Tăng thu nội địa để bù số thu thuế xuất nhập khẩu giảm?
Doanh nghiệp ngành điều gặp khó vì thiếu nguyên liệu
Thủy sản có nguy cơ bị EU tẩy chay nếu DN xuất khẩu tiếp tục “làm liều“
Thái Lan sắp bán hơn 2 triệu tấn gạo dự trữ
Cơ hội từ dệt may Việt Nam hấp dẫn nhiều doanh nghiệp Ấn Độ
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-02-2016
- Cập nhật : 26/02/2016
Chủ tịch WB: Hàn Quốc quê tôi cũng như Việt Nam, từng bị cho là không có cơ hội phát triển
“Rất nhiều đồng nghiệp của chúng tôi từng nghĩ rằng Hàn Quốc là một trường hợp vô vọng, không có cơ hội phát triển. Hàn Quốc thậm chí còn không được hưởng khoản hỗ trợ tài chính từ IDA vì WB nghĩ trường hợp này là vô vọng…”
Đây là những trải lòng của Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Jim Yong Kim khi đến thăm Việt Nam nhân sự kiện công bố Báo cáo Việt Nam 2035.
Ông kể: Trên đường bay từ Mỹ tới Việt Nam, có bay qua Seoul (Hàn Quốc), ông nhớ lại một giai đoạn nước Hàn đã được WB hỗ trợ rất nhiều. Rất nhiều đồng nghiệp làm việc tại WB khi đó đã nghĩ rằng:Hàn Quốc là một trường hợp vô vọng.
“Họ nghĩ Hàn Quốc không có cơ hội phát triển. Hàn Quốc lúc đó thậm chí còn không được hưởng IDA (Hiệp hội Phát triển Quốc tế - một đơn vị thuộc WB, chuyên cung cấp các khoản tài chính cho các quốc gia nghèo – PV), vì họ nghĩ Hàn Quốc lúc này là vô vọng”, ông Kim kể lại.
“Tương tự, cách đây 25 năm với tỷ lệ nghèo đói ở mức 50%, mọi người không nghĩ có hy vọng gì ở Việt Nam. Nhưng chúng ta đã thấy một câu chuyện kỳ diệu khác”.
Chủ tịch WB nhận định, những gì Việt Nam đã làm được trong 20 năm qua rất đáng kể: Tăng trưởng kinh tế đạt trung bình xấp xỉ 7%/năm. Từ quốc gia nghèo nhất thập kỷ 80s, Việt Nam đã vươn lên trở thành một nước trung bình trong một thế hệ, giảm tỷ lệ nghèo từ mức 50% cách đây 25 năm còn khoảng 3%/năm…
Nhiều nước có thể học tập kinh nghiệm của Việt Nam
Ông Kim cũng cho rằng: Có 2 bài học kinh nghiệm mà rất nhiều nước trên thế giới có thể học tập từ Việt Nam.
Một là, chú trọng theo cơ chế thị trường và tranh thủ cơ hội trong hội nhập toàn cầu.
Hai là, chú trọng sớm phát triển nguồn nhân lực và sử dụng cam kết quốc tế cho những cải cách về cơ cấu.
Việt Nam không muốn ngủ quên trong quá khứ mà tự thúc mình đi xa hơn nữa...
“Tháng 7/2014, tôi gặp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội. Thủ tướng đã mời nhóm WB cùng Chính phủ xây dựng báo cáo thể hiện khát vọng của Việt Nam đến năm 2035 và tìm con đường thực hiện giải pháp đó”, ông Kim nói.
Báo cáo Việt Nam 2035 cho thấy một Việt Nam thành công trong vòng 20 năm tới thế nào. Khát vọng đến 2035 được nêu lên là: Dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đến năm 2035, Việt Nam sẽ trở thành một nước công nghiệp hóa hiện đại.
Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam cần duy trì mức tăng trưởng tối thiểu 7% mỗi năm, để nâng mức thu nhập trung bình lên trên 7.000 USD vào năm 2035 – khoảng 18.000 USD nếu tính theo sức mua tương đương năm 2011 - so với 2.052 USD năm 2014 – khoảng 5.370 USD tính theo sức mua tương đương.
Bên cạnh đó, Chủ tịch WB cũng cảnh báo: “Vẫn còn thách thức đối với Việt Nam. Năng suất lao động đã suy giảm trong một thập kỷ vừa qua có thể làm ảnh hưởng tới sự bền vững của tăng trưởng kinh tế.
Thể chế Nhà nước đang chật vật để theo kịp được nền kinh tế thị trường năng động và theo kịp khát vọng của một tầng lớp trung lưu đang mạnh”.
Sharp đồng ý bán cho Foxconn
Thông tin trên đã được đăng tải trên Nikkei hôm qua. Sau tin này, cổ phiếu Sharp đã tăng 5,8% sáng nay.
Sau nhiều năm vật lộn với nợ nần và thua lỗ, hãng điện tử tuổi đời cả trăm năm của Nhật phải lựa chọn giữa 2 phương án giải cứu. Một từ quỹ đầu tư quốc gia INCJ với kế hoạch tái cấu trúc bằng cách tách riêng nhiều mảng kinh doanh. Hai là đề xuất từ Foxconn Technology Group, Sharp không mất mảng nào, nhưng sẽ có công ty mẹ ở nước ngoài.Foxconn là công ty lắp ráp iPhone chính cho Apple. Nếu mua thành công Sharp, họ sẽ nắm trong tay một trong những hãng cung cấp màn hình điện thoại và máy tính bảng lớn nhất thế giới. Chủ tịch Foxconn - Terry Gou đang muốn mở rộng các mảng kinh doanh của Foxconn, biến họ thành công ty cũng sản xuất cả thiết bị, linh kiện điện tử chủ chốt nữa.
Lâu nay, các công ty Nhật Bản gặp rắc rối thường phải dựa vào hỗ trợ của Chính phủ và ngân hàng. Quan chức Nhật cũng lo ngại việc để Sharp rơi vào quyền kiểm soát của công ty nước ngoài, do công nghệ màn hình của hãng này.
Vì vậy, cuộc chiến giữa INCJ và Foxconn được coi là phép thử với sự sẵn sàng mở cửa nền kinh tế của Nhật Bản. Trước đó, Thủ tướng Shinzo Abe luôn bày tỏ mong muốn cải cách thị trường và thu hút đầu tư nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng.
Sharp sản xuất rất nhiều sản phẩm, từ TV đến pin năng lượng mặt trời và màn hình cho iPhone. Dù vậy, những năm gần đây, việc kinh doanh của hãng liên tục xuống dốc. Hồi tháng 5/2015, họ đã phải tìm đến gói giải cứu thứ 2 từ 2 ngân hàng trên trong vòng 3 năm. Trong tài khóa kết thúc vào tháng 3/2015, đại gia điện tử này lỗ ròng 222 tỷ yen.
Kể từ đó, tình hình lại càng tồi tệ hơn. Trong báo cáo kết quả kinh doanh nửa năm gần nhất, khoản lỗ hoạt động của hãng là 25,2 tỷ yen, do nhu cầu màn hình smartphone từ Trung Quốc giảm.
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vùng Kyushu, Nhật Bản
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định như vậy trong buổi tiếp Chủ tịch Liên đoàn các tổ chức kinh tế vùng Kyushu, Nhật Bản Aso Yutaka vào chiều 24-2.
Hiện Nhật Bản đang tích cực hỗ trợ Việt Nam triển khai chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt - Nhật, tập trung trên sáu lĩnh vực ưu tiên. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mong muốn ông Aso Yutaka tiếp tục quan tâm thúc đẩy hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực này và các lĩnh vực khác mà Kyushu có thế mạnh như công nghiệp phụ trợ, đặc biệt là phụ tùng ôtô...
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định Việt Nam luôn hoan nghênh và sẽ tiếp tục nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp của Kyushu sang đầu tư, kinh doanh lâu dài và hiệu quả tại Việt Nam.
Chủ tịch Aso Yutaka cũng bày tỏ mong muốn thúc đẩy hợp tác giao lưu giữa vùng Kyushu với Việt Nam trong các lĩnh vực giáo dục, y tế...
Chỉ cần điều chỉnh đường băng, giảm trên 37.000 tỉ đồng
Cục Hàng không Việt Nam cho biết nếu điều chỉnh quy hoạch để xây dựng đường cất hạ cánh số 3 của cảng hàng không Nội Bài về phía bắc thay vì phía nam của cảng...
Cục Hàng không Việt Nam cho biết nếu điều chỉnh quy hoạch để xây dựng đường cất hạ cánh số 3 của cảng hàng không Nội Bài về phía bắc thay vì phía nam của cảng thì chi phí ước tính để thực hiện quy hoạch sẽ giảm một nửa, từ 75.987 tỉ còn 38.802 tỉ đồng.
Theo quy hoạch, giai đoạn đến năm 2030 sẽ xây dựng đường cất hạ cánh số 3 về phía nam của cảng hàng không Nội Bài cùng hệ thống nhà ga hành khách T3, T4 để nâng công suất đạt 50 triệu hành khách/năm.
Tuy nhiên qua nghiên cứu, kinh phí giải phóng mặt bằng quá lớn, việc giải quyết vấn đề an sinh xã hội rất khó khăn cho khoảng 4.470 hộ dân với khoảng 22.350 nhân khẩu; di chuyển các di tích lịch sử chùa, miếu có từ lâu đời và nhiều nghĩa trang của địa phương. Bên cạnh đó, với năng lực thông qua cảng là 50 triệu hành khách/năm sẽ gây áp lực lớn lên đường Võ Văn Kiệt...
Kotra: Việt Nam là thị trường xuất khẩu chiến lược của Hàn Quốc
Theo JoongAng, nhật báo Korea JoongAng ngày 25/2 đưa tin Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (Kotra) đã xác định Trung Quốc, Iran, Brazil và Việt Nam là bốn thị trường chiến lược có thể giúp thúc đẩy các mặt hàng xuất khẩu của Hàn Quốc.
Kotra đã đánh giá cao bốn thị trường trên vì các lý do như những Hiệp định thương mại tự do (FTA) được thiết lập gần đây của Trung Quốc và Việt Nam, những lệnh trừng phạt Iran được dỡ bỏ hay các yếu tố khác bao gồm những sự kiện đặc biệt như thế vận hội Olympic mùa Hè 2016 (tại Rio de Janeiro của Brazil).
Năm ngoái, Việt Nam đã vươn lên thành thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn thứ ba của Hàn Quốc và Kotra sẽ hỗ trợ các công ty Hàn Quốc tận dụng lợi thế từ FTA với Hàn Quốc đang trong năm thứ hai.
Để thâm nhập các thị trường này một cách hiệu quả, Kotra đã nêu bật vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc, với hy vọng vai trò đó sẽ mở rộng và mang lại nhiều cơ hội mới để xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của nước này.
Phát biểu tại một cuộc họp báo hôm 24/2 ở Seoul, Giám đốc Điều hành Kotra, ông Kim Jae-hong khẳng định các văn phòng xúc tiến thương mại của Kotra tại bốn nước trên sẽ hỗ trợ các sáng kiến này