Thống đốc BOJ Kuroda: Không loại trừ khả năng giảm tiếp lãi suất
Không thay đổi cách làm, cổ phần hóa còn chậm
Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án 666.000 USD do WB viện trợ
Thái Lan chào bán 1 triệu tấn gạo trong phiên đấu giá tháng 8
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 19-08-2016
- Cập nhật : 19/08/2016
CISA: Sức ép đang đặt lên vai các nhà máy Trung Quốc
Theo báo cáo hàng tháng mới nhất từ CISA được công bố hôm 17/8, các nhà máy Trung Quốc đang bị “vắt kiệt” bởi nhu cầu lao dốc rõ rệt cùng với chi phí nguyên liệu gia tăng.
Các ngành công nghiệp tiêu thụ thép chủ chốt như chế tạo máy móc, sản xuất ô tô, thiết bị giao thông vận tải như đóng tàu và đầu máy toa xe đều có tăng trưởng lợi nhuận giảm lần lượt 1,3%, 11,5% và 0,9% trong tháng 7 so với tháng trước đó. Điều này cho thấy nhu cầu thép từ các lĩnh vực này khó mà hồi phục sớm hay nhiều được.
Trong 7 tháng đầu năm, tổng lượng thép tiêu thụ của cả nước đã giảm 1,9% so với năm trước đạt 404,4 triệu tấn. Con số này thấp hơn 0,5% so với mức giảm của năm ngoái.
CISA cũng quan ngại bởi tốc độ giảm chậm hơn của sản lượng, điều này ngụ ý một số nhà máy đang tăng cường sản xuất- trong 2 tháng đầu năm sản lượng đã giảm 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa mức giảm nhẹ trong 7 tháng đầu năm nay.
Ngược lại, chi phí nguyên liệu đang tăng. Đơn cử như từ cuối tháng 5 tới ngày 12/8, quặng sắt đã tăng 19,4%. CISA khuyến cáo mức tăng đã nhanh hơn nhiều so với 6,2% sự phục hồi của giá thép trong nước cùng kỳ- than đá và than cốc cũng đã tăng trong bối cảnh nguồn cung hạn chế hơn.
Tuy nhiên, tháng trước ngành thép Trung Quốc đã có kết quả tốt hơn sau khi suy yếu vào tháng 5 và 6, phần lớn là do sức ép dư cung thuyên giảm từ khi sản lượng thép thấp hơn.
Hồi tháng 7, sản lượng thép theo ngày của cả nước đã giảm 6,9% so với tháng 6 đạt 2,15 triệu tấn/ngày. Nguyên nhân là do lũ lụt nghiêm trọng ở nhiều tỉnh, cắt giảm sản lượng để chuẩn bị cho các sự kiện chính trị diễn ra ở Đường Sơn và Hàng Châu cũng như những nỗ lực của Bắc Kinh để loại bỏ công suất thép quá mức.
Vì vậy giá của hầu hết 8 sản phẩm thép chính mà CISA khảo sát đã phục hồi trong tháng 7, với mức tăng lớn nhất là thép cây có đường kính 16mm- tăng 210 NDT/tấn (31,7 USD/tấn) so với tháng trước- tiếp theo là thép tấm dày 20mm với mức tăng 176 NDT/tấn.(ST)
Tiêu thụ và xuất khẩu trái cây có nhiều tín hiệu tích cực
Cụ thể, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu rau quả đang có chiều hướng tăng nhanh: Năm 2005, nước ta xuất khẩu đến 36 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, với trên 235 triệu USD; đến năm 2015, đã xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch đạt 1,838 tỷ USD, tăng 123% so với năm 2014, và tăng 782,13% so với năm 2005 (2005- 2015); trong đó trái cây chiếm trên 70%. Năm 2015 cũng là năm có kim ngạch xuất khẩu rau quả cao nhất từ trước đến nay.
7 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước đạt 1,385 tỷ USD, tăng 135,5% so với cùng kỷ năm 2015.
Ngoài các thị trường truyền thống, chúng ta đã tích cực mở mới nhiều thị trường, đặc biệt là những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Australia, New Zealand….
Tuy nhiên, đến nay, phần lớn các loại quả đều tiêu thụ dưới dạng quả chín, tươi sau khi thu hoạch; việc chế biến, phơi sấy, đóng hộp, nước ép, bảo quản nhiều ngày đang mới giai đoạn đầu và chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Thị trường tiêu thụ trái cây ở trong nước là chính, chiếm 85- 90% tổng sản lượng sản xuất, xuất khẩu mới chiếm 10- 15%. Xuất khẩu trái tươi đối với thanh long, nhãn, chôm chôm, dứa, bưởi, chanh, chuối, xoài…; xuất khẩu dưới dạng chế biến đối với dứa, xoài ở dạng đông lạnh, nước quả…
Vì vậy, theo Cục Trồng trọt, nhằm đẩy mạnh tiêu thụ và xuất khẩu trái cây hơn nữa, thời gian tới cần nâng cao chất lượng, tăng cường sản xuất nhiều sản phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ để thâm nhập sâu hơn vào các thị trường có nhiều tiềm năng.(TBTC)
Nghiên cứu mới hé lộ phương pháp làm tăng sản lượng mủ cao su
Giá dầu cọ tại Malaysia tăng do nguồn cung thắt chặt
Giá dầu cọ kỳ hạn tại Malaysia tăng đầu phiên giao dịch hôm thứ tư (17/8), hướng phiên tăng thứ 3 liên tiếp trong 4 phiên, do nguồn cung thắt chặt hậu thuẫn giá thị trường.
Một đồng ringgit tăng mạnh và yếu tố kỹ thuật khiến giá dầu cọ giảm trong 2 ngày tăng liên tiếp phiên trước đó, tăng lên mức cao nhất 10 tuần.
Một đồng ringgit tăng mạnh, đồng tiền giao dịch dầu cọ, thường khiến dầu thực vật đắt hơn so với các đồng tiền khác.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 10, hợp đồng benchmark tại Sở giao dịch phái sinh Bursa Malaysia tăng 2,3%, lên 2.597 ringgit (tương đương 650 USD)/tấn trong phiên giao dịch.
Khối lượng giao dịch đạt 26.767 lot (25 tấn/lot) trong phiên giao dịch hôm thứ ba (16/8).
Sản lượng dầu cọ tại Malaysia trong tháng 7/2016 – nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới – tăng 3,5% so với tháng trước đó, lên 1,59 triệu tấn. Tuy nhiên, con số này ở mức thấp nhất trong 6 năm, do ảnh hưởng thời tiết El Nino.
Thời tiết nóng khắp khu vực Đông Nam Á, ảnh hưởng đến cây trồng và giảm năng suất dầu cọ tại nước sản xuất dầu cọ hàng đầu Indonesia và Malaysia.
Giá dầu cọ có thể tăng lên ngưỡng 2.610 ringgit/tấn, ổn định ở mức hỗ trợ 2.543 ringgit/tấn, Wang Tao, nhà phân tích hàng hóa cho biết.
Giá dầu đậu tương giao kỳ hạn tháng 1 tại Sở giao dịch hàng hóa Đại Liên tăng 0,4%, trong khi giá dầu đậu tương giao kỳ hạn tháng 12 tại Sở giao dịch hàng hóa Chicago tăng 0,9%.
Giá dầu cọ, dầu đậu tương và dầu thô
Hợp đồng | Kỳ hạn | Đvt | Giá mới nhất | Giá thấp | Giá cao |
Dầu cọ Malaysia | T9 | ringgit/tấn | 2.810 | 2.765 | 2.813 |
Dầu cọ Malaysia | T10 | “ | 2.675 | 2.625 | 2.675 |
Dầu cọ Malaysia | T11 | “ | 2.597 | 2.553 | 2.604 |
Dầu olein Trung Quốc | T1 | NDT/tấn | 5.540 | 5.466 | 5.568 |
Dầu đậu tương Trung Quốc | T1 | NDT/tấn | 6.378 | 6.330 | 6.404 |
Dầu đậu tương CBOT | T12 | Uscent/pound | 34,13 | 33,63 | 34,19 |
Dầu cọ Ấn Độ | T8 | Rupee/10kg | 562,5 | 561,3 | 563,4 |
Dầu đậu tương Ấn Độ | T8 | Rupee/10kg | 648,6 | 646,8 | 648,6 |
Dầu thô NYMEX | T9 | USD/thùng | 46,3 | 46,11 | 46,48 |