tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 19-08-2016

  • Cập nhật : 19/08/2016

Nền kinh tế Nga đang cho thấy nhiều dấu hiệu phục hồi

Theo Bloomberg, nền kinh tế Nga đang cho thấy nhiều dấu hiệu phục hồi. Theo đó, các doanh nghiệp đã tăng cường ở Nga, nhu cầu về điện và khối lượng vận chuyển container đường sắt tăng lên, điều này cho thấy nhịp kinh tế Nga bắt đầu trở nên nhanh hơn.

Tăng trưởng GDP cũng trở nên tích cực, theo ước tính gần đây, trong quý vừa qua, GDP giảm 0,8% so với năm trước, đây là con số thấp nhất kể từ đầu năm 2015 khi suy thoái bắt đầu với Nga.

Cải thiện dự báo khuấy động sự quan tâm của giới đầu tư đối với Nga, Bloomberg ghi nhận. Trong quý mới đây, đồng rúp cho thấy 2 kết quả trong số các đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi, tăng 4,8% so với đồng đôla Mỹ.

Sự biến động của đồng rúp đang ở mức thấp nhất hai năm qua, và đầu tháng tám các nhà đầu tư đã đặt giá thầu trên các chứng khoán nợ chính phủ, vượt quá bốn lần khối lượng cung ứng.

Nếu không có những cú sốc bất ngờ, trong quý III/2016, GDP của Nga sẽ tăng trưởng 0,4% so với kỳ báo cáo trước đó, Ngân hàng Trung ương dự đoán.(DNVN)

Fed cứng rắn với tăng lãi suất, USD giảm, chứng khoán tăng

 

Sau khi báo cáo kết quả phiên họp gần đây nhất của Fed được đưa ra ngày hôm qua, đồng USD giảm trong khi chứng khoán tăng. Giá dầu vẫn tiếp diễn đà tăng.

Kết thúc cuộc họp, Fed khẳng định lãi suất sẽ được duy trì ở trạng thái thấp trong thời gian dài do nhận thấy một vài rủi ro nếu lạm phát tăng mạnh. Chỉ số Bloomberg Dollar Index giảm 0,2%. Đồng yên tăng cùng chiều với bath Thái. Nikkei 225 Stock Average tương lai cùng với các chỉ số tương lai tại Trung Quốc đồng thời giảm, trong khi đó rổ chỉ số của Úc tăng sau khi S&P 500 tăng. Giá dầu thô tiếp diễn đà tăng. Hơn 1 năm nay đây là lần đầu tiên chứng kiến giá dầu tăng lâu như vậy.

Trong tuần vừa qua, giới làm chính sách đều tỏ thái độ "mềm mại" đối với việc tăng lãi suất. Giám đốc Fed New York cho thấy triển vọng tăng lãi suất sớm nhất vào tháng sau. Nhưng cuối cùng, Fed lại cứng rắn hơn cả.

Mở cửa phiên giao dịch ngày hôm nay tại Tokyo, chỉ số đồng USD giảm xuống 1.165,74 sau khi tăng 0,2% trong phiên giao dịch trước. Trước khi kết quả buổi họp của Fed được đưa ra, chỉ số này thậm chí còn tăng 0,5%.

Đồng yên tăng đến ngày thứ 5 liên tiếp, tăng 0,6% lên 99,71 yên đổi 1 USD, trong khi đồng bath tăng 0,3% lên 34,613 bath đổi 1 USD, sau khi giảm 0,4% trong phiên trước đó.

Kết phiên ngày hôm qua, chỉ số S&P 500 tăng 0,2% lên 2.182,22 điểm. Đầu phiên, một số mã ngành giảm mạnh trong đó có cổ phiếu tài chính, cổ phiếu y tế và ngành dịch vụ công cộng. Cổ phiếu Target và Lowe mỗi mã giảm đến hơn 5,6%.

Giá dầu WTI giao tháng 9 tăng 0,5% lên 46,79 USD/thùng.(Trí thức trẻ/Bloomberg)


Giá cổ phiếu Samsung cao nhất mọi thời đại

Kể từ đầu năm đến nay, cổ phiếu hãng điện thoại Hàn Quốc này đã tăng 30% nhờ thành công của một loạt dòng điện thoại mới ra mắt. Kết phiên ngày hôm nay, cổ phiếu Samsung đóng cửa ở mức đỉnh 1.640.000 won/cổ phiếu – tăng 4,7%.
Samsung đã bắt đầu lấn át đối thủ người Mỹ trên mọi mặt trận từ hiện diện thị trường cho đến tăng trưởng doanh thu. Vừa qua, tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc này cũng báo cáo lợi nhuận quý II vượt dự đoán, phần lớn nhờ vào doanh số tăng trưởng mạnh của dòng điện thoại Galaxy S7 và cắt giảm chi phí. Bên cạnh đó, Samsung được lợi từ mức doanh số chững lại của iPhone, bởi các nhà mạng di động của Mỹ đang tự quảng bá dòng điện thoại Galaxy đến với nhóm khách hàng cao cấp, giúp hãng giảm một phần chi phí marketing.
 
Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi sau khi phiên bản iPhone mới nhất ra mắt thị trường – sự kiện được hy vọng sẽ tạo ra cú hích cho Apple. Chưa rõ iPhone sẽ hay dở ra sao nhưng sự ra mắt của dòng điện thoại Samsung Note 7 plus đã nhận được khá nhiều những đánh giá ban đầu tích cực.
 
“Nhiều người kỳ vọng vào Note 7 sẽ đánh bại kẻ tiền nhiệm và Samsung có thể sẽ giữ được tinh thần này ít nhất là cho đến đầu năm sau bởi iPhone 7 có vẻ như không tạo được sức hút trên thị trường”. Lee Jae Yun – chuyên viên phân tích tại Yuanta Securities cho biết anh sẽ nâng mức giá mục tiêu cho Samsung (hiện đang là 1,7 triệu won).

 Cổ phiếu Samsung có mức tăng trưởng vượt trội so với Apple.

Mặc dù thị trường smartphone toàn cầu đang phải đối mặt với năm tăng trưởng ì ạch nhất kể từ khi iPhone ra mắt công chúng ngày đầu tiên năm 2007, Samsung vẫn bước đi vững chắc trên tiến trình tăng trưởng của riêng mình. Theo IDC, doanh số smartphone từ đầu năm đến nay tăng chỉ 3,1%. Mới năm ngoái, con số này là 11% và năm 2014 là 28%.
 
Tại Trung Quốc, Samsung đã tuột mất vị trí quán quân và thậm chí là top 5, trong khi đó Apple bớt thê thảm hơn với vị trí số 5, sau Huawei, Oppo và các đối thủ trong nước khác.
 
Tuy nhiên, xét trên toàn cầu, Samsung đứng đầu về cung cấp chip ghi nhớ và màn hình cho laptop và điện thoại di động. Samsung hiện đang tăng cường đầu tư vào mảng màn hình OLED được dự kiến sẽ trở thành xu hướng tiêu chuẩn trong những năm tới.
Hiện nay, Samsung cũng đang tìm tòi thêm nhiều mảng mới như tự động hóa. Dự kiến, Samsung sẽ mua lại một số hoặc tất cả nhà máy của hãng sản xuất linh kiện ô tô Magneti Marellu từ Fiat Chrysler Automobiles.
 
“Tham gia vào thị trường ô tô cũng tô điểm thêm sức hấp dẫn về tốc độ tăng trưởng của tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc này”. Lee cho biết.
 
Samsung đang tự làm mới mình nhưng theo cách cực kỳ nguy hiểm, có thể nhấn chìm họ trong chớp mắt (CafeF)

Saudi sẽ nâng sản lượng dầu lên kỷ lục mới trước khi bàn chuyện đóng băng

Arab Saudi đang phát tín hiệu sẽ nâng sản lượng dầu tháng 8 lên mức kỷ lục mới, vượt cả Nga, trước khi bàn chuyện đóng băng vào tháng 9 tới.

Theo nguồn tin thân cận, Arab Saudi - nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới - đã bắt đầu tăng sản lượng từ tháng 6 sau khi duy trì ổn định trong nửa đầu năm nay nhằm đáp ứng sự gia tăng nhu cầu nội địa theo mùa cũng như yêu cầu xuất khẩu cao hơn.

Sản lượng cao hơn có thể tạo thêm ảnh hưởng trong cuộc họp vào tháng 9 khi cả các nước thành viên OPEC và ngoại khối được dự đoán sẽ nối lại thỏa thuận đóng băng sản lượng để hỗ trợ giá dầu.

Arab Saudi dường như muốn giá dầu đứng ở mức cao hơn, nhưng cũng đồng ý rằng việc đưa ra mức sản lượng để đóng băng nguồn cung sẽ là trở ngại chính của thỏa thuận nêu trên.

Hồi tháng 6/2016, Arab Saudi bơm 10,55 triệu thùng/ngày và nâng sản lượng lên 10,67 triệu thùng/ngày vào tháng 7, mức cao nhất trong lịch sử, và được dự đoán đưa sản lượng tháng 8 lên mức kỷ lục mới khi nhu cầu dầu thô nội địa cũng như quốc tế vẫn tăng trưởng tốt.

Arab Saudi đang lặng lẽ phát thông điệp rằng sản lượng dầu thô của nước này trong tháng 8 có thể đạt 10,8-10,9 triệu thùng/ngày.

Tuần trước, Bộ trưởng Năng lượng Arab Saudi Khalid al-Falih đã cố gắng làm rõ lý do tại sao nước này tăng sản lượng dầu trong tháng 7 trong bối cảnh thị trường đang thừa cung. Theo ông Falih, sản lượng tăng là do nhu cầu nội địa tăng và khách hàng trên toàn thế giới đặt hàng nhiều hơn.

"Bất chấp tâm lý bi quan đang bao trùm thị trường, chúng tôi [Arab Saudi] vẫn nhận định nhu cầu toàn cầu đối với dầu thô của Arab Saudi vẫn tăng trưởng tốt, nhất là khi nguồn cung từ các nước ngoài OPEC đang sụt giảm nhanh chóng, gián đoạn nguồn cung liên tục xuất hiện và nhu cầu toàn cầu tiếp tục được cải thiện", ông Falih cho biết.

Giá dầu Brent đã rơi xuống mức 27 USD/thùng hồi tháng 1/2016 từ mức đỉnh 115 USD/thùng giữa năm 2014, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngân sách của các nước xuất khẩu dầu trên toàn thế giới, kể cả Arab Saudi, khiến Riyadh bị thâm thủng tài khóa kỷ lục.

Nỗ lực đóng băng sản lượng khởi xướng hồi tháng 1 để hỗ trợ giá dầu đã "sụp đổ" trong tháng 4 sau khi Arab Saudi muốn tất cả các nước sản xuất, kể cả Iran, phải tham gia thỏa thuận này.

Hồi tháng 1 khi sáng kiến đóng băng sản lượng được khởi xướng, sản lượng dầu thô của Arab Saudi đạt 10,2 triệu thùng/ngày.

Arab Saudi không phải là nước duy nhất muốn tăng sản lượng.

Tuần trước, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh đã phát biểu trước quốc hội nước này rằng ông muốn đưa sản lượng dầu lên 4,6 triệu thùng/ngày trong vòng 5 năm - cao hơn đáng kể so với mức hiện tại 3,6 triệu thùng/ngày và 3,8-4 triệu thùng/ngày thời điểm trước khi các lệnh trừng phạt được áp đặt.

Iraq - nước sản xuất dầu thô lớn thứ 2 OPEC và từng tuyên bố ủng hộ thỏa thuận đóng băng sản lượng hồi tháng 4 vừa qua - đã nhất trí các điều khoản phiếu mới với các hãng dầu lớn trong việc khai thác các giếng dầu, cho phép sản lượng dầu thô của nước này có thể tăng thêm 350.000 thùng/ngày vào năm tới.

Nga cũng phát tín hiệu rằng không còn quan tâm quá nhiều đến các cuộc thảo luận về đóng băng sản lượng và sẽ tiếp tục tăng sản lượng dầu thô của nước này. Sản lượng dầu của Nga hiện đang đứng ở mức kỷ lục 10,85 triệu thùng/ngày và có thể tiếp tục tăng trong năm 2017.(NCĐT/Reuters)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục