tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 18-05-2016

  • Cập nhật : 18/05/2016

DN khai sai trị giá sẽ bị xử lý vi phạm hành chính

Trước vướng mắc của Cục Hải quan Bà Rịa- Vũng Tàu về xử phạt vi phạm hành chính sau tham vấn, theo Tổng cục Hải quan, trường hợp có đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo do người khai hải quan áp dụng không đúng trình tự, điều kiện, nội dung, phương pháp xác định trị giá hải quan dẫn đến khai sai trị giá thì xử lý vụ việc theo quy định tại Điều 8, Điều 13 Nghị định 127/2013/NĐ-CP.

can bo cong chuc cuc hai quan ba ria - vung tau kiem tra hang hoa xuat nhap khau tai cang cai mep- thi vai. anh: nguyen hue.

Cán bộ công chức Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cảng Cái Mép- Thị Vải. Ảnh: Nguyễn Huế.

Theo Cục Hải quan Bà Rịa- Vũng Tàu, trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan cho DN, đơn vị gặp một số vướng mắc liên quan đến quy định tại Khoản 1, Khoản 3, Điều 86 Luật Hải quan 2014; Điểm a, Khoản 2, Điều 21 và Điều 22 Nghị định 08/2015/NĐ-CP; Khoản 1, Điều 5 Thông tư 39/2015/TT-BTC và Điểm a.1, Khoản 1, Điều 25 Thông tư 38/2015/TT-BTC. 

Cục Hải quan Bà Rịa- Vũng Tàu phản ánh, đối chiếu với các quy định trên thì người khai hải quan đồng ý với cơ sở bác bỏ trị giá khai báo của cơ quan Hải quan và đã thực hiện khai bổ sung. Các trường hợp bác bỏ trị giá giao dịch này đều do trị giá khai báo của DN thấp hơn trị giá trên cơ sở dữ liệu giá của cơ quan Hải quan và Danh mục rủi ro về giá. Vì vậy, Cục Hải quan Bà Rịa- Vũng Tàu cho rằng việc xử phạt DN trong trường hợp này là chưa phù hợp giữa hành vi và chế tài xử phạt. 

Để tạo điều kiện cho hoạt động XNK và để đảm bảo thực hiện thống nhất Nghị định 127/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan, Nghị định 08/2015/NĐ-CP và Thông tư 38/2015/TT-BTC về công tác kiểm tra trị giá hải quan và tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ trong việc xử lý vi phạm hành chính, Cục Hải quan Bà Rịa- Vũng Tàu báo cáo và đề nghị Tổng cục Hải quan cho ý kiến chỉ đạo.

Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan Bà Rịa- Vũng Tàu căn cứ quy định tại Điểm g1.2 Khoản 3, Điều 25 Thông tư 38/2015/TT-BTC; Thông tư 39/2015/TT-BTC; tham khảo Công văn số 6793/TCHQ-PC và công văn 9361/TCHQ-PC đối chiếu với trường hợp hồ sơ vụ việc cụ thể. Trong trường hợp đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo do người khai hải quan áp dụng không đúng trình tự, điều kiện, nội dung, phương pháp xác định trị giá hải quan dẫn đến khai sai trị giá thì xử lý vụ việc theo quy định tại Điều 8, Điều 13 Nghị định 127/2013/NĐ-CP.


Ký hợp đồng xuất khẩu xoài trị giá 1 triệu USD sang Hàn Quốc

Công ty cổ phần Lavifood của Việt Nam vừa ký được hợp đồng có giá trị khoảng 1 triệu USD với Công ty TNHH Semiwon Food của Hàn Quốc để xuất khẩu xoài sang thị trường này.

Hợp đồng xuất khẩu mà Công ty CP Lavifood ký được với đối tác Hàn Quốc được diễn ra trong khuôn khổ Triển lãm Thực phẩm Quốc tế Seoul 2016 tạiTrung tâm Triển lãm Quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) do Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) chủ trì.

Theo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia năm 2016, nhằm tăng cường xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm của Việt Nam có thế mạnh và khả năng phát triển thị trường xuất khẩu tại Hàn Quốc, Cục Xúc tiến thương mại đã tổ chức cho các doanh nghiệp tham dự triển lãm với 12 gian hàng trưng bày các mặt hàng như: rau củ quả đóng hộp đông lạnh, sữa, nước mắm, hải sản, tuy nhiên mặt hàng được quan tâm đặc biệt là hàng rau củ quả đông lạnh...

Ngay trong ngày đầu tiên, Công ty CP Lavifood đã có được đơn hàng xuất khẩu xoài với đối tác Hàn Quốc.

san xuat nong san xuat khau tai nha may cua cong ty co phan lavifood, long an.

Sản xuất nông sản xuất khẩu tại Nhà máy của Công ty cổ phần Lavifood, Long An.

Được biết, Lavifood là Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực xuất khẩu rau, củ, quả trái cây (tươi và đông lạnh) đóng tại Khu công nghiệp Phú An Thạnh, Xã An Thạnh, Huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

Trước đó, một số Tập đoàn, doanh nghiệp của Hàn Quốc cũng đã trực tiếp đến khảo sát thực tế sản xuất, trồng trọt tại Công ty CP Lavifood.

Sự quan tâm của doanh nghiệp nước này với các mặt hàng thực phẩm, nông sản Việt Nam tiếp tục gia tăng tại kỳ Triển lãm Thực phẩm Quốc tế Seoul 2016.

Trong đó, 2 tập đoàn lớn của Hàn Quốc là E- mart và Lotte Mart đã đến làm việc với các doanh nghiệp Việt Nam tại khu gian hàng, với mục đích đưa các mặt hàng của Việt Nam đến gần với người tiêu dùng Hàn Quốc.

Hàn Quốc là một trong những thị trường nhập khẩu nông sản, thực phẩm chế biến lớn trên thế giới. Việt Nam là nước có nhiều tiềm năng xuất khẩu nhóm hàng này.

Với việc thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) đã mở ra cho nhiều nhóm hàng xuất khẩu Việt Nam tăng nhanh kim ngạch sang Hàn Quốc, trong đó, việc tham gia những hội chợ, triển lãm về nhóm hàng này là một trong những phương thức hữu hiệu để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản thực phẩm của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc.

Triển lãm Thực phẩm Quốc tế Seoul được tổ chức hàng năm là một trong những triển lãm chuyên ngành thực phẩm nổi tiếng hàng đầu của Châu Á. Với tổng diện tích mặt bằng là 76.121m2, mỗi kỳ triển lãm thu hút khoảng 1.000 doanh nghiệp tham gia trưng bày với gần 2.500 gian hàng, đón hơn 50.000 lượt khách quốc tế đến từ nhiều quốc gia trên thế giới tới tham quan và làm việc tại Triển lãm.


Rosneft và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hợp tác phát triển lọc hóa dầu

Thỏa thuận hợp tác giữa Công ty Dầu khí Rosneft (LB Nga) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã được ký kết với sự chứng kiến của Thủ tướng Liên bang Nga Dmitry Medvedev và Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.
ong igor sechin, chu tich hoi dong dieu hanh rosneft va ong nguyen quoc khanh trao doi thoa thuan tai le ky ket. nguon anh: ria novosti.

Ông Igor Sechin, Chủ tịch Hội đồng Điều hành Rosneft và ông Nguyễn Quốc Khánh trao đổi thoả thuận tại Lễ ký kết. Nguồn ảnh: Ria Novosti.

Thỏa thuận được ký bởi ông Igor Sechin, Chủ tịch Hội đồng Điều hành Rosneft và ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Petrovietnam sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho hai tập đoàn tăng cường hợp tác tại Nga, Việt Nam và các nước thứ 3 trong lĩnh vực thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí, thương mại, dịch vụ và đào tạo. Hai bên cũng thống nhất xem xét khả năng và điều kiện hợp tác cơ bản, thành lập tổ công tác chung cho các lĩnh vực hợp tác.

Phát biểu tại lễ ký, ông Igor Sechin nhấn mạnh, từ những thành công trong hợp tác với Petrovietnam trong thăm dò khai thác ngoài khơi Việt Nam, Rosneft mong muốn mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực lọc hóa dầu, thương mại và dịch vụ dầu khí. Phát triển sang các lĩnh vực này sẽ giúp tập đoàn mở rộng việc tiếp thị sản phẩm ra thị trường châu Á - Thái Bình Dương, tạo động lực mới cho hoạt động lọc dầu trong khu vực.

Về phía Petrovietnam, ông Nguyễn Quốc Khánh cũng khẳng định luôn ủng hộ kế hoạch phát triển của Rosneft ở Việt Nam và sẵn sàng cho việc mở rộng hợp tác giữa hai tập đoàn.

Rosneft và Petrovietnam hiện đang hợp tác trong dự án thăm dò khai thác khí và condensate ngoài khơi Việt Nam tại lô 06.1. Trong đó, Rosneft Vietnam B.V. sở hữu 35% và là nhà điều hành Lô 06.1, hoạt động theo Hợp đồng Phân chia Sản phẩm (PSC). Lô 06.1 gồm 2 mỏ khí tự nhiên và condensate Lan Tây và Lan Đỏ thuộc Bể Nam Côn Sơn, khoảng 370km ngoài khơi Vũng Tàu, ở độ sâu khoảng 190m, với trữ lượng ước tính khoảng 66 tỷ mét khối khí. Từ khi phát triển, dự án đã khai thác khoảng 50 tỷ mét khối.

Rosneft và Petrovietnam cũng là các bên trong Dự án Đường ống Nam Côn Sơn, vận chuyển và xử lý khí và condensate từ các lô ngoài khơi bể Nam Côn Sơn vào bờ để phục vụ phát điện.


Dệt may giảm được 63,5% tiền thuế nhập khẩu

Nhờ có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), xuất khẩu dệt may sang Mỹ sẽ giảm được 63,5% tiền thuế nhập khẩu, tương đương 1,1 tỷ USD khi xuất khẩu sang Mỹ.

my la thi truong xuat khau det may lon nhat cua viet nam. anh: tran viet.

Mỹ là thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam. Ảnh: Trần Việt.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, 10 năm gần đây, Việt Nam luôn trong top quốc gia có kim ngạch xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới. Năm 2014, xuất khẩu dệt may đứng thứ 5 sau Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Ấn Độ.

Ngành dệt may còn đóng góp 16-17% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, với mức tăng bình quân 15%/năm (giai đoạn 2010-2015). Các thị trường xuất khẩu chính gồm Mỹ, EU, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc. 

Xuất khẩu dệt may được dự báo sẽ tăng nhanh hơn trong thời gian tới nhờ có các hiệp định thương mại tự do, nhất là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Là bởi theo TPP, các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, Canada… sẽ giảm thuế nhập khẩu về 0% cho nhiều loại hàng hóa, điều này sẽ tạo ra cú hích lớn cho xuất khẩu hàng hóa nói chung, trong đó có dệt may.

Riêng ngành dệt may, với mức cam kết như đã đạt được với Mỹ (giảm 63,5% số thuế phải nộp ngay khi Hiệp định có hiệu lực và tiếp tục giảm thêm theo lộ trình xuống 0%), kim ngạch có thể tăng đáng kể.

Ví dụ thuế nhập khẩu của Mỹ đối với áo sơ-mi nhập từ các nước không có hiệp định thương mại trung bình là 18%. Khi Việt Nam có hiệp định thương mại với Mỹ, mức thuế nhập khẩu sẽ về 0%. Như vậy, áo sơ-mi của Việt Nam sẽ rẻ hơn áo sơ-mi của các nước cạnh tranh khác khoảng 18%.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, để đổi mới kỹ thuật, công nghệ nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh về giá khoảng 18% là rất khó khăn và mất nhiều thời gian. “Với lợi thế cạnh tranh lớn như vậy, hàng xuất khẩu của Việt Nam hoàn toàn có thể chiến thắng các đối thủ cạnh tranh của mình”, một báo cáo của Bộ Công Thương nêu rõ.

Bộ này ước tính, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam có thể tăng 30-40% ngay năm đầu tiên và sau khoảng 3-4 năm sẽ tăng gấp đôi.

Năm 2014, Việt Nam xuất khẩu dệt may sang Mỹ 10 tỷ USD. Nếu không có TPP, dự kiến kim ngạch sẽ đạt 13 tỷ USD vào năm 2018 và 14,5 tỷ USD vào năm 2020. Tuy nhiên, khi có TPP, xuất khẩu dệt may sẽ tăng thêm 3 tỷ vào năm 2018 (đạt 16 tỷ USD) và tới năm 2020 có thêm 5,5 tỷ USD.

Với quy mô xuất khẩu đủ lớn, Việt Nam có điều kiện thu hút đầu tư vào lĩnh vực dệt, nhuộm và sản xuất nguyên phụ liệu. Trên thực tế, đã xuất hiện các dự án đầu tư lớn và rất lớn để đón đầu TPP. Đây là mặt tích cực của quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” giúp gia tăng giá trị nội địa cho hàng dệt may xuất khẩu và giúp ngành may phát triển bền vững trước các đối thủ cạnh tranh.

Tất nhiên, để tận dụng được cơ hội giảm thuế, Việt Nam cần có giải pháp mạnh hơn trong việc phát triển sản xuất nguyên phụ liệu để tăng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm xuất khẩu. Đây được coi là vấn đề mấu chốt.

Hiện nay, do chưa chủ động cung cấp nguyên phụ liệu trong nước phục vụ cho ngành may nên Việt Nam vẫn chủ yếu sản xuất theo hình thức gia công, tỷ lệ giá trị gia tăng thấp, năm 2015 chỉ đạt 51,1%.


Lộ diện thị trường xuất khẩu 10 tỷ USD đầu tiên năm 2016

11,45 tỷ USD là tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu của nước ta vào Hoa Kỳ tính đến hết tháng 4 theo thông tin Tổng cục Hải quan vừa công bố.
thi truong hoa ky chiem gan 50% tri gia xuat khau mat hang det may ca nuoc. anh: t.binh.

Thị trường Hoa Kỳ chiếm gần 50% trị giá xuất khẩu mặt hàng dệt may cả nước. Ảnh: T.Bình.

Với kết quả trên, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam đạt giá trị kim ngạch trên 10 tỷ USD năm 2016 và tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta (chiếm gần 21,6% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước).

Đáng chú ý, trị giá xuất khẩu vào Hoa Kỳ lớn gần gấp 2 lần so với quốc gia đứng ở ví trị thứ 2 là Trung Quốc (kim ngạch xuất khẩu vào Trung Quốc trong cùng thời điểm đạt 5,9 tỷ USD).

Hoa Kỳ là một trong những thị trường có số lượng mặt hàng xuất khẩu đông đảo của Việt Nam với 37 trong số 45 nhóm mặt hàng chính được Tổng cục Hải quan thống kê.

Trong đó có 3 mặt hàng đạt trị giá xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên. Đứng đầu là mặt hàng dệt may với trị giá 3,4 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 50% tổng trị giá xuất khẩu mặt hàng này (xuất khẩu dệt may 4 tháng đạt 6,852 tỷ USD) và chiếm gần 30% tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu của nước ta vào Hoa Kỳ.

Đứng thứ 2 là mặt hàng điện thoại với trị giá kim ngạch 1,466 tỷ USD, chiếm gần 13% trị giá kim ngạch xuất khẩu điện thoại cả nước; thứ ba là giày dép các loại 1,33 tỷ USD, tương đương gần 35% trị giá xuất khẩu mặt hàng này.

Ngoài 3 nhóm hàng “tỷ đô” kể trên, Việt Nam còn có một số mặt hàng có trị giá kim ngạch xuất khẩu lớn vào Hòa Kỳ như: Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 825 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 820 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 632 triệu USD…

Năm 2015, nước ta có 3 thị trường xuất khẩu trên 10 tỷ USD. Trong đó, Hoa Kỳ cũng là thị trường lớn số một với trị giá kim ngạch đạt 33,465 tỷ USD. Đứng thứ 2 là Trung Quốc 17,109 tỷ USD, thứ ba là Nhật Bản đạt 14,132 tỷ USD.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 19-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 19-05-2016

    Cơn khát bất động sản Mỹ của người Trung Quốc
    Nhật Bản thoát suy thoái
    Jollibee mở thêm 20 cửa hàng trong một năm
    Ngỡ ngàng doanh nghiệp phải nộp tới 39,4% lợi nhuận
    Lỗ 2.000 tỷ đồng, Đạm Ninh Bình phải dừng hoạt động

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 19-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 19-05-2016

    Thép nhập khẩu vẫn tăng kỷ lục
    Nhà máy Microsoft Việt Nam sẽ thuộc về Foxconn
    Lúng túng tiếp cận vốn
    Tập đoàn TH ký thỏa thuận đầu tư 190 triệu USD vào tỉnh Kaluga (Liên bang Nga)
    Japfa Việt Nam đầu tư 135 tỷ đồng xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi tại Bình Định

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 19-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 19-05-2016

    Người Việt thích đầu tư bất động sản
    VAFI : “Những người trực tiếp quản lý vốn nhà nước tại Sabeco và Habeco đã cố tình vi phạm pháp luật về niêm yết chứng khoán”
    Nippon Steel sẽ rút cổ phần tại Posco, hai ông lớn thép châu Á lại "xâu xé" nhau
    Đây là kim loại không ai biết đến nhưng mọi công ty đều muốn mua
    Mỹ sẽ áp thuế trừng phạt thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 19-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 19-05-2016

    Big C sẽ mở thêm bảy siêu thị trong năm 2016 
    Kinh doanh casino: Nhà đầu tư chờ nghị định
    Đằng sau sự xuống dốc của một cổ phiếu ngân hàng
    Sabeco đặt kế hoạch tiêu thụ 1,54 tỷ lít bia 2016, tiếp tục "phớt lờ"chuyện niêm yết
    Nỗi đau mang tên Việt Nam của Parkson

  • Tin kinh tế đọc nhanh 19-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 19-05-2016

    Tiết lộ bí mật tài chính lớn nhất toàn cầu
    Cơn sốt giá vàng 2016 bắt đầu tăng tốc
    MEF III có vốn đầu tư 112 triệu USD
    Doanh nghiệp nhỏ, khó khăn chồng chất
    Khi cỗ máy mất đà

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 18-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 18-05-2016

    Warren Buffett vừa rót 1 tỷ USD vào Apple
    Ngân hàng lớn nhất Trung Quốc mua hầm chứa vàng tại Anh
    Ông Putin cho phép bán cổ phiếu của công ty dầu mỏ chủ chốt Nga
    Nga có thể cấm nhập khẩu tất cả các loại trái cây rau quả từ Thổ Nhĩ Kỳ
    Cuộc “tháo chạy” của nhà đầu tư khỏi các quỹ chứng khoán toàn cầu

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 18-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 18-05-2016

    Iran sẽ đẩy điểm cân bằng dầu mỏ đi về đâu ?
    Thủ tướng Medvedev: Nga quan tâm nông sản Việt Nam
    General Motors thông báo thay đổi lãnh đạo tại Việt Nam
    70 doanh nghiệp Đức tìm kiếm cơ hội đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh
    Chuyển nhượng dự án: Ăn may nhất thời

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 18-05-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 18-05-2016

    Google có nguy cơ bị phạt cao kỷ lục trên 3 tỉ euro
    Xuất khẩu cá tra sang Thái Lan tăng mạnh
    Mỗi tiệm khăn bông của Phong Phú thu nửa tỷ một tháng
    Cá rô phi được quy hoạch, xây dựng thương hiệu xuất khẩu
    Doanh nghiệp có thuế VAT âm sẽ không được hoàn thuế

  • Tin kinh tế đọc nhanh 18-05-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 18-05-2016

    Góc khuất thị trường bán lẻ: Doanh nghiệp mệt vì bị ép
    Goldman Sachs tự tin giá dầu sẽ tăng vọt trong thời gian tới
    OPEC đang “chết”, sắp bị thay thế bởi tổ chức mới mang tên OGEC?
    Trung tâm thương mại Parkson Paragon đóng cửa
    Giám đốc Trung Quốc lừa đảo 800 triệu USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 17-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 17-05-2016

    Nga và Việt Nam thành lập quỹ đầu tư chung với số vốn ban đầu 500 triệu USD
    Quản lý chặt chẽ dòng tiền chuyển ra nước ngoài
    Nguy cơ nữ trang Việt thua trên sân nhà
    Gánh nặng nợ mất vốn
    Nắng nóng cao điểm - thị trường điện lạnh sôi động