Netflix và Amazon đối mặt với các quy định chặt chẽ hơn từ EU
Smartphone Nokia trở lại, liệu có lợi hại hơn xưa?
Hà Nội: Đưa thương mại điện tử thành hoạt động phổ biến
Bảo hiểm Việt Nam trong TPP còn yếu
Trút bỏ gánh nặng thuế, phí cho DN
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 23-02-2016
- Cập nhật : 23/02/2016
Trung Quốc phong tỏa tài khoản ngân hàng của người Triều Tiên
Tờ Dong-A Ilbo trích lời một nhân viên tại nhà băng lớn nhất Trung Quốc - ICBC tại Đan Đông (thành phố phía Đông Bắc Trung Quốc - giáp Triều Tiên) cho biết từ cuối tháng 12 năm ngoái, chi nhánh này đã ngừng tất cả hoạt động nhận tiền gửi và chuyển ngoại tệ đối với các tài khoản do người Triều Tiên mở."Họ chưa bao giờ giải thích với tôi tại sao lại làm thế. Nhưng có vẻ nó liên quan đến sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa Triều Tiên và Trung Quốc", nhân viên ICBC này cho biết.
Mỹ và Hàn Quốc đang tìm kiếm sự ủng hộ từ Trung Quốc - đồng minh lớn nhất của Triều Tiên, để tăng trừng phạt lên Triều Tiên sau vụ phóng tên lửa hồi tháng 2 và thử hạt nhân hồi tháng 1.
Sau vụ phóng tên lửa, một ngân hàng khác tại Trung Quốc cũng đã chặn giao dịch với các tài khoản của Triều Tiên, Dong-A Ilbo trích lời một doanh nhân Trung Quốc đầu tư vào khai mỏ ở Triều Tiên cho biết.
Đan Đông là nơi có rất nhiều doanh nhân Trung Quốc gốc Hàn làm ăn với cả người Hàn Quốc và Triều Tiên. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều nhà truyền giáo Hàn Quốc và phương Tây đang tìm cách hoạt động tại Triều Tiên.
Tuần trước, Tổng thống Mỹ - Barrack Obama đã ký lệnh mở rộng trừng phạt với Triều Tiên vì chương trình hạt nhân, xâm phạm nhân quyền và tội phạm Internet.
Lọc dầu Dung Quất có nguy cơ ngừng sản xuất
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) vừa có văn bản gửi Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ về việc tồn kho lớn của Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Ngoài ra, việc ký kết các hợp đồng dài hạn tiêu thụ sản phẩm xăng dầu năm 2016 của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn (đơn vị trực tiếp quản lý Nhà máy lọc dầu Dung Quất) cũng đang gặp nhiều khó khăn.Trước đó, theo lộ trình của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), từ đầu năm 2016 thuế nhập khẩu diesel, xăng cho máy bay (Jet A1) từ các nước trong khu vực đã giảm từ 20% về 10%. Trong khi đó, các mức thuế đối với các sản phẩm của Dung Quất vẫn giữ nguyên 20%, dẫn đến khó cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu.
Theo PetroVietnam, chênh lệch thuế nhập khẩu đẩy Nhà máy lọc dầu Dung Quất trước nguy cơ tạm dừng sản xuất. Ảnh: T.T
"Giá bán đối với dầu diesel, Jet A1 của Dung Quất vẫn không thể cạnh tranh so với nguồn hàng nhập khẩu", PetroVietnam khẳng định.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh giá dầu thế giới lao dốc, thuế nhập khẩu giảm, nhiều đầu mối xăng dầu trong nước chỉ ký kết hợp đồng ngắn hạn 2-3 tháng, giảm khối lượng mua. Ngay như Tập đoàn Xăng dầu (Petrolimex), khách hàng lớn nhất của PetroVietnam cũng chỉ đồng ký ký hợp đồng 2 tháng đầu năm và giảm khối lượng mua dầu diesel từ 120.000 m3 xuống còn 80.000 m3 một tháng. nhằm chờ đợi các động thái tiếp theo.
Việc khách hàng giảm khối lượng tiêu thụ và chỉ giao dịch trong ngắn hạn gây nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến kế hoạch mua dầu thô, phương án tiêu thụ sản phẩm cũng như mục tiêu đảm bảo an toàn vận hành của nhà máy.
Không chỉ vậy, ông lớn dầu khí này còn cho rằng theo Thông tư 20 của Bộ Tài Chính ban hành ngày 16/12/2015 về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo FTA Việt Nam - Hàn Quốc, thuế nhập khẩu với sản phẩm xăng từ Hàn Quốc sẽ cũng được áp dụng là 10%, trong khi thuế với các sản phẩm mua từ Dung Quất vẫn là 20%.
Theo văn bản được Phó tổng giám đốc PetroVietnam - Nguyễn Sinh Khang ký, trong cơ cấu sản phẩm của Nhà máy lọc dầu Dung Quất hiện nay, xăng dầu chiếm hơn 90% (trong đó 50% là diesel và Jet A1) nên việc thuế suất cao hơn thuế nhập khẩu xăng dầu từ các nước sẽ khiến Lọc hóa dầu Bình Sơn gặp khó.
"Nếu mặt hàng diesel không tiêu thụ được thì Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ không thể duy trì công suất ổn định, bắt buộc phải giảm công suất hoặc tạm dừng nhà máy trong thời gian tới", lãnh đạo PetroVietnam cảnh báo.
Do vậy, tập đoàn này đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ sớm điều chỉnh chính sách thuế nhập khẩu với dầu diesel, Jet A1 nhằm đảm bảo sản phẩm của Nhà máy lọc dầu Dung Quất cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, giúp ổn định sản xuất, vận hành liên tục của nhà máy.
Trước đó trong năm 2015, Nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng từng "dọa" đóng cửa khi áp dụng biểu thuế ưu đãi ATIGA. Sau đó, Bộ Tài Chính đã quyết định giảm thuế đối với các sản phẩm xăng dầu từ Dung Quất xuống 20% ngang với các nước ASEAN.
Mặc dù nhiều lần kêu khó song trong năm 2015, Lọc hóa dầu Bình Sơn vẫn có kết quả kinh doanh khả quan với doanh thu 95.000 tỷ đồng, lợi nhuận đạt gần 6.000 tỷ đồng. Nhà máy lọc dầu Dung Quất có tổng vốn đầu tư hơn 3 tỷ USD bắt đầu vận hành từ năm 2009. Giữa năm 2015, dự án được đầu tư mở rộng thêm 1,82 tỷ USD nhằm nâng công suất lên 8,5 triệu tấn một năm, dự kiến hoàn thành năm 2021. Như vậy, tổng đầu tư của dự án lên tới gần 5 tỷ USD.
Forbes: Quảng cáo video trên di động lên ngôi tại Việt Nam
Forbes đánh giá một trong những điều tuyệt vời khi sống tại Việt Nam là có thể kết nối Internet ở bất kỳ đâu. Và dù là người đi sau, Việt Nam cũng vẫn có lợi thế, nhất là về công nghệ Internet. Giá các loại phần cứng thấp, tiền cước rẻ khiến mọi quán cafe, nhà hàng đều cho phép người dùng truy cập mạng.Bên cạnh đó, khoảng 36% dân số đã sử dụng smartphone. Con số này còn cao hơn nhiều tại khu vực thành thị. Theo nghiên cứu của DI Marketing, 9 trên 10 người dùng smartphone làm công cụ duy nhất để vào Internet. 80% số đó truy cập mạng xã hội là chính.
Tất cả điều này có nghĩa là cơ hội cho các thương hiệu tiếp cận khách hàng qua thiết bị di động là rất lớn. Câu hỏi đặt ra là loại hình quảng cáo nào sẽ phát huy hiệu quả nhất?
Theo khảo sát của Omnicom Media và công ty nghiên cứu Epinion, mạng xã hội, đặc biệt là Facebook và Instagram, là những nền tảng rất phổ biến tại Việt Nam. 60% số người tham gia khảo sát cho biết họ cảm thấy khó chịu nếu thiếu smartphone và 44% sử dụng điện thoại liên tục trong vòng một giờ.
Nội dung quảng cáo ở Việt Nam khác so với các nước Đông Nam Á. Những nội dung hài hước hoặc hữu dụng là phổ biến nhất, đặc biệt khi ở dạng video.
Sumesh Peringeth - CEO hãng quảng cáo Dinosaur tại TP HCM, cho biết các đoạn video ngắn truyền tải ý tưởng theo cách đơn giản và kỳ quặc thường rất hiệu quả. "Trong những trường hợp thế này, óc hài hước là giải pháp tối ưu nhất. Ai mà không thích xem hài cơ chứ?", ông nói.
Nhóm của ông vừa thực hiện một video như vậy cho chiến dịch quảng cáo của một hãng sữa đậu nành. "Quảng cáo của chúng tôi có hiệu ứng khá tốt với nội dung nhẹ nhàng, hướng tới phân khúc khách hàng nhỏ tuổi - những người đưa ra quyết định mua sắm tương đối dễ dàng", ông cho biết.
Tuy nhiên, nội dung chứa thông tin hữu ích lại cần cách xử lý khác. "Chẳng hạn như khi làm việc với một hãng mỹ phẩm, các nội dung online phải có phương thức tiếp cận nghiêm túc hơn. Bởi trang điểm với phụ nữ là chuyện không thể xem nhẹ. Một vài lời khuyên hay mẹo trang điểm sẽ có tác dụng trong trường hợp này", Peringeth cho hay.
Hàng chục triệu người Việt Nam sẽ tiếp tục sử dụng smartphone. Vì thế,Forbes khẳng định đây là kênh tiếp cận khách hàng hấp dẫn đối với các nhà quảng cáo.
Đề xuất đáng chú ý với nhà ở hình thành trong tương lai
Theo Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), vào thời điểm cuối năm 2015, nhiều cơ quan công chứng (thuộc Bộ Tư pháp) và cơ quan đăng ký quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) từ chối công chứng hoặc đăng ký thế chấp các hợp đồng giao dịch thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai với lý do chưa có hướng dẫn của Bộ chủ quản.
Do vậy các ngân hàng thương mại không thể thực hiện được các hoạt động nhận thế chấp và cấp tín dụng theo nhu cầu của khách hàng. Điều này đã gây ách tắc cho thị trường bất động sản (BĐS) do số lượng sản phẩm nhà ở hình thành trong tương lai đang chiếm tỉ lệ cao trong giao dịch và nhu cầu rất lớn của chủ đầu tư cần thế chấp dự án nhà ở để vay vốn đầu tư. Đặc biệt là đã làm ngưng trệ hoạt động giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỉ đồng đang hỗ trợ hiệu quả cho người thu nhập thấp đô thị tạo lập nhà ở.
Vì vậy, ngày 22-2, HoREA cho biết đã có công văn kiến nghị với các cơ quan quản lý về vấn đề trên. Theo đó, HoREA thống nhất với Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Tư pháp có văn bản chỉ đạo các phòng công chứng, văn phòng công chứng thực hiện công chứng đối với hồ sơ thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, hồ sơ thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo đúng các quy định pháp luật về công chứng.
Hiệp hội cũng thống nhất với Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên vàMôi trường sớm ban hành thông tư hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để đảm bảo cơ sở pháp lý cho các tổ chức tín dụng và khách hàng thực hiện đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định của Luật Nhà ở 2014.
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đề nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu, trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy định có liên quan Nghị định 99/2015 theo hướng cho phép thế chấp nhà ở có sẵn nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (giấy hồng).
Do vậy, đối với nhà ở có sẵn nhưng chưa được cấp giấy hồng thì không có cơ sở pháp lý để thực hiện thế chấp nhà ở (nếu cho phép thế chấp nhà ở có sẵn nhưng chưa được cấp giấy hồng thì có thể dẫn đến một nhà ở thế chấp nhiều nơi).
Giám đốc IMF cảnh báo giá dầu thấp lâu dài
Giá dầu thô có thể ở mức thấp trong thời gian dài hơn so với dự kiến, Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde cho hay.