tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-02-2016

  • Cập nhật : 22/02/2016

Trung Quốc dẫn đầu toàn cầu bán trái phiếu Chính phủ Mỹ

Chủ nợ lớn nhất của Mỹ, Trung Quốc đã bán 18 tỷ đôla trái phiếu Chính phủ Mỹ trong tháng 12/2015.

Không chỉ mình Trung Quốc, Nhật Bản thậm chí đã bán nhiều hơn, khoảng 22 tỷ USD. Trong năm qua, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ và Bỉ cũng đã cố gắng giảm mức nắm giữ nợ Mỹ. Tất cả những điều này đã dẫn đến một năm bán tháo trái phiếu chính phủ nước này của các ngân hàng trung ương. Nhiều quốc gia đang chịu thiệt hại từ suy thoái kinh tế toàn cầu, điều này buộc các ngân hàng trung ương phải dùng mọi biện pháp để giúp củng cố nền kinh tế của họ. 

Ngân hàng trung ương Nhật Bản và Thụy Điển đã phải dùng đến mức lãi suất âm để thúc đẩy các ngân hàng cho vay nhiều hơn. Ngân hàng Trung ương Châu Âu đang mua trái phiếu phát hành bởi các nước thành viên của mình. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thì đang bơm tiền mặt vào hệ thống tài chính của họ. Đối với nhiều ngân hàng trung ương, việc bán trái phiếu kho bạc Mỹ mang lại cho họ tiền mặt để chống đỡ với sự sụp đổ của đồng nội tệ. 

cac ngan hang trung uong da ban ra 225 ty dola trai phieu chinh phu my trong nam qua. anh: china daily asia

Các ngân hàng trung ương đã bán ra 225 tỷ đôla trái phiếu Chính phủ Mỹ trong năm qua. Ảnh: China Daily Asia

Tổng cộng, các ngân hàng trung ương đã bán ra tổng 225 tỷ đôla trái phiếu Chính phủ Mỹ trong năm vừa qua, cao nhất kể từ năm 1978, năm cuối cùng có sẵn số liệu. Trong năm 2014, theo phân tích của CNNMoneyvề dữ liệu Kho bạc được công bố vào đầu tuần trước, chính phủ các nước đã mua ròng thêm 45 tỷ đôla trái phiếu Kho bạc Mỹ.  

Số liệu của Kho bạc Mỹ cũng cho thấy, các chính phủ đã bán ra trái phiếu này nhiều hơn là họ mua vào trong suốt 11/12 tháng trong năm 2015.

Việc bán trái phiếu chính phủ Mỹ là dấu hiệu của hai điều. Một là, các ngân hàng trung ương đang rất cố gắng củng cố nền kinh tế trong nước  trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy yếu. Hai là, sau nhiều năm xây dựng chính sách tiết kiệm, nhiều quốc gia bắt đầu bán tháo dự trữ ngoại tệ. 

Một đồng nội tệ yếu thường phản ánh một nền kinh tế đang  tăng trưởng chậm lại hoặc đang suy thoái. Ví dụ, Nga và Brazil đều đang suy thoái và đồng nội tệ của họ đã mất giá trầm trọng. 

Cả 2 nước này cùng với nhiều nước đang phát triển khác phụ thuộc vào các hàng hóa như dầu, kim loại và thực phẩm để thúc đẩy tăng trưởng. Giá hàng hóa – đặc biệt là giá dầu – đã giảm mạnh trong năm vừa qua và đang tiếp tục giảm trong năm 2016. 

Khi giá hàng hóa lao dốc, đồng nội tệ có xu hướng giảm giá theo. Và khi nội tệ mất giá nhanh chóng, tiền mặt có xu hướng chảy ra ngoài quốc gia để đến nơi trú ẩn an toàn hơn. Vì vậy các ngân hàng trung ương đã cố gắng để ngăn chặn các dòng vốn ồ ạt chảy ra ngoài bằng cách ngăn chặn đà sụp đổ của đồng nội tệ. 

Tuy vậy, dù các ngân hàng trung ương đang bán tháo nợ Mỹ thì nhu cầu nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ của các nhà đầu tư tư nhân vẫn rất lớn.

Giá cả hàng hóa bùng nổ từ năm 2003 đến năm 2013 do nhu cầu vô tận của Trung Quốc khi nước này xây dựng các thành phố và nền kinh tế của mình. Nhiều quốc gia có hàng hóa phong phú như Brazil cũng tăng trưởng theo nhu cầu trên. Các quốc gia này đã nắm bắt sự bùng nổ trên như một cơ hội để  tăng dự trữ ngoại hối bằng cách mua vào hàng trăm tỷ đô la trái phiếu được phát hành bởi Kho bạc Mỹ. 

Sau khi tăng dự trữ ngoại hối trong một thập kỷ, các ngân hàng trung ương cuối cùng cũng bắt đầu bán ra vào năm ngoái. Theo số liệu của IMF, tổng dự trữ ngoại tệ đạt 12 tỷ đôla trong năm 2014 và năm ngoái đã giảm xuống còn khoảng 11,5 tỷ đôla Mỹ. 

Năm ngoái, Trung Quốc đã có một năm tăng trưởng tồi tệ nhất trong 25 năm. Cơn khát của quốc gia này đối với các loại hàng hóa đã giảm xuống, điều này khiến cho giá giảm mạnh và dẫn đến một hiệu ứng nhỏ với nền kinh tế và tiền tệ toàn cầu. 

Chuyên gia nói rằng, các ngân hàng trung ương đang vật lộn để ngăn không cho đồng nội tệ giảm giá thêm nữa. Việc bán tháo nợ Mỹ có thể là một xu hướng trong một khoảng thời gian.

Gus Faucher, chuyên gia kinh tế cao cấp tại FNC Financial nói rằng: “Tôi kỳ vọng rằng chúng ta sẽ thấy xu hướng này tiếp tục trong năm nay và có lẽ nó sẽ kéo dài đến năm 2017”.


Huawei tuyên bố sẽ vượt Apple trong 3 năm

Hãng công nghệ Trung Quốc cho biết đang lên kế hoạch vượt Apple thành hãng smartphone lớn nhì thế giới trong 3 năm, và vượt Samsung năm 2021.

Hiện hãng sản xuất đồ điện tử và thiết bị mạng Trung Quốc đứng thứ 3 thế giới. Sau khi tăng trưởng mạnh về số smartphone bán ra năm ngoái, Huawei dường như khá tự tin về khả năng đánh bại các đối thủ."Chúng tôi hy vọng trong 3 năm, thị phần của mình sẽ đứng thứ 2, và sau 5 năm sẽ dẫn đầu", Richard Yu - Giám đốc mảng Tiêu dùng tại Huawei cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm qua với CNBC, tại Triển lãm Di động Toàn cầu (MWC) đang tổ chức ở Tây Ban Nha.

huawei hien la hang smartphone thu 3 the gioi. anh: bloomberg

Huawei hiện là hãng smartphone thứ 3 thế giới. Ảnh: Bloomberg

Năm 2015, hãng này bán được 108 triệu điện thoại, vượt kỳ vọng và tăng 44% so với năm 2014. Dù vậy, Apple còn bán được tới 231,5 triệu iPhone, còn số liệu này của Samsung là 317,2 triệu, theo hãng nghiên cứu Strategy Analytics.

Yu cho biết tốc độ tăng trưởng của Huawei rất bền vững và năm nay sẽ đạt 30%, tính theo số smartphone bán ra. Việc này sẽ giúp hãng bán được 140 triệu điện thoại năm nay.

"Chúng tôi đã tăng trưởng bền vững suốt 5 năm qua. Vì thế, năm ngoái, chúng tôi đã bán được hơn 100 triệu chiếc. Năm nay, tốc độ tăng trưởng chắc chắn vẫn tăng trưởng mạnh, khoảng hơn 30%", Yu cho biết.   

Huawei tăng trưởng chủ yếu dựa vào thị trường Đông Âu và Trung Quốc. Còn thị trường Mỹ vẫn đang tránh né công ty này do lo ngại an ninh mạng. Mãi đến gần đây, Huawei mới quay lại Mỹ khi sản xuất Nexus 6P của Google.

Yu thừa nhận công ty đã "khá chậm chân" tại Mỹ, nhưng sẽ "tăng mạnh" thị phần tại đây trong vài năm tới. Các thiết bị của Huawei thường được bán tại cửa hàng bán lẻ hoặc trực tuyến, không kèm hợp đồng với nhà mạng. Tuy nhiên, Yu cho biết công ty đang đàm phán với các nhà mạng Mỹ.

Yu cũng tiết lộ kế hoạch tung ra một số thiết bị theo công nghệ thực tế ảo (VR) năm nay, trong đó có tai nghe và điện thoại hỗ trợ công nghệ này. "VR đã thay đổi cuộc sống của mọi người. Chúng tôi đã đầu tư vào việc này rồi. Sản phẩm sẽ được ra mắt năm nay", ông cho biết.


TP.HCM cho thuê quảng cáo trên “lô cốt”

 Ban Quản lý (BQL) đường sắt đô thị TP.HCM cho biết ban đã ký hợp đồng cho thuê quảng cáo trên rào chắn ở một số vị trí thi công thuộc dự án tuyến tàu điện ngầm Bến Thành - Suối Tiên (tuyến metro số 1).

Theo báo Giao Thông, năm 2015, BQL đã thu được 3,6 tỉ đồng tiền quảng cáo tại các rào chắn ở khu vực trước Nhà hát TP và ở đường Lê Lợi. Số tiền thu được, BQL đường sắt đô thị TP giữ lại 20% chi trả chi phí về hồ sơ, văn phòng phẩm, nhân công…, số còn lại nộp vào ngân sách.

BQL đường sắt đô thị TP cho biết việc TP.HCM cho phép quảng cáo trên rào chắn như trên không chỉ góp phần tuyên truyền hình ảnh tuyến đường sắt mà còn giúp TP có thêm nguồn thu. Tuy vậy, mục đích chính của việc cho thuê quảng cáo là nhằm hạn chế gây dơ bẩn, nhếch nhác ở khu vực rào chắn và làm tăng vẻ mỹ quan cho đô thị.

Thời gian tới, BQL đường sắt đô thị TP sẽ tiếp tục đề xuất TP.HCM cho phép quảng cáo trên rào chắn các tuyến metro khác trên địa bàn. 


Gặp gỡ tham tán: doanh nghiệp than xuất hàng quá khó

Sáng 22-2, các tham tán thương mại đã gặp gỡ doanh nghiệp để trao đổi về khó khăn, vướng mắc trong xuất nhập khẩu.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Giám đốc Công ty Phước Thành Bảy Mập, cho biết công ty thường xuất khẩu gạo đi thị trường Mỹ nhưng gần đây không biết chất nào bị cấm tại thị trường Mỹ. Khi hàng đến Mỹ mới biết phải niêm phong hàng, gửi kho, chờ kiểm định xong mà đạt tiêu chuẩn, không có chất cấm thì mới được giao cho khách hàng. Có nghe DN khác trong ngành gạo nói rằng những lô nào có dính chất cấm thì phải xuất ngược về. Những loại kết quả kiểm định tại Việt Nam như kiểm định của Vinacontrol thì Mỹ không cần xem! Vì vậy xin cơ quan quản lý xem xét cho DN khỏi kiểm dịch thực vật tại Việt Nam nữa vì mất công, mất tiền mà không dùng được.


Bà Tô Tuệ Lang, Chủ tịch Hiệp hội  Thủy sản Bình Thuận, Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Bình Thuận kiến nghị rút ngắn thời gian cấp chứng nhận xuất xứ (C/O). Bà cho biết để xin C/O thường mất 3 ngày. Thêm 5 ngày chuyển phát nhanh nữa thì tổng cộng mất 8 ngày mới đến tay khách hàng. Với những thị trường xa như châu Âu, Mỹ, tàu đi 20 ngày thì không thành vấn đề vì C/O đến trước. Nhưng với thị trường Nhật, Hong Kong thì hàng đi chỉ mất 5-7 ngày chạy tàu mà 8 ngày mới gửi được C/O đến khách hàng.


Tham tán Đào Trần Nhân, phụ trách thị trường Hoa Kỳ, cho biết hàng năm Mỹ dùng 2,5 tỉ đôi giày, trung bình mỗi người dùng 8 đôi giày. Thuế thu từ giày hơn 2,7 tỉ USD. Theo tính toán của Hiệp hội Giày dép Hoa Kỳ thì khi TPP thực thi, Việt Nam sẽ tăng xuất giày dép thêm 32%. Tôi cho rằng DN Việt nên tận dụng cơ hội do TPP mang lại, tăng thu hút đầu tư nước ngoải, phân bố lại nguồn lực trong nước, sẵn sàng đương đầu với khó khăn.

xuat khau thanh long. anh minh hoa

Xuất khẩu thanh long. Ảnh minh họa

Ông cũng cho biết hiện chỉ có 4 loại hoa quả tươi là thanh long, chôm chôm, vải, nhãn chính thức xuất vào Hoa Kỳ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang làm việc thêm để cò thể xuất thêm xoài và vú sữa. Rất nhiều DN liên hệ thương vụ, nhờ thương vụ tìm giùm đối tác Mỹ để họ xuất chanh tươi, chanh leo... vào Mỹ mà DN không biết rằng phải mất 5-7 năm mới làm xong thủ tục xuất một loại quả vào Hoa Kỳ.


Ông Phan Minh Thông (công ty Phúc Sinh) cho biết công ty này chuyên xuất khẩu tiêu. Khi xuất sang thị trường châu Âu thì gặp rất nhiều vấn đề, nhất là dư lượng thuốc trừ sâu. Một công ty xuất khẩu thì chỉ lo được chuyện tiêu sạch, thị trường, còn chuyện dư lượng thuốc trừ sâu thì liên quan sâu xa đến những khâu trồng trọt, thu hoạch, bảo quản. Cho nên DN xuất tiêu đi thì gặp rất nhiều vấn đề. Ông kiến nghị các cơ quan quản lý có biện phát để giải quyết vấn đề thuốc trừ sâu để xuất khẩu tiêu được lâu dài.


Kết nối, hỗ trợ nông dân Củ Chi bán sữa

Trước giờ, 100% hộ nông dân ký hợp đồng với Vinamilk đều được thu mua và bao tiêu sữa bò tươi nguyên liệu.

Sau khi Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng chỉ đạo yêu cầu huyện Củ Chi xúc tiến kết nối với Vinamilk  để hỗ trợ nông dân bán được sữa, phía Vinamilk cũng đã tích cực vào cuộc.

Pháp Luật TP.HCM đã trao đổi với bà Bùi Thị Hương, Giám đốc điều hành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk), xung quanh vấn đề này.

chi nguyen ngoc duyen, ap 5, xa tan thanh dong, huyen cu chi dang cho bo an truoc khi vat sua chieu 21-2. anh: hoang giang

Chị Nguyễn Ngọc Duyên, ấp 5, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi đang cho bò ăn trước khi vắt sữa chiều 21-2. Ảnh: HOÀNG GIANG

Cần làm rõ vì sao nông dân không bán được sữa

. Phóng viên: Vừa qua báo chí có đề cập đến việc một số bà con nông dân Củ Chi không bán được sữa bò, trong khi Vinamilk thu mua 80% sản lượng sữa ở đây. Xin bà cho biết rõ hơn về vấn đề này?

+ Bà Bùi Thị Hương: Hiện ở Củ Chi không phải chỉ có một mình Vinamilk thu mua sữa mà còn có nhiều doanh nghiệp khác. Huyện Củ Chi báo cáo là một số hộ nông dân đang không bán được sữa. Vinamilk đã đề nghị chính quyền địa phương có văn bản cụ thể thống kê số lượng và nguyên nhân tại sao những hộ dân này không bán được sữa. Sau đó Vinamilk sẽ khảo sát và đưa ra giải pháp phù hợp.

. Thưa bà, vậy đến nay lãnh đạo địa phương đã làm việc với Vinamilk chưa?

+ Lãnh đạo huyện Củ Chi đã liên lạc với Vinamilk nhưng chưa cung cấp văn bản thống kê như yêu cầu nên chúng tôi chưa thể khẳng định sẽ hỗ trợ như thế nào.

Chúng tôi triển khai hoạt động thu mua sữa cho nông dân từ rất lâu chứ không phải mới đây. Việc ký kết hợp đồng thu mua được thực hiện rất bài bản và ràng buộc chặt chẽ bởi những điều khoản thương mại trên cơ sở hai bên đều có lợi, đảm bảo công khai, minh bạch về chất lượng sữa và giá cả.

. Nghĩa là số hộ nông dân không bán được sữa là những hộ không có hợp tác ký kết với Vinamilk phải không, thưa bà?

+ Đúng. 100% hộ nông dân đã ký hợp đồng với Vinamilk đều được thu mua và bao tiêu sữa bò tươi nguyên liệu. Trong đợt nghỉ tết dài ngày vừa qua, chúng tôi vẫn thu mua sữa bình thường.

Không phải muốn là thu mua ngay được

. Sắp tới, Vinamilk có hỗ trợ thu mua sữa cho các hộ chưa có hợp đồng không, thưa bà?

+ Chính quyền địa phương cần phối hợp với công ty kiểm tra xem các hộ đó đang bán sữa cho doanh nghiệp nào, tại sao họ không bán được để từ đó có giải pháp tháo gỡ. Vinamilk sẵn sàng hỗ trợ thu mua cho họ nhưng cần phải đánh giá chất lượng nguyên liệu sữa có đạt yêu cầu hay không. Vinamilk phải đặt quyền lợi người tiêu dùng là tối thượng chứ không thể thu mua bằng mọi giá.

. Nếu các hộ nông dân này chưa ký hợp đồng với các doanh nghiệp khác, Vinamilk có bao tiêu cho họ không?

+ Chúng tôi cần xem xét lại liệu các hộ chăn nuôi này có đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng của công ty hay không.

Thời gian tới, các hộ nông dân cần thay đổi cách làm, tập trung áp dụng nông nghiệp công nghệ cao để có nguồn nguyên liệu sữa chất lượng, đạt được giá thấp. Từ đó mới có thể cạnh tranh được khi năm 2018 Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-02-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-02-2016

    Doanh nghiệp Việt đang tạo ra yếu thế trên thị trường bán lẻ
    Tập đoàn năng lượng Nhật Bản sẽ mua 10% cổ phần Petrolimex
    Đề xuất “giải pháp đột phá” về tài chính cho Petro Vietnam
    Luật cho Startup Việt Nam có thể được xây dựng dựa trên luật chứng khoán?
    Doanh nghiệp khoáng sản có thêm một năm buồn

  • Tin kinh tế đọc nhanh 24-02-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 24-02-2016

    Chuyên gia Yun Hang Jin: Cú sốc tỷ giá có khả năng lặp lại trong năm nay
    Đây có thể là lý do cổ phiếu chứng khoán tăng mạnh
    TP HCM dùng 7,37 tỷ USD vốn vay ODA để xây dựng 8 dự án
    Vingroup phát hành thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu
    Gemadept chính thức được cấp phép trồng cây cao su tại Campuchia

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 23-02-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 23-02-2016

    Cảnh báo "bội thực" căn hộ cao cấp tại TP.HCM
    Đức khảo sát đầu tư phát triển giao thông đô thị tại Cần Thơ
    Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành nguy cơ "phá sản"
    TPHCM: Kiến nghị chọn chủ đầu tư Khu phúc hợp 4.000 tỷ đồng tại Thủ Thiêm
    Năm 2016, phân khúc đất nền có khả năng tạo "sóng"

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 23-02-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 23-02-2016

    Hai kịch bản cho chứng khoán cuối tháng 2
    22 tỉ USD vốn ODA chưa giải ngân
    Ngân hàng Nhà nước phát hành 6.000 tỉ đồng tín phiếu kho bạc
    Nhiều doanh nghiệp bất động sản lãi đột biến
    Bộ GTVT cổ phần hóa dứt điểm những “ca” khó trong năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 23-02-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 23-02-2016

    Trung Quốc phong tỏa tài khoản ngân hàng của người Triều Tiên
    Lọc dầu Dung Quất có nguy cơ ngừng sản xuất
    Forbes: Quảng cáo video trên di động lên ngôi tại Việt Nam
    Đề xuất đáng chú ý với nhà ở hình thành trong tương lai
    Giám đốc IMF cảnh báo giá dầu thấp lâu dài

  • Tin kinh tế đọc nhanh 23-02-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 23-02-2016

    Trung Quốc muốn sửa luật chứng khoán
    Sửa Thông tư 36 sẽ gây bất lợi cho thị trường bất động sản
    Gởi 30 email đến thương vụ mà không thấy hồi âm
    Nhật “bật đèn xanh” mở thêm cửa cho nông sản Việt
    Bất động sản hạng sang TP HCM so găng quyết liệt

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-02-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-02-2016

    Xăng dầu Dung Quất lại ùn ứ vì chênh lệch thuế với xăng dầu nhập khẩu
    Tái cơ cấu là con đường để đạt mục tiêu
    "Việt Nam hội nhập máu lửa nhất ASEAN"
    "Đóng băng" sản lượng làm giảm 50% mức dư cung dầu toàn cầu
    Cây xăng giữ nguyên giá không giảm vì phải... bù lỗ?

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 22-02-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 22-02-2016

    Ngân hàng cam kết cho vay 3.150 tỷ đồng theo Nghị định 67
    VPBank: LNTT năm 2015 đạt 3.096 tỷ đồng, tăng trưởng cho vay 49%
    Google trốn 2,4 tỷ USD tiền thuế như thế nào?
    Ukraine đòi phạt Gazprom gần 3,3 tỷ USD vì 'độc quyền'
    Lạm phát đang tăng nhanh tạo sức ép tăng lãi suất ở Mỹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh 22-02-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 22-02-2016

    Cước thấp kỷ lục, doanh nghiệp vận tải biển gặp khó
    Sau Tết, doanh nghiệp “đỏ mắt” tìm người lao động
    14 tỉnh, thành vùng Bắc-Nam Trung Bộ hợp tác phát triển du lịch
    Twitter đẩy mạnh dịch vụ khách hàng
    Hàng loạt nhãn hàng bị cộng đồng mạng tẩy chay chỉ vì Đại sứ thương hiệu - Hồ Ngọc Hà

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-02-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-02-2016

    Chi phí trung gian làm đội giá vận chuyển
    Vận hội từ các FTA thế hệ mới: Việt Nam sẽ thoát bẫy thành công?
    Thu hút đầu tư nông nghiệp: Bao giờ ra khỏi vòng luẩn quẩn?
    Triển vọng tốt từ xuất khẩu gạo
    Vì sao xuất khẩu gạo sang Chi Lê giảm?