từ 50.000-80.000 tỷ đồng, trong đó chú trọng thu hút FDI với tổng mức vốn đạt 8.000-10.000 tỷ đồng.
Một số lĩnh vực đầu tư khá mới mẻ nhưng đầy triển vọng là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp dược, chế biến lâm sản, mía...
Tại tại buổi Gặp mặt các nhà đầu tư Xuân Bính Thân năm 2016, ngày 21/02/2016, UBND tỉnh Nghệ An đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 10 dự án, tổng giá trị đầu tư là 3.566 tỷ đồng và lễ ký năm thỏa thuận đầu tư với tổng giá trị 61.531 tỷ đồng.
Đại diện lãnh đạo Tỉnh Nghệ An khẳng định Tỉnh sẽ đặc biệt chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính, tạo cơ chế, chính sách thuận lợi nhất, tạo hạ tầng và dịch vụ thuận lợi cho nhà đầu tư, giải quyết kịp thời khó khăn cho các nhà đầu tư. Nghệ An sẽ ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư
Gazprom cắt khí đốt tới Thổ Nhĩ Kỳ
Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom đã cắt giảm gần ¼ lượng cung cấp khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỹ sau khi hai bên không đạt được thỏa thuận về giá.
Interfax ngày 26-2 cho biết lượng khí đốt cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nga vốn cung cấp khoảng 55%, tức là khoảng 27 tỉ m3 trong nhu cầu 50 tỉ m3 khí đốt tự nhiên của Thổ Nhĩ Kỳ. Khí đốt được chuyển tới Thổ Nhĩ Kỳ qua hai đường ống dẫn, mỗi đường có công suất 16 tỉ m3, là Blue Stream (Dòng chảy Xanh lam), chạy trực tiếp từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ qua Biển Đen; và đường ống Gas-West đi qua Ukraine, Romania và Bulgaria trước khi đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo báo giới Nga, sự sụt giảm nói trên liên quan tới “cuộc chiến” giá cả giữa Gazprom và các nhà nhập khẩu tư nhân của Thổ Nhĩ Kỳ. Hồi năm ngoái, Gazprom dành ưu đãi giá 10,25% cho các nhà nhập khẩu ở Thổ Nhĩ Kỳ nhưng năm nay chính sách giảm giá này không còn do giá dầu đã giảm đáng kể.
Nhật báo Kommersant của Nga cho hay Gazprom đã ngừng khoản ưu đãi này từ đầu năm nay. Điều đó có nghĩa là hồi tháng 1-2016, các công ty Thổ Nhĩ Kỳ phải thanh toán giá khí đốt tự nhiên theo chính sách giá mới nhưng trong đợt thanh toán ngày 21-2, họ vẫn chỉ trả tiền theo mức cũ. Do đó, Gazprom đã quyết định cắt giảm lượng cung cho đúng với số tiền nhận được.
Các công ty năng lượng của Thổ Nhĩ Kỳ gồm Enerco Enerji, Bosphorus Gaz, Avrasya Gaz, Shell, Bati Hatti and Kibar Enerji đều bị ảnh hưởng. Tổng cộng họ nhập khẩu 10 tỉ mét khối khí đốt Nga mỗi năm. Các nguồn tin của Kommersant tại các công ty này cho biết sự cắt giảm ưu đãi nói trên đã gây “tổn thương” tới hoạt động kinh doanh của họ bởi họ đã ký kế hợp đồng với khách hàng dựa theo mức giá khí đốt ưu đãi (tưởng như mình được hưởng).
Từ ngày 1-24/2, Kommersant đã cắt bớt 117 triệu mét khối khí đốt, trị giá 30 triệu USD cho các công ty trên của Thổ Nhĩ Kỳ. Kommersant cho biết thêm rằng Thổ Nhĩ Kỳ có thể kiện Gazprom đòi bồi thường 2,5 triệu USD vì động thái này..
Tuy nhiên, một nguồn tin của Gazprom khẳng định sự sụt giảm này không ảnh hưởng tới công ty nhà nước Botas của Thổ Nhĩ Kỳ. Botas nhập khẩu khoảng 17 tỉ mét khối khí đốt của Nga mỗi năm. Năm 2015, hãng này đã không còn được nhận giá ưu đãi bởi không đạt được thỏa thuận với Gazprom
Trung Quốc xử Nhật thua vụ kiện bao cao su mỏng nhất thế giới
Theo Wall Street Journal, tòa án cho rằng hành vi của Okamoto "vi phạm nguyên tắc kinh doanh trung thực và ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực cạnh tranh" của bao cao su Aoni, sản phẩm của công ty Daming Quảng Châu, đơn vị đệ đơn kiện.
Doanh số bao cao su Okamoto đã tăng vọt trong thời gian gần đây, một phần do khách du lịch Trung Quốc đến Nhật ngày càng tăng và mua bao cao su siêu mỏng về nước.
Daming thành lập năm 1992, từ đó đến nay, công ty đã bán ra 7 tỷ bao cao su. Daming đệ đơn kiện Okamoto hồi tháng 9/2014, sau khi tổ chức Guinness xác nhận sản phẩm bao cao su Aoni của Daming là loại mỏng nhất thế giới vào tháng 12/2013.
Bao cao su Aoni có độ dày trung bình 0,036 mm, trong khi sản phẩm của Okamoto dày 0,038 mm.
"Chúng tôi chấp nhận phán quyết và không định kháng cáo", phát ngôn viên Okamoto cho biết. Ông nói thêm, công ty Nhật Bản đã thu hồi những sản phẩm được quảng cáo là "bao cao su mỏng nhất thê giới" ngay khi biết thông tin về kỷ lục của Daming, tuy nhiên, một số sản phẩm vẫn lọt ra ngoài thị trường.
Tòa án Quảng Châu yêu cầu Okamoto trả khoản bồi thường tượng trưng một nhân dân tệ (0,15 USD) cho Daming. Đại diện Daming cho biết công ty hài lòng với kết quả này, vì "người tiêu dùng đã biết sự thật". Cô này nói thêm vụ kiện là hành động nhằm "thanh lọc thị trường và thỏa mãn quyền được biết của người tiêu dùng".
Trên mạng xã hội, một số người gọi vụ kiện của Daming là chiêu đánh bóng tên tuổi.
"Đây là một chiến dịch PR lớn, nhiều người chưa từng nghe nói đến thương hiệu này", một người bình luận.
Nhiều người khác bình chọn cho chất lượng bao cao su Nhật Bản, cho biết rất an tâm khi dùng sản phẩm của Okamoto.