tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 27-02-2016

  • Cập nhật : 27/02/2016

13 cổ đông ngoại "quyền lực" nhất kiểm soát 1/4 số cổ phần của Vinamilk

13 co dong ngoai "quyen luc" nhat kiem soat 1/4 so co phan cua vinamilk

13 cổ đông ngoại "quyền lực" nhất kiểm soát 1/4 số cổ phần của Vinamilk


Hiện chỉ có 5 nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 18 triệu cổ phiếu Vinamilk - tương ứng số cổ phiếu đã được giao dịch thỏa thuận trong ngày 25/2.

Sau một ngày giao dịch có phần ảm đảm, thông tin khiến giới đầu tư chứng khoán quan tâm nhất là việc gần 18 triệu cổ phiếu Vinamilk đã được một quỹ ngoại chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác với gía chuyển nhượng 2.340 tỷ đồng . Số cổ phiếu này được chia thành hai lệnh có khối lượng 12,2 triệu và 5,7 triệu cổ phiếu.

Câu hỏi được quan tâm nhất là ai đã bán ra số cổ phiếu trên cũng như ai đã mua vào? Theo thông tin sơ bộ chúng tôi có được thì bên bán là một quỹ ngoại lớn trên thị trường. Không loại trừ khả năng đây là giao dịch nội bộ giữa các quỹ trong cùng một công ty quản lý quỹ.

Theo số liệu thống kê của CafeF, có khoảng 13 nhà đầu tư hoặc nhóm nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 5 triệu cổ phiếu Vinamilk trên lên. Số liệu này được thu thập tại nhiều khoảng thời gian khác nhau. Tổng cộng những nhà đầu tư nắm giữ hơn 300 triệu cổ phiếu, chiếm hơn 1/4 tổng số cổ phiếu của Vinamilk

Lượng cổ phiếu Vinamilk được giao dịch ngày 25/2 tương đương với lượng cổ phiếu mà quỹ VOF của VinaCapital đang nắm giữ nên không loại trừ khả năng bên bán là quỹ này.

Trong số nhà đầu tư nước ngoài, hiện chỉ có F&N Dairy Investment, Arisaig Asia Consumer Fund, Deutsche Bank và Dragon Capital là nắm giữ lượng cổ phiếu lớn hơn của VOF. Trong đó, khả năng F&N và Dragon Capital bán ra được loại trừ vì 2 nhà đầu tư này có đại diện trong Hội đồng quản trị của Vinamilk – tức sẽ phải công bố trước khi bán ra.

Ngoại trừ một số quỹ đầu tư mới như PYN Elite Fund hay các quỹ ETF thì các quỹ đầu tư nước ngoài đều ít nhiều nắm giữ cổ phiếu Vinamilk trong danh mục của mình, đặc biệt là các quỹ gắn bó với thị trường Việt Nam trong thời gian dài. Với việc cổ phiếu Vinamilk tăng gần 70% trong năm 2015 thì các quỹ nắm giữ cổ phiếu này với tỷ trọng cao đều thắng lớn trong năm qua.

Cổ đông lớn nhất của Vinamilk hiện là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), sở hữu 45%.

Những quỹ đã mua Vinamilk từ rất sớm như Dragon Capital, Arisaig hay VinaCapital liên tục bán ra trong những năm gần đây. Trong khi đó, Vinamilk lại được nhiều quỹ lớn đầu tư vào các thị trường mới nổi (emerging market) như Templeton Franklin, Wasatch, Genesis Investment… mua mạnh.

Việc nới room được kỳ vọng sẽ nâng hạng chứng khoán Việt Nam từ thị trường biên (frontier market) lên thị trường mới nổi – phân khúc thị trường có lượng vốn đầu tư lớn hơn rất nhiều.


Chuối xuất khẩu tăng giá gấp đôi

Thị trường chuối xuất khẩu đầu năm tiếp tục nhộn nhịp, giá thu mua tăng gấp đôi so với cuối 2015 và gấp ba lần so cùng kỳ năm ngoái. 

Ông Hạnh, người trồng gần nửa hecta chuối ở Đồng Nai cho biết, rất phấn khởi vì mới đầu năm tình hình tiêu thụ chuối đã sôi động, giá thu mua cũng tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái và cuối 2015.“Nếu thời điểm này năm ngoái một buồng chuối chỉ có giá vài chục nghìn đồng thì nay đã tăng lên 100.000 đồng buồng nặng 15-20kg. Năm nay chuối cho ra trái đều, nhẵn và sáng”, ông Hạnh nói. 

chuoi viet nam dang duoc nhieu thi truong ngoai ua chuong. anh: mh.

Chuối Việt Nam đang được nhiều thị trường ngoại ưa chuộng. Ảnh: MH.

Trao đổi với VnExpress, ông Trần Danh Thế, chủ cơ sở Sinh học Trần Thế (Long Khánh, Đồng Nai) cho biết, chỉ mới 2 tháng đầu năm nhưng các đơn hàng xuất khẩu đã dồn dập.

“Thời gian gần đây tôi khá bận rộn với việc nhận đơn đặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt đơn hàng đến từ Trung Đông, Nga, Nhật Bản ngày càng nhiều. Chỉ trong 2 tháng đầu năm các doanh nghiệp đã xuất được khoảng 400 tấn”, ông Thế nói và cho biết thêm, hiện giá cả mặt hàng chuối tăng mạnh. Nếu thời điểm này năm ngoái giá chuối chỉ 2.000-3.000 một kg thì năm nay giá tăng hơn 3 lần, lên 10.000 đồng một kg, tăng 30% so với cuối 2015. Năm nay, chất lượng chuối đã có sự cải thiện, các nhà nhập khẩu tỏ ra khá hài lòng với hàng Việt Nam. Tuy nhiên, vì năm ngoái chuối giảm giá nên nhiều nông dân giảm diện tích trồng, do vậy lượng hàng cung ứng không cao. Theo ông Thế khoảng tháng 4 đến tháng 6, mặt hàng chuối sẽ còn tăng giá mạnh vì cầu vượt cung.

Cũng có được nhiều đơn hàng xuất khẩu lớn, giám đốc công ty chuối ở Lâm Đồng cho biết, từ đầu năm đến nay công ty ông xuất được cả trăm tấn đi các thị trường khó tính. “Thời tiết năm nay ít thuận lợi hơn mọi năm nên việc chăm sóc khó khăn hơn. Tuy nhiên, hiện có nhiều doanh nghiệp tham gia trồng nên diện tích chuối ở Lâm Đồng được mở rộng và chất lượng đã cải thiện. Giá cả sản phẩm này cũng giúp doanh nghiệp và nông dân có lãi cao”, giám đốc công ty trên chia sẻ. 

Không chỉ đạt được mức giá bán cao hơn so với doanh nghiệp miền Nam, tại miền Bắc số lượng hàng xuất khẩu cũng tăng mạnh.Ông Trần Văn Căn, chủ cơ sở xuất khẩu chuối tại Hưng Yên cho biết, năm nay lượng chuối xuất khẩu của doanh nghiệp ông có thể tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái lên 3.000-3.500 tấn. Riêng 2 tháng đầu năm, ông đã xuất khẩu được gần 500 tấn, chủ yếu đi các nước Trung Đông. 

“Nếu năm ngoái tôi chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc thì năm nay các đơn hàng đi Trung Đông chiếm đa số. Đối với chuối tiêu hồng, giá bán 12.000 đồng một kg, tăng gấp đôi so với cuối năm 2015. Còn chuối tây 8.000-9.000 đồng một kg, cao nhất trong 2 năm qua”, ông Căn nói.

Chia sẻ thêm về thị trường chuối trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp cho hay, sản phẩm của Việt Nam đang phải cạnh tranh khốc liệt với các công ty của Philippines. Nhiều doanh nghiệp Philippines đang tìm đến Việt Nam để sản xuất chuối với mong muốn có chi phí hấp dẫn hơn nhằm cạnh tranh với hàng Việt. Bởi lẽ, thời gian gần đây các thị trường “béo bở” của họ đang bị hàng Việt ''đánh chiếm''. 

Hiện, các thị trường Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc và nhiều nước Đông Âu đang tăng nhập khẩu chuối của Việt Nam. Giá chuối luôn ở mức hấp dẫn nhưng vẫn không đủ hàng để xuất khẩu.


Giá cước vận tải đã giảm 1%-33%

 Việc định giá cước khác nhau giữa các đơn vị vận tải ô tô tùy thuộc đặc điểm kinh doanh từng đơn vị, từng thời điểm, từng quy mô hoạt động, khả năng quản trị mà đơn vị tính toán giá cước để vừa cạnh tranh, thu hút kích cầu tiêu dùng.

Ngày 26-2, Bộ Tài chính cho biết tính đến ngày 19-2 đã có 978 tuyến cố định; 67 tuyến xe buýt và 363 hãng taxi đã giảm giá cước, tỉ lệ giảm giá 1%-33,3%.

Theo Bộ Tài chính, thời gian qua có ý kiến cho rằng giá xăng dầu giảm mạnh nhưng cước vận tải vẫn chây ì hoặc có giảm cũng chỉ nhỏ giọt, các doanh nghiệp vận tải lấy đủ các loại lý do cho việc chậm giảm giá cước của mình. Từ đó khiến dư luận bức xúc cho rằng với cách quản lý giá cước vận tải như hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính lý giải, theo quy định tại Luật Giá và văn bản pháp luật hướng dẫn có liên quan thì giá cước vận tải bằng xe ô tô thực hiện theo cơ chế thị trường; Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Theo đó, việc định giá cước khác nhau giữa các đơn vị vận tải ô tô tùy thuộc đặc điểm kinh doanh từng đơn vị, từng thời điểm, từng quy mô hoạt động, khả năng quản trị mà đơn vị tính toán giá cước để vừa cạnh tranh, thu hút kích cầu tiêu dùng, vừa phát triển thị trường. Tuy nhiên, Bộ Tài chính và Bộ GTVT và các địa phương đã có nhiều văn bản chỉ đạo quyết liệt yêu cầu đơn vị vận tải kê khai giảm giá cước, tăng cường giám sát, kiểm tra và xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.

Để khắc phục hạn chế việc các đơn vị kinh doanh vận tải chưa chủ động tính toán, rà soát kê khai giảm cước khi yếu tố đầu vào giảm, hiện nay, liên Bộ Tài chính - Giao thông vận tải đang tổng hợp ý kiến các địa phương và cơ quan liên quan đối với dự thảo TTLT sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư liên tịch số 152/TTLT-BTC-BGTVT hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải bằng xe ô tô và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Đồng thời, bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị vận tải phải kịp thời giảm giá cước phù hợp với diễn biến giảm của chi phí nhiên liệu. Ngoài ra liên Bộ cũng sẽ kiến nghị đơn vị có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung tăng cường chế tài xử phạt đối với những hành vi vi phạm pháp luật về giá.


Sản phẩm J&J ở Việt Nam “an toàn”

Đó là khẳng định của Công ty TNHH Johnson & Johnson Việt Nam * Bộ Y tế yêu cầu 15 công ty báo cáo số lượng nhập khẩu chocolate của Mars

Thông tin tập đoàn Johnson & Johnson (J&J) bị tòa án bang Missouri - Mỹ buộc phải bồi thường 72 triệu USD cho gia đình một phụ nữ đã qua đời vì ung thư do liên quan đến việc sử dụng phấn rôm của hãng này trong thời gian dài khiến nhiều người tiêu dùng Việt Nam lo lắng.

Theo các nhà bán lẻ ở TP HCM, J&J là thương hiệu có doanh số dẫn đầu trong nhóm sản phẩm dành cho trẻ em. Vài ngày qua, do ảnh hưởng của thông tin phấn rôm Johnson’s Baby Powder liên quan đến ung thư, sức mua các mặt hàng J&J có phần chựng lại.

san pham johnson & johnson duoc tieu thu nhieu o viet nam anh: hoang trieu

Sản phẩm Johnson & Johnson được tiêu thụ nhiều ở Việt Nam Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Bà Huỳnh Thị Trà (ngụ quận 11, TP HCM) cho biết 3 thế hệ trong gia đình bà đều sử dụng phấn Johnson Baby Powder. “Cháu ngoại tôi tắm xong phải thoa phấn để hút mồ hôi. Tôi và con gái cũng thường thoa phấn lên mặt, cổ trước khi đi ra ngoài để da ít bám bụi. Mấy hôm nay, đọc báo thấy phấn Johnson Baby Powder có thể gây ung thư, cả nhà ngưng xài vì không biết chất lượng sản phẩm bán tại Việt Nam thế nào, cũng không thấy hãng hoặc cơ quan chức năng lên tiếng về độ an toàn” - bà Trà lo lắng.

Đại diện nhiều siêu thị ở TP HCM cho biết đã chủ động liên hệ với nhà cung cấp là Công ty TNHH J&J Việt Nam và yêu cầu có thông tin chính thức về sản phẩm đang kinh doanh ở Việt Nam. Sau đó, nhà cung cấp này đã có văn bản khẳng định sản phẩm J&J đang bán tại thị trường Việt Nam an toàn với người tiêu dùng, bảo đảm sử dụng hiệu quả theo đúng hướng dẫn sử dụng.

Còn với thông tin bột Talc (thành phần chính trong phấn rôm được cơ quan y tế Mỹ cho là chứa chất amiăng có khả năng gây ung thư), đại diện Công ty J&J Việt Nam cho biết bột này sử dụng trên toàn cầu, được chọn lọc cẩn thận, đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất cũng như bảo đảm độ tinh khiết của nguyên liệu. “Nếu có vấn đề gì liên quan đến sản phẩm, khách hàng có thể liên hệ bộ phận chăm sóc khách hàng của J&J theo số điện thoại 18001583”  - đại diện J&J Việt Nam thông báo.

* Trong khi đó, ngày 26-2, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, cho biết sau khi nhận được thông tin cảnh báo về việc Công ty Mars đã thu hồi các sản phẩm chocolate sản xuất tại Hà Lan và phân phối, bán tại Anh do có thể chứa các mẩu nhỏ chất dẻo, cục đã đề nghị những công ty liên quan báo cáo số lượng nhập khẩu các sản phẩm này.

Cơ quan chức năng ghi nhận có 15 công ty ở Việt Nam nhập khẩu chocolate của nhà sản xuất Mars. “Người tiêu dùng không nên quá lo lắng bởi việc thu hồi sản phẩm này là do yếu tố vật lý, không liên quan đến các chỉ tiêu về hóa chất, vi sinh” - ông Phong trấn an.

Công ty TNHH DKSH Việt Nam - nhà phân phối sản phẩm của Mars cho các hệ thống bán lẻ tại TP HCM - cũng vừa khẳng định chocolate nhập khẩu của công ty không thuộc diện phải thu hồi.


Không “đẻ” thêm phí ngoài lãi suất

Ngân hàng (NH) Nhà nước vừa ban hành chỉ thị số 01 về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và bảo đảm hoạt động NH an toàn, hiệu quả năm 2016. 

Theo đó, các NH thương mại được yêu cầu thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, góp phần kiểm soát lạm phát, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất - kinh doanh.

Ngoài ra, các NH phải áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của khoản vay, chia sẻ khó khăn với khách hàng vay, đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động, không được thu các loại phí liên quan đến khoản vay, trừ một số khoản phí theo quy định.

Ngoài ra, NH Nhà nước cũng yêu cầu các NH tập trung nguồn lực và biện pháp để xử lý nợ xấu, kiềm chế nợ xấu gia tăng, đặc biệt là sử dụng dự phòng rủi ro, xử lý tài sản bảo đảm, bán nợ xấu, triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế nợ xấu mới phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-02-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-02-2016

    Ngân sách trung ương có thể hụt thu 50.000 tỷ đồng vì giá dầu
    Đà Nẵng sẽ cho phép chuyển nhượng các dự án “treo”
    Mỹ cam kết không 'làm khó' cá tra Việt
    Công ty chứng khoán nội lo thiệt khi thành doanh nghiệp ngoại
    Doanh nghiệp Việt đơn độc ở nước ngoài

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-02-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-02-2016

    Deutsche Bank: Đã đến lúc mua vàng
    Hội nghị G20: Chia rẽ trong cách vực dậy kinh tế toàn cầu
    Lô vàng hàng tỉ USD bất thường từ Venezuela đến châu Âu
    Khi Thủ tướng tiếp thị xoàiKhi Thủ tướng tiếp thị xoài
    Từ ngày 15-3, nâng mức cho vay đối với hộ kinh doanh

  • Tin kinh tế đọc nhanh  28-02-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 28-02-2016

    Xúc tiến thương mại quốc gia đã có chương trình cho năm 2017
    Làm gì để giữ vững thị trường khó tính cho trái cây Việt Nam?
    Nghệ An đặt mục tiêu thu hút 120 dự án đầu tư trong năm 2016
    Gazprom cắt khí đốt tới Thổ Nhĩ Kỳ
    Trung Quốc xử Nhật thua vụ kiện bao cao su mỏng nhất thế giới

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 27-02-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 27-02-2016

    Xuất khẩu gạo tăng nhưng giá giảm sâu
    Các ngân hàng phải áp mức lãi suất cho vay hợp lý
    Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội: Người Thái có thể trở thành trùm bán lẻ Việt Nam nếu thâu tóm Big C
    Đừng nhầm lẫn, không hề có chuyện Vinamilk rút khỏi Campuchia
    Uber 'chết' ở Trung Quốc, sống khỏe ở Việt Nam?

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-02-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-02-2016

    Giả mạo email đối tác, tin tặc cuỗm sạch tiền doanh nghiệp Việt Nam
    "Không nên phanh gấp thị trường bất động sản bằng cách siết chặt tín dụng"
    Hụt thu từ dầu thô hơn 25.000 tỉ đồng
    Doanh thu bán lẻ 2 tháng đầu năm hơn 446.000 tỉ đồng
    Phôi thép nhập khẩu ồ ạt, Hòa Phát gửi đơn khẩn thiết kêu cứu Thủ tướng

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-02-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-02-2016

    Giá vàng trong nước ngược dòng thế giới
    Sẽ dẹp hàng loạt cơ sở, cá nhân tự làm mỹ phẩm
    Samsung C&T được xem xét miễn thuế nhập khẩu sà lan
    Sai phạm tại doanh nghiệp "họ" Sông Đà: Tiền tạm ứng cá nhân, nợ thuế hàng chục tỷ đồng
    Bốn tỉnh miền Trung 'bắt tay' làm du lịch

  • Tin kinh tế đọc nhanh 27-02-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 27-02-2016

    Xuất khẩu của ASEAN lần đầu giảm sau 6 năm
    VietinBank thêm giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt qua QR PAY
    Foxconn bất ngờ ngừng thương vụ mua bán, cổ phiếu Sharp giảm mạnh
    MasterCard xác nhận mật khẩu thẻ bằng ảnh chụp
    Vốn Nhật vào nhiều 

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-02-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-02-2016

    Exxon, Shell đối phó ra sao với giá dầu giảm?
    TP.HCM đề nghị vay 7,4 tỷ USD vốn ODA của Nhật Bản
    Lo 'chảy máu' nhân sự khi tham gia AEC
    Chỉ 1/4 số doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu
    Chứng khoán Trung Quốc lại giảm hơn 6%

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-02-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-02-2016

    Chủ tịch WB: Hàn Quốc quê tôi cũng như Việt Nam, từng bị cho là không có cơ hội phát triển
    Sharp đồng ý bán cho Foxconn
    Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vùng Kyushu, Nhật Bản
    Chỉ cần điều chỉnh đường băng, giảm trên 37.000 tỉ đồng
    Kotra: Việt Nam là thị trường xuất khẩu chiến lược của Hàn Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh  trưa 26-02-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-02-2016

    DN Nhật ở Việt Nam kỳ vọng các tác động của hội nhập
    Thu tiền để xây dựng thương hiệu bò sữa Củ Chi
    Tiêu thụ nhà, đất có thể giảm
    Sang tay cổ phiếu Vinamilk, quỹ ngoại thu về 2.300 tỷ đồng
    Đan Mạch mở siêu thị bán đồ thừa