Fed: Sẽ tăng lãi suất vào tháng 6 nếu số liệu kinh tế cải thiện
Amata sẽ đầu tư 200 triệu USD vào các KCN Biên Hòa và Long Thành
Giới tài chính Mỹ sẽ đổ tiền vào Việt Nam sau chuyến thăm của ông Obama?
TPHCM: Cho thuê văn phòng đạt công suất cao nhất 8 năm
Thị trường dầu mỏ: Còn quá sớm để nói từ biệt tình trạng thừa cung
Tin kinh tế đọc nhanh tối 18-05-2016
- Cập nhật : 18/05/2016
Warren Buffett vừa rót 1 tỷ USD vào Apple
Tập đoàn Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett vừa tiết lộ đã rót hơn 1 tỷ USD vào Apple , đặt cược rằng cổ phiếu của công ty công nghệ này sẽ hồi phục trở lại sau khi sụt giảm mạnh trong thời gian qua vì iPhone không còn “hot”.
Theo thông báo được tập đoàn đa ngành có trụ sở ở Omaha đưa ra hôm nay (16/5), Berkshire nắm 9,81 triệu cổ phiếu Apple tính đến hết ngày 31/3, tương đương mức giá trị 1,07 tỷ USD.
Tháng trước Apple vừa công bố quý sụt giảm doanh thu đầu tiên trong 13 năm trở lại đây, làm dấy lên lo ngại rằng thời hoàng kim của công ty đã đi qua. Cổ phiếu của hãng đã sụt giảm suốt từ giữa năm ngoái đến nay nhưng đây lại được coi là một cơ hội cho Berkshire, dù Buffett thường tránh đầu tư vào các công ty công nghệ.
Theo Jeff Matthews, tác giả của nhiều cuốn sách viết về Berkshire, có lẽ mức giá trị hiện tại của Apple là điều hấp dẫn nhất. Hơn nữa đây là một công ty tiêu dùng nhiều hơn là một công ty công nghệ. Apple có mô hình tài chính cũng như thương hiệu tuyệt vời trong khi giá cổ phiếu khá rẻ so với tiềm năng.
Tính đến thời điểm hiện tại cổ phiếu Apple đang ở mức 92,71 USD/cổ phiếu, giảm 14% kể từ đầu năm đến nay.
Trước đó một số nhà đầu tư nổi tiếng cho biết họ đã rút vốn khỏi Apple. Quỹ Appaloosa Management của David Tepper chia sẻ đã bán toàn bộ cổ phần ở Apple trong quý I. Tỷ phú Carl Icahn tháng trước cũng tuyên bố rút vốn khỏi Apple vì lo ngại về mối quan hệ giữa Apple và Trung Quốc.
Trong mấy năm gần đây Berkshire đã đầu tư nhiều hơn vào công nghệ. Trợ lý Combs của Buffett đã đầu tư vào Intel, và hôm nay có tin Buffett đang muốn mua lại các tài sản cốt lõi của Yahoo!
Năm 2011, Buffett cũng rót nhiều tỷ USD vào công ty máy tính IBM. Ngoài ra Berkshire còn có cổ phần ở Visa Inc., Deere & Co. và Bank of New York Mellon Corp.
Hiện số cổ phần của Berkshire ở Kraft Heinz và Wells Fargo (là những công ty nhận được nhiều tiền nhất) có giá trị hơn 20 tỷ USD (ở mỗi công ty).
Ngân hàng lớn nhất Trung Quốc mua hầm chứa vàng tại Anh
Vụ thâu tóm được đánh giá sẽ đem đến cho ICBC ảnh hưởng lớn hơn trong hoạt động giao dịch, thiết lập giá và tích trữ kim loại quý.
Hầm chứa vàng nằm ở một địa điểm bí mật này thuộc sở hữu của ngân hàng Anh Barclays, và có thể chứa 2.000 tấn vàng, vàng, bạc kim và palladium.
Vụ thâu tóm được đánh giá sẽ đem đến cho ICBC ảnh hưởng lớn hơn trong hoạt động giao dịch, thiết lập giá và tích trữ kim loại quý.
Các chi tiết về tài chính của thương vụ không được công bố, nhưng theo dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng 7.
Trung Quốc chiếm hơn 1/4 nhu cầu vàng toàn cầu, nhưng hoạt động giao dịch vàng của thế giới hiện mới chỉ tập trung ở London và New York.
Thị trường vàng London hiện có 7 nhà cung cấp dịch vụ hầm chứa vàng, bao gồm Ngân hàng Trung ương Anh (BoE). Mỗi ngày, thị trường vàng London là nơi diễn ra các giao dịch với tổng trị giá 5 nghìn tỷ USD.
Hầm chứa vàng mà ICBC sắp mua được Barclays mở vào năm 2012 sau hơn một năm xây dựng. Việc bán lại hầm vàng này là bước tiếp theo của Barclays trong việc rút khỏi mảng kinh doanh và giao dịch kim loại quý, bao gồm vàng.
Hiện tại, Barclays và một loạt ngân hàng lớn khác như JPMorgan Chase của Mỹ và Deutsche Bank của Đức đang bị nhà chức trách Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) điều tra về nghi vấn thao túng giá kim loại quý như vàng và bạc.
Ông Putin cho phép bán cổ phiếu của công ty dầu mỏ chủ chốt Nga
Nga có thể cấm nhập khẩu tất cả các loại trái cây rau quả từ Thổ Nhĩ Kỳ
Cuộc “tháo chạy” của nhà đầu tư khỏi các quỹ chứng khoán toàn cầu
Tờ Thời báo Tài chính (Financial Times) của Anh cho hay, nhà đầu tư đang rút tiền khỏi các quỹ chứng khoán toàn cầu với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2011 bởi hàng loạt các chỉ số chứng khoán chính trên các thị trường thế giới giảm sâu sau khi lập đỉnh cao vào năm ngoái.
Xói mòn lòng tin của nhà đầu tư
Các chuyên gia quản lý quỹ rất khó dự báo về hướng biến động của thị trường trong bối cảnh chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương thay đổi khó lường.
Dù ở thời điểm hiện tại, các thị trường chứng khoán trên thế giới đã hồi phục phần nào sau đợt bán tháo mạnh vào đầu năm nay, nhưng niềm tin của họ đã suy giảm đáng kể. Chính vì thế, nhiều nhà đầu tư chấp nhận đứng ngoài thị trường.
Từ đầu tháng 5/2016 đến nay, nhiều thị trường lớn của thế giới bao gồm thị trường chứng khoán Mỹ (S&P 500), châu Âu (Euro Stoxx 600) và Nhật Bản (Nikkei) giảm sâu, khiến dòng vốn rút ra mạnh hơn. Chỉ riêng trong tuần trước, 7,4 tỷ USD đã bị rút khỏi các quỹ chứng khoán toàn cầu, theo số liệu của công ty cung cấp dữ liệu EPFR.
Chuyên gia về đầu tư Jim Tierney của AllianceBernstein nhận định, các nhà đầu tư do dự trong các khoản đầu tư ngay cả khi lãi suất bằng 0, thậm chí là âm. Vậy thì trong tương lai làm sao có thể khuyến khích đầu tư trong bối cảnh lãi xuất chưa được cải thiện, Jim Tierney quan ngại.
Việc các quỹ đồng loạt rút đầu tư khỏi thị trường chứng khoán phản ánh tâm lý bi quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế tại Nhật Bản cũng như khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Ngoài ra, nhà đầu tư cũng tỏ ra hoài nghi về triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ khi khả năng phục hồi của nền kinh tế là rất mong manh.
Kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp công nghệ Mỹ trong quý I/2016 đã khiến nhà đầu tư thất vọng. Giá trị thị trường của hãng công nghệ Apple giảm hơn 80 tỷ USD từ khi công bố lợi nhuận hồi tháng 4 vừa qua.
Mới đây, dù Bộ Thương mại Mỹ thông báo doanh số bán lẻ tháng 4/2016 tăng, niềm tin người tiêu dùng cải thiện thế nhưng ngay cả thông tin đó cũng không trấn an được nhà đầu tư. Chỉ số S&P 500 vẫn giảm sát về mức thấp của đầu năm 2016.
Nhiều nhà đầu tư lo lắng về sự sa sút của giá dầu trên thị trường thế giới và khả năng hạ cánh cứng của nền kinh tế Trung Quốc và suy thoái kinh tế Mỹ. Nhà chiến lược thị trường toàn cầu Paul Christopher của Viện nghiên cứu Đầu tư Wells Fargo cho rằng, có một số yếu tố chính trị cũng ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế thế giới, trong đó có việc Anh có thể rút khỏi Liên minh châu Âu (Brexit), bầu cử ở Tây Ban Nha và bầu cử ở Mỹ sắp tới.
Những tia sáng “cuối đường hầm”
Để cứu nền kinh tế, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) đã đồng loạt triển khai các chương trình kích thích kinh tế, trong đó có chính sách lãi suất âm. Tuy nhiên, giới đầu tư cho rằng các biện pháp trên sẽ không phát huy tác dụng tích cực.
Kết quả cuộc khảo sát của Hiệp hội các nhà đầu tư cá nhân tại Mỹ trong tuần qua cho thấy chỉ 20% trong số họ lạc quan về triển vọng kinh tế Mỹ, chỉ bằng một nửa so với mức trung bình suốt nhiều năm qua.
Khi rút tiền ra khỏi các quỹ chứng khoán, nhà đầu tư lại đổ tiền vào quỹ trái phiếu. Chỉ trong 5 ngày kết thúc vào ngày 11/4 vừa qua, các quỹ trái phiếu toàn cầu đã đón nhận lượng vốn lên đến 3,5 tỷ USD. Theo số liệu của EPFR, tiền đã vào các quỹ chứng khoán trong 11/12 tuần gần đây nhất.
Còn theo số liệu của Lipper, chỉ riêng trong tuần qua, các quỹ đầu tư trên thị trường tiền tệ đã thu hút lượng vốn 5,1 tỷ USD. Tiền đã chảy vào mạnh các quỹ này trong suốt 3 tuần liên tiếp.
Ngoài ra, các quỹ trái phiếu toàn cầu cũng đạt được lượng vốn kỷ lục lên đến 59 tỷ USD kể từ đầu năm nay, vượt qua con số khổng lồ 56 tỷ USD của cả năm ngoái.