CitiGroup: Hãy chuẩn bị tinh thần đón suy thoái!
Trung Quốc tuyên bố sẽ duy trì chính sách tiền tệ thận trọng
Chứng khoán Mỹ giảm do lo ngại về lạm phát
Lời khuyên dành cho Trung Quốc: Hãy để các công ty tự sinh tự diệt
Sharp - từ thương hiệu tỷ đô đến phải “bán mình”
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-02-2016
- Cập nhật : 27/02/2016
Giả mạo email đối tác, tin tặc cuỗm sạch tiền doanh nghiệp Việt Nam
Cụ thể, kẻ lừa đảo đã biết về giao dịch giữa hai bên và nhiều khả năng đã giả mạo email của DN Thổ Nhĩ Kỳ để yêu cầu DN xuất khẩu Việt Nam chuyển tiền mua hàng vào tài khoản cá nhân. Ngay sau khi DN Việt Nam chuyển tiền, kẻ gian đã tới ngân hàng và rút toàn bộ số tiền kể trên. Hiện Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ đang tư vấn cho DN hai bên xử lý và tìm cách thu hồi số tiền bị chiếm đoạt, song đây cũng là bài học cho các DN Việt Nam khác về bảo mật thông tin khi làm việc với đối tác nước ngoài.
Trong vài năm trở lại đây, các thủ đoạn lừa đảo trong giao thương đã trở nên tinh vi hơn nhiều, với nhiều hình thức như sử dụng tin tặc thâm nhập địa chỉ thư điện tử của hai bên DN đang có giao dịch để đánh cắp thông tin, giả mạo nội dung giao dịch nhằm yêu cầu chuyển tiền thanh toán vào tài khoản của kẻ lừa đảo.
Những kẻ lừa đảo lợi dụng sự bất cẩn của các DN Việt Nam trong giao dịch như không thẩm định các thông tin về DN đối tác, không sử dụng các biện pháp liên lạc trực tiếp khác như điện thoại, fax để xác minh thông tin về tài khoản nhận tiền khi khác với tài khoản ghi trong hợp đồng đã ký, thậm chí tận dụng những khó khăn về ngôn ngữ, thời gian giao dịch, v.v… Cũng phải thẳng thắn thừa nhận các DN cũng mất cảnh giác, không có việc kiểm tra chéo, trao đổi trực tiếp với đối tác, nhất là trong thời gian nghỉ lễ dài ngày.
Để hạn chế những sự việc đáng tiếc tương tự trong tương lai, Bộ Công Thương khuyến cáo các DN Việt Nam trước khi thực hiện giao dịch nên chú ý: Khi giao dịch với đối tác nước ngoài, các DN Việt Nam nên dùng email chính thức của công ty thay vì sử dụng các dịch vụ miễn phí từ gmail, yahoo... để tránh bị giả mạo hay gần giống email thật (thay đổi một vài chữ gần giống nhau).
Nên chủ động yêu cầu đối tác sử dụng email chính thức trong trường hợp đối tác cung cấp email từ các dịch vụ miễn phí kể trên. Trong giao dịch qua email, các DN phải đặc biệt lưu ý địa chỉ người nhận, nhất là các thư gửi những thông tin quan trọng của giao dịch như bản sao bộ chứng từ giao hàng và tài khoản nhận tiền qua điện chuyển tiền.
Bên cạnh liên lạc qua email, DN cũng cần có những liên hệ trực tiếp với đối tác thông qua các đường khác như điện thoại hay fax chính thức. Nhất là khi đối tác yêu cầu thanh toán vào tài khoản khác với tài khoản đã ghi trong hợp đồng ký kết.
DN nên liên hệ với cơ quan đại diện của Việt Nam như Thương vụ tại nước sở tại nhằm xác minh độ tin cậy của đối tác, nhất là các DN không có tiếp xúc trực tiếp hoặc tìm kiếm được qua Internet. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực làm công tác xuất nhập khẩu, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật và phương thức thanh toán quốc tế.
"Không nên phanh gấp thị trường bất động sản bằng cách siết chặt tín dụng"
Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Thế Điệp, Chủ tịch HĐQT CTCP Reenco, cũng như nhiều lãnh đạo doanh nghiệp địa ốc khác cho rằng chưa nên siết tín dụng BĐS lại như dự thảo sửa đổi của thông tư 36. Quan điểm này được đưa ra tại buổi họp báo của Câu lạc bộ BĐS Hà Nội tổ chức vào chiều 26/2.
Sau khi Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo sửa đổi thông tư 36/2014/TT-NHNN trong đó dự kiến giảm mạnh trần sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn từ 60% hiện nay xuống còn 40% và nâng cao hệ số rủi ro của các khoản phải đòi về bất động sản từ 150% lên 250%. Đã có nhiều quan điểm, ý kiến xung quanh vấn đề này.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA) mới đây cũng đã góp ý chưa nên sửa thông tư 36, và có văn bản kiến nghị các cơ quan, ban ngành, NHNN, Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng Tp.HCM cho rằng thị trường BĐS chỉ mới phục hồi, còn nhiều dự án dang dở và khó khăn. Hơn nữa nguồn vốn cho thị trường BĐS hiện vẫn từ vốn ngân hàng và khách hàng là chính, chưa có nhiều nguồn vốn từ các quỹ đầu tư. Do vậy, theo ông Châu chưa nên siết tín dụng BĐS.
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) ngày 24/2/2016 cũng đã có văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan và ban ngành, kiến nghị chưa nên sửa đổi thông tư 36.
Cũng theo VNREA thị trường BĐS chỉ mới phục hồi, chỉ có một số dự án BĐS tốt có thanh khoản cao, còn hầu hết nhiều dự án vẫn khó khăn.Nếu điều chỉnh thông tư 36 sẽ có tác động tiêu cực đến thị trường BĐS Việt Nam, ảnh hưởng xấu đến nhiều thị trường khác có liên quan. Như vậy, cả nền kinh tế sẽ bị tác động xấu..
Vấn đề sửa đổi thông tư 36, siết chặt tín dụng đối với thị trường BĐS cũng đã trở thành đề tài nóng tại buổi giao lưu về thị trường BĐS đầu năm 2016 do Câu Lạc Bộ BĐS Hà Nội tổ chức vào chiều ngày 26/2.
Đứng ở góc độ doanh nghiệp ông Nguyễn Thế Điệp, Chủ tịch HĐQT CTCP Reenco Sồng Hồng cho rằng thị trường BĐS bao giờ cũng có chu kỳ lên xuống, năm 2014-2015 thị trường mới bắt đầu đi lên, vì vậy phải nhiều năm nữa thị trường mới xuất hiện bong bóng nữa.
"Thị trường vừa phục hồi, các doanh nghiệp BĐS còn nhiều khó khăn, dễ bị tổn thương. Trong khi đó, nhu cầu nhà ở của người dân, nhu cầu đầu tư chính đáng của nhà đầu tư rất lớn. Vì vậy, không thể "phanh gấp" thị trường bằng cách siết chặt tín dụng BĐS lại như dự thảo sửa đổi thông tư 36", ông Điệp nhấn mạnh.
Ông Điệp cũng đưa ra kiến nghị, NHNN cần nghiên cứu kỹ hơn, điều tiết thế nào cho hợp lý. Nếu muốn khống chế đầu cơ thì phải điều tiết theo cơ chế thị trường có thể là đánh thuế cao hơn những người mua nhà từ căn nhà thứ hai trở đi....
Về phía người bán hàng, ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch liên minh các sàn giao dịch bất động sản (BĐS) cũng đã có những chia sẻ rất khẩn thiết về dự thảo sửa đổi thông tư 36 của NHNN. Theo ông Khánh, thị trường mới có sắc xuân, nếu sửa đổi thông tư 36 sẽ vùi dập thị trường BĐS xuống.
"Năm 2015 thị trường BĐS đã phục hồi hết sức thận trọng, thông tin thị trường rõ ràng, người mua nhà cẩn trọng hơn. Trong số các dự án chúng tôi bán tỷ lệ người mua vay nhà chỉ chiếm 10-15%, không phải tất cả khách hàng đều vay. Chủ yếu nguồn vốn của người mua nhà đến từ vốn tự có, vốn từ các nguồn khác chứ không riêng gì ngân hàng", ông Khánh chia sẻ.
Đứng ở góc độ quản lý nhà nước, ông Nguyễn Hữu Đức, Nguyên Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ cho rằng: "Tôi đồng ý Thông tư 36 cần có lộ trình, đối với ngân hàng cần đảm bảo lợi ích cho người mua nhà lần đầu, rồi sau đó mới đến nhà đầu tư. Rõ ràng ngân hàng cho vay thì phải chia đối tượng cho vay để đảm bảo quyền lợi cho những người chưa có nhà ở....Lợi ích ngân hàng phải đứng sau lợi ích của nhà nước, của quốc gia".
Trước tình trạng sửa đổi thông tư 36 trở thành đề tài nóng của thị trường BĐS, đại diện Hiệp hội bất động sản Việt Nam, ông Trần Ngọc Quang – Phó Tổng thư ký cũng cho biết: "Hiệp hội BĐS vừa có kiến nghị thống đốc NHNN và các cơ quan có liên quan chưa sửa đổi điều chỉnh thông tư 36 trong giai đoạn hiện nay. Bởi nếu điều chỉnh thông tư 36 sẽ có tác động tiêu cực đến thị trường BĐS Việt Nam,ảnh hưởng xấu đến nhiều thị trường khác có liên quan. Như vậy, cả nền kinh tế sẽ bị tác động xấu.."
"Chúng tôi những người làm cầu nối giữa thị trường BĐS với các nhà quản lý nhà nước, với danh nghiệp, với các nhà đầu tư nước ngoài cũng như với người dân sẽ nỗ lực bằng mọi giải pháp và mọi cách để năm 2016 thị trường BĐS sẽ tiếp đà phát triển đi lên để tất cả chúng ta những người đã làm về BĐS và đã đầu tư về BĐS có lợi và có lãi", ông Quang nhấn mạnh.
Hụt thu từ dầu thô hơn 25.000 tỉ đồng
Ngày 26-2, Tổng cục Thuế đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch năm 2016. Theo báo cáo, năm 2015 ngành thuế thu đạt 806.378 tỉ đồng, bằng 110,2% dự toán (tương ứng vượt 74.778 tỉ đồng), bằng 117,7% so với thực hiện năm 2014.
Trong đó, thu từ dầu thô đạt 67.510 tỉ đồng, bằng 72,6% dự toán (tương ứng hụt 25.490 tỉ đồng); thu nội địa đạt 738.868 tỉ đồng, bằng 115,7% dự toán (tương ứng vượt 100.268 tỉ đồng), tăng 26,2% so với thực hiện năm 2014. Theo báo cáo, có 2/63 địa phương không hoàn thành dự toán là Quảng Ngãi và Bà Rịa-Vũng Tàu; chủ yếu do giá dầu, khí giảm mạnh so với dự kiến dự toán.
Về công tác thanh tra, kiểm tra, năm 2015, ngành thuế đã thanh tra, kiểm tra được 79.297 doanh nghiệp, qua đó tăng thu hơn 12.350 tỉ đồng; tổng số giảm lỗ là hơn 23.000 tỉ đồng, tăng 17% so với năm 2014.
Riêng về thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá, năm 2015 cơ quan thuế đã tiến hành thanh tra, kiểm tra được 4.751 doanh nghiệp lỗ, có dấu hiệu chuyển giá và doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết, giảm lỗ 10.050,17 tỉ đồng; truy thu, truy hoàn và phạt 1.062,74 tỉ đồng; giảm khấu trừ là 302,91 tỉ đồng.
Doanh thu bán lẻ 2 tháng đầu năm hơn 446.000 tỉ đồng
Phôi thép nhập khẩu ồ ạt, Hòa Phát gửi đơn khẩn thiết kêu cứu Thủ tướng
Ngày 18/2 tập đoàn Hòa Phát đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ bày tỏ sự lo ngại trước thực trạng nhập khẩu phôi thép quá lớn hiện nay, sẽ gây ảnh hưởng nghiệm trọng và có nguy cơ kéo lùi ngành thép Việt Nam lại 10 năm.
Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 18/2 về việc phôi thép nhậ khẩu ồ ạt trong tháng 1/2016, Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát(một thành viên của Tập đoàn Hòa Phát - HPG) bày tỏ sự khẩn thiết khi chỉ ra thực trạng nhập khẩu phôi thép rất nghiêm trọng hiện nay.
Theo đó, dẫn từ số liệu hải quan thì phôi thép nhập khẩu trong tháng 1/2016 ồ ạt và gia tăng với tốc độ, cường độ mạnh. Cụ thể:
Lượng phôi thép nhập khẩu tháng 1/2016 là 326.000 tấn, bằng 1/6 tổng lượng phôi thép nhập khẩu năm 2015 và tăng 220% so với cùng kỳ năm 2015.
Thực tế là trước đó năm 2015 lượng phôi thép nhập khẩu cũng đã tăng khá “chóng mặt”, lên tới 1,9 triệu tấn, tăng hơn 300% so với năm 2014.
Do đó, việc trong tháng 1/2016 lượng phôi thép nhập khẩu tiếp tục tăng mạnh thì Hòa Phát dự kiến, nếu với tốc độ này lượng nhập cả năm 2016 vào Việt Nam sẽ không dưới 4 triệu tấn, gần bằng 70% lượng phôi trong nước sản xuất năm 2015.
“Với lượng nhập khẩu quá lớn, ngành sản xuất thép Việt Nam chắc chắn không thể trụ vững và gặp rất nhiều khó khăn, nguy cơ quay trở lại 10 năm trước, phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thép nhập khẩu” – văn bản của Hòa Phát chỉ rõ nguy cơ.
Điều này cũng trái với chủ trương của Chính phủ tại Quyết định số 55 khi coi ngành sản xuất phôi thép là ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của ngành công nghiệp thép Việt Nam, đến đời sống của hàng chục vạn cán bộ công nhân ngành thép và kéo theo nhiều hậu quả khác.
Do đó, với văn bản gửi đến Thủ tướng Chính phủ cùng các cơ quan liên quan gồm Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, Vụ Chính sách thuế… Công ty CP Hòa Phát kiến nghị cần có những biện pháp chỉ đạo để giảm sản lượng phôi thép nhập khẩu, cứu ngành sản xuất phôi thép trong nước và duy trì ổn định ngành sản xuất thép Việt Nam.