tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 26-02-2016

  • Cập nhật : 26/02/2016

Tổng Giám đốc thế chấp thép gỉ chiếm đoạt gần 200 tỷ

bi cao van va dong bon tai phien xu.

Bị cáo Vân và đồng bọn tại phiên xử.


Do là ăn thua lỗ, Vân đã chủ mưu, cùng đồng bọn làm giả hồ sơ “phù phép” 398 cuộn thép gỉ và nhiều tài sản “ảo” khác thành tài sản thế chấp để chiếm đoạt gần 200 tỉ đồng của 7 ngân hàng.

Lê Thị Hồng Vân (47 tuổi, trú tại phường Hoàng Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội) là Tổng Giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và sản xuất thương mại Âu Mỹ (viết tắt là Công ty Âu Mỹ).

Từ năm 2011 đến tháng 6-2013 dưới sự trợ giúp của Lê Quốc Dương (45 tuổi, trú tại phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) Tổng Giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Inox Châu Âu, Vân đã làm hồ sơ “phù phép” 398 cuộn thép gỉ và nhiều tài sản “ảo” khác thành tài sản thế chấp để vay vốn tại 7 ngân hàng theo hình thức cấp hạn tín dụng.

Tổng số tiền y chiếm đoạt được gần 200 tỷ đồng. Trong số các ngân hàng bị lừa, nơi ít nhất cũng bị chiếm đoạt gần 7 tỷ đồng, nhiều nhất tới gần 72 tỷ đồng

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đặc biệt lớn này, Vân đã chỉ đạo Phạm Thị Minh Thái (36 tuổi, trú tại phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội) được Vân mượn pháp nhân làm Giám đốc Công ty Việt Mỹ và Dương Mạnh Hà (42 tuổi, trú tại phường Cửa Ông, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh) được Vân mượn pháp nhân làm Giám đốc Công ty Tam Tinh.

Thái và Hà tham gia giúp sức cho hành vi phạm tội của Vân dưới hình thức lấy danh Giám đốc công ty để ký các hồ sơ vay vốn, thế chấp hàng hóa theo sự chỉ đạo của Vân.

Quá trình điều tra, cơ quan điều tra xác định, hành vi của một số cán bộ, nhân viên của bảy ngân hàng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây thất thoát tài sản thế chấp, thất thoát vốn nên không xem xét xử lý hình sự đối với một số cán bộ, nhân viên bảy ngân hàng liên quan đến vụ án này.

Ngày 25- 2, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Vân mức án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đồng phạm của Vân là bị cáo Dương bị tuyên phạt 30 năm tù giam; bị cáo Thái 16 năm tù giam và bị cáo Hà 10 năm tù giam.


81% doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất muốn giảm thuế

81% doanh nghiep tang truong nhanh nhat muon giam thue

81% doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất muốn giảm thuế


Đó là khẳng định trong báo cáo kết quả bảng xếp hạng tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam do Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) kết hợp cùng báo VietNamNet công bố ngày 24-2.

Theo báo cáo này, 500 doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng doanh thu nhanh nhất đã được công bố, trong đó có 10 doanh nghiệp đứng đầu có tốc độ tăng doanh thu tới 127,5%.

Theo ông Phùng Hoàng Cơ - đại diện Vietnam Report, trong hơn 600 bản trả lời liên quan đến câu hỏi “cần hỗ trợ gì trong thời gian tới?”, có tới 81,4% doanh nghiệp cho rằng nên giảm tiếp thuế thu nhập doanh nghiệp!

Trong các lựa chọn mở, gần 75% doanh nghiệp được hỏi đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.

Có 74,6% doanh nghiệp đề nghị cần tiếp tục giảm lãi suất tín dụng; hơn 70% doanh nghiệp cho rằng cần cải thiện môi trường pháp lý, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường...; hơn 40% doanh nghiệp yêu cầu tiếp tục cải cách khối doanh nghiệp nhà nước...


Hết dám lướt sóng vàng

Giá vàng thế giới cũng biến động mạnh trong thời gian gần đây nhưng thị trường gần như vắng bóng người lướt sóng

Đầu tháng 2-2016, giá vàng SJC bán ra khoảng 33,4 triệu đồng/lượng và đến ngày 13-2 đột ngột tăng 1 triệu đồng, cán mức 34,4 triệu đồng/lượng, cao nhất trong vòng nhiều tháng qua. Có thời điểm, giá vàng thế giới cũng tăng 100 USD/ounce, leo lên 1.260 USD/ounce, sau đó điều chỉnh xuống còn khoảng 1.200 USD/ounce rồi liên tục tăng, giảm trong khoảng 20-30 USD/ounce.

gia vang du lien tuc bien dong nhung ngay qua nhung thi truong van kha tram lang anh: tan thanh

Giá vàng dù liên tục biến động những ngày qua nhưng thị trường vẫn khá trầm lắng Ảnh: TẤN THẠNH

Theo các chuyên gia, với diễn biến này, người “chơi” vàng có thể mua vàng giá thấp - bán giá cao hoặc bán khống vàng với giá cao rồi chờ giảm giá sẽ mua lại để hưởng chênh lệch. Thế nhưng, sân chơi nào cũng có chốt chặn nhất định. Ví dụ, khi giá vàng thế giới tăng mạnh, giới kinh doanh vàng trong nước thường tăng mạnh giá bán ra nhưng lại không tăng giá mua vào nhằm ngăn chặn dân “chơi” vàng chốt lời.

Cụ thể, sau khi đạt đỉnh 34,4 triệu đồng/lượng, giá vàng mau chóng hạ xuống 33,4 triệu đồng/lượng. Đến hôm 17-2, do diễn biến cung cầu của ngày Thần tài nên giá vàng bán ra lại nhích lên 33,9 triệu đồng/lượng nhưng giá mua vào lại ngang bằng mức bán ra của hôm trước khiến người đã mua giá thấp không thể bán vàng. Các ngày tiếp theo, giá vàng thế giới giảm mạnh song giá vàng trong nước chỉ giảm nhỏ giọt và đến ngày 25-2 xuống còn 33,5 triệu đồng/lượng.

Tính ra, trong vòng 10 ngày (từ 13 đến 24-2), vàng đã giảm 900.000 đồng/lượng. Như thế, người lướt sóng cũng không thể bán vàng giá cao rồi mua lại giá thấp để kiếm lời vì giao dịch này phải trả lãi suất vay vốn cho nhà cái, lợi nhuận có được thường ngang bằng hoặc ít hơn chi phí vay vốn.

Giới phân tích cho rằng tuy giá vàng trong nước đang ngày càng thu hẹp chênh lệch với giá thế giới - chỉ còn khoảng 300.000 - 500.000 đồng/lượng - nhưng việc lướt sóng hay dồn vốn vào vàng vẫn đối mặt nhiều rủi ro. Bởi lẽ, nếu trong thời gian tới, giá vàng có “dậy sóng” thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có những biện pháp để ổn định thị trường. Khi đó, giá vàng sẽ nhanh chóng đảo chiều. “Người dân cần tỉnh táo với những biến động của thị trường trước khi bỏ vốn vào vàng” -  giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh vàng ở Hà Nội khuyến cáo.

Theo giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh vàng ở TP HCM, pháp luật quy định giao dịch vàng miếng phải thực hiện tại các doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng. Từ đó, người dân và các tiệm vàng không dám mua bán ngoài luồng khiến thị trường vàng miếng trầm lắng. Mặt khác, giá vàng miếng trong nước tăng giảm không tương ứng với giá thế giới là yếu tố khai tử đối tượng lướt sóng vàng.

Trong khi đó, một số đầu mối kinh doanh vàng tại Hà Nội, TP HCM cho hay thị trường vẫn tồn tại vài nhà cung cấp dịch vụ đầu tư tài chính (sàn vàng qua mạng). Người chơi chỉ cần ký quỹ 7%, trả phí 3.000 đồng/ounce vàng/ngày là có thể kết nối với nhà cái để lướt sóng theo giá vàng thế giới.

Thế nhưng, các đầu mối này cho biết rất ít người tham gia cuộc chơi vì giá vàng khó đoán, đồng thời các cơ quan chức năng liên tục “sờ gáy” sàn vàng. Trong năm 2015, công an đã triệt phá sàn vàng Công ty CP Đầu tư tài chính Thiên Việt vào tháng 10 và 5 sàn vàng khác hồi đầu năm.


Hàng vạn nhân viên ngành dầu khí Việt Nam sẽ rất lo lắng khi thấy những số liệu này

Dù chẳng ai muốn điều này xảy ra, thì việc cắt giảm nhân sự, giảm lương của nhiều doanh nghiệp dầu khí đã buộc phải thực hiện trong năm ngoái, và dự báo chưa dừng lại trong năm nay. Đành an ủi rằng nỗi buồn này có thể sẽ được thêm các ngân hàng chia sẻ.

Sau những tác động đến thu ngân sách và lợi nhuận các doanh nghiệp, việc giá dầu giảm đã ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động trong ngành dầu khí

PV Drilling (mã PVD) - doanh nghiệp trực tiếp cung cấp giàn khoan và các dịch vụ liên quan - đã cắt giảm 22% chi phí nhân công trong năm 2015, xuống còn gần 3.000 tỷ đồng.

Tại công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí (mã PVC), chi phí nhân công giảm còn bằng một nửa so với năm 2014, xuống mức 82 tỷ đồng.

Tương tự, Tổng Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam – PTSC (mã PVS) có mức giảm nhẹ, khoảng 10 tỷ đồng, sau khi chi phí nhân công của công ty này tăng đến 34% trong năm 2014. PTSC hoạt động trải dài trên nhiều lĩnh vực, gồm cả chế tạo cơ khí, dịch vụ cảng biển... nên mức độ tác động của cắt giảm chi phí nhân viên nhiều khả năng sẽ không lớn như PV Drilling.

Riêng 2 công ty PVGas (mã GAS) và công ty Vận tải Dầu khí – PVTrans (mã PVT) đi ngược xu hướng khi tăng chi phí trong năm 2015, với mức tăng 13% và 6%.

Nhìn chung tổng chi phí nhân công của 5 công ty dầu khí lớn đang niêm yết trên sàn giảm 10% trong năm 2015, do tác động của PV Drilling.

 

Một nhân viên giàn khoan của PVDrilling cho biết từ mức thu nhập 20 – 30 triệu đồng/ tháng, trong năm qua mức lương của anh bị giảm 25% thu nhập cơ bản. Khoản phụ cấp đi giàn vốn chiếm quá nửa thu nhập cũng giảm đáng kể do tình trạng các giàn khoan không có khách thuê.

Mặc dù vậy, anh vẫn còn may mắn hơn nhiều đồng nghiệp khác chưa phải đối mặt với áp lực bị sa thải. Điều này đã diễn ra ở một số nhà thầu nước ngoài.

Như tại Vietsovpetro, sau khi cắt giảm 400 chức danh trong năm 2015,  liên doanh này cho biết sẽ cắt giảm 2.000 nhân viên trong vòng 5 năm tới. Hiện số lao động làm việc tại liên doanh là 7.200 người.

Nếu áp tỷ lệ này vào toàn ngành, hàng chục nghìn lao động sẽ có nguy cơ mất việc trong các năm tới. Ước tính của Petrovietnam đến cuối năm 2014, có khoảng 55.000 lao động đang làm việc trong tập đoàn này.

Trong bối cảnh các doanh nghiệp dầu khí đang cắt giảm tối đa chi phí để ứng phó với giá dầu thấp thì chi phí nhân viên chắc chắn sẽ là đối tượng cắt giảm hàng đầu. Nếu giá dầu tiếp tục ở mức thấp như hiện nay, viễn cảnh sa thải nhân công hàng loạt trong ngành dầu khí hoàn toàn có thể xảy ra.

Trước đó, việc giá dầu giảm đã tác động ngay đến nguồn thu ngân sách nhà nước. Năm 2016, Bộ Tài Chính chỉ dự toán thu 54 nghìn tỷ từ dầu thô, mức thấp nhất trong 10 năm qua. Dầu thô giờ chỉ là nguồn thu thứ yếu của ngân sách, chiếm 5,4%, thấp hơn nhiều khoản thuế khác.

Tiếp đến, giá dầu thấp đã ăn mòn lợi nhuận của hàng loạt doanh nghiệp trong ngành dầu khí. Điển hình là PVGas, khi lợi nhuận của công ty này giảm đến 38%.

PVDrilling dù đã giảm mạnh chi phí nhân công vẫn chấp nhận lợi nhuận thấp hơn 34% so với năm 2014. Các con số này tại PTSC là 26% và công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí là 43%.

Mặc dù vậy, người lao động vẫn chưa phải là đối tượng cuối cùng bị tác động của việc giá dầu lao dốc trong hơn 1 năm qua.

Các ngân hàng, với những khoản cho công ty trong ngành dầu khí vay hàng trăm, nghìn tỷ có thể sẽ là đối tượng tiếp theo. Lý do là các khoản vay (trái phiếu hay tín dụng) này đều được xây dựng phương án trả nợ trên cơ sở giá dầu hàng trăm USD/ thùng, cao hơn rất nhiều so với hiện nay.


Doanh nghiệp xuất khẩu thiệt trăm đường vì thiếu thông tin

Việc thiếu thông tin về pháp luật, yêu cầu từ đối tác... đã khiến rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thiệt hại lớn khi tiến hành giao dịch với đối tác nước ngoài.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn đưa ra ví dụ khi một doanh nghiệp gạo tại TP.HCM, xuất khẩu gạo đi thị trường Mỹ. Do thiếu thông tin, không biết chất nào bị cấm, tỉ lệ bao nhiêu… nên khi sản phẩm đến Mỹ, đã bị niêm phong, gửi kho, chờ kiểm định gây tốn kém chi phí.

Tương tự tờ Nông thôn ngày nay cũng dẫn chứng có doanh nghiệp đã phải mất trắng hàng trăm nghìn USD, khi bị trả về 20 container gạo xuất khẩu vào Mexico, do không đảm bảo các yêu cầu, vì lô hàng bị mối mọt, nhiễm vi sinh trong quá trình vận chuyển.

Đây chỉ là 2 trong rất nhiều những doanh nghiệp xuất khẩu, mà theo các báo phản ánh là đã bị mất cả trăm tỷ đồng mỗi năm, vì những hợp đồng bị huỷ, hoặc bị đối tác lừa. Câu chuyện không mới, nhưng chưa bao giờ là cũ. Đặc biệt, khi các hiệp định thương mại đã có hiệu lực, thì vấn đề trên lại càng cần sớm có biện pháp giải quyết.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 31-03-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 31-03-2016

    ADB: Kinh tế Việt Nam duy trì sự ổn định
    Giảm thiểu tác động môi trường tới DN đầu tư trực tiếp nước ngoài
    Bảo Việt: Lợi nhuận trước thuế đạt 1.469 tỷ đồng
    ADB dự kiến cắt giảm ưu đãi ODA cho Việt Nam từ năm 2019
    Vốn từ quỹ ngoại sẽ chảy mạnh vào khu vực tư nhân

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 30-03-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 30-03-2016

    Ngân hàng Nga tranh thủ vơ vét vàng trên thế giới
    Lãi suất ODA tăng, doanh nghiệp cũng sẽ khốn khó theo?
    Samsung đóng cửa nhà máy cũ ở TP.HCM
    Đầu tư gần 27.840 tỷ đồng xây cao tốc Nha Trang – Phan Thiết
    Fed hoàn toàn có thể tăng lãi suất trong tháng 4

  • Tin kinh tế đọc nhanh 30-03-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 30-03-2016

    Sau Aeon, Lotte,... các “đại gia” bán lẻ Châu Âu, Trung Đông sắp đổ tiền vào Việt Nam
    Bác đề xuất hưởng thuế suất 0% của vàng Bồng Miêu
    Trung Quốc - Thiên đường rửa tiền
    Doanh nghiệp Trung Quốc ồ ạt sa thải công nhân
    Gay cấn cuộc đua thâu tóm thương hiệu Sheraton

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 29-03-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 29-03-2016

    Tính chuyện hút thêm 2 triệu tấn dầu thô để bù đắp ngân sách
    Giải mã cơn sóng ngầm tăng lãi suất
    Năm 2015, cảng Hải Phòng lãi 450 tỷ đồng, chia cổ tức 8%
    Xử lý nợ xấu phải có giải pháp căn cơ
    Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam hầu tòa

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 29-03-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 29-03-2016

    Ukraine bất ngờ ra tiền giấy bằng… sợi lanh
    Nhật Bản kêu khó khi nhập khẩu hàng vào Việt Nam
    Từ 31.3, ngân hàng chấm dứt cho vay ngoại tệ sản xuất kinh doanh
    Khởi công nhà máy nhiệt điện hơn 1,8 tỉ USD
    Malaysia đề xuất 'chứng nhận ASEAN' về an toàn thực phẩm

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-03-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-03-2016

    Xuất khẩu thủy sản hai tháng đầu năm đạt gần 1 tỉ USD
    Thị trường USD trước lệnh cấm cho vay ngoại tệ
    Indonesia áp thuế thêm 5 năm với thép Việt
    Cơ chế nhập khẩu đường sắp được “chuẩn y”
    Các ngân hàng đồng loạt bơm vốn cho nông dân

  • Tin kinh tế đọc nhanh 29-03-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 29-03-2016

    Chi thêm 6 tỷ USD gom mua, dự trữ vàng của Nga lên hơn 381 tỷ USD
    Hãng hàng không mới Vietstar Airlines thuộc Bộ Quốc phòng
    Trung Quốc tăng 0,46% tỷ giá nhân dân tệ qua 3 phiên liên tiếp
    Italy thiệt hại 3,6 tỷ euro vì lệnh cấm vận Nga
    Đề nghị cơ cấu nợ cho doanh nghiệp trồng cao su tại Lào

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-03-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-03-2016

    2 vạn doanh nghiệp đóng cửa, bội chi ngân sách 45.000 tỷ đồng
    Giá hạt điều đang ở mức cao nhất trong 10 năm
    Ba tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản tăng nhẹ
    Sản lượng lúa Mùa và Đông Xuân tại Kiên Giang giảm 241.000 tấn
    Ngành tôm điêu đứng

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-03-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-03-2016

    Miễn thuế xe Nga, vẫn không có ô tô con giá rẻ
    Nước ASEAN nào rót tiền vào Việt Nam nhiều nhất 2015?
    Việt Nam sẽ trở thành thị trường của ô tô Thái Lan?
    Viettel cuối cùng cũng nhận giấy phép viễn thông tại Myanmar
    Nhà thầu Trung Quốc: Nên hay không?

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-03-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-03-2016

    Ngành thực phẩm và đồ uống đón làn sóng “ngoại”
    Thu hồi giấy phép hoạt động của Ngân hàng liên doanh VID Public Bank
    Foxconn chốt thương vụ thâu tóm Sharp vào 31/3
    Không dễ đánh tráo lãi suất
    Hết thời lạm phát thấp?