tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 18-08-2016

  • Cập nhật : 18/08/2016

Đã có quy chế đấu giá nhập khẩu mặt hàng đường

Bộ Công Thương đã ký Quyết định 3084/QĐ-HĐGHNNKĐ về việc ban hành Quy chế đấu giá thí điểm hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2016. Việc thực hiện đấu giá được thực hiện từ ngày 25-7.

Như vậy, sau một thời gian dài “thai nghén”, cơ chế đấu giá thí điểmhạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường đã chính thức thay cho cơ chế phân giao vẫn thực hiện như nhiều năm trước. Có thể coi đây là bước tiến mới để minh bạch, công khai, khắc phục tình trạng “xin- cho” của cách làm cũ.

Theo quy chế này, tài sản bán đấu giá là quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 85.000 tấn đường năm 2016 (HS 1701), gồm: Quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 40.000 tấn đường thô; quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 45.000 tấn đường tinh luyện.

Việc tổ chức đầu giá quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2016 bảo đảm nguyên tắc minh bạch, công khai, bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thương nhân tham gia đấu giá. Phiên đấu giá chỉ được tiến hành khi có từ 2 thương nhân trở lên đăng ký tham gia đấu giá.

Đối tượng được tham gia đấu giá là thương nhân trực tiếp sử dụng đường làm nguyên liệu sản xuất và thương nhân sử dụng đường thô để sản xuất đường tinh luyện. Thương nhân sử dụng đường thô để sản xuất đường tinh luyện chỉ được đăng ký đấu giá quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường thô, thương nhân trực tiếp sử dụng đường làm nguyên liệu sản xuất chỉ được đăng ký đấu giá quyền sử dụng hạn ngạch nhập khẩu đường tinh luyện.

Thương nhân được quyền tham gia đấu giá thông qua phiếu bỏ giá quy định tại Điều 9 quy chế này. Mỗi thương nhân có thể bỏ giá với mức đăng ký bằng hoặc khác nhau cho 1 đơn giá và số lượng đăng ký tối đa không vượt quá 20.000 tấn. Mỗi đơn giá có số lượng đăng ký là 1.000 tấn đường.

Cũng theo quy chế này, thương nhân đấu giá phải nộp tiền đặt trước khi tham gia đấu giá. Số tiền đặt trước có giá trị tương đương với 10% giá trị của số lượng đường thương nhân đăng ký tham gia đấu giá được tính theo giá khởi điểm.

Giá khởi điểm và bước giá do Hội đồng đấu giá quy định và công bố tại thông báo tổ chức đấu giá và niêm yết giá.


Xuất khẩu thủy sản: Rào cản khắp lối

So với năm trước, mặc dù năm nay XK thủy sản đã ghi nhận những dấu hiệu khởi sắc, tuy nhiên thủy sản Việt Nam đã và đang phải đối mặt với không ít rào cản, khó khăn đến từ hầu hết thị trường chủ lực.

Từ Mỹ, EU...

Theo Bộ NN&PTNT, tính tới hết tháng 7, giá trị XK thủy sản đạt 3,65 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2015. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường NK hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong nửa đầu năm, chiếm 53% tổng giá trị XK.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP) đánh giá: Với đà này, XK thủy sản cả năm nay hoàn toàn có thể đạt mục tiêu trên 7 tỷ USD. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là XK hiện đang phải đối mặt với khá nhiều khó khăn, rào cản tại các thị trường lớn.

Cụ thể, tại thị trường Hoa Kỳ, khó khăn đến từ quy định mới đây yêu cầu tất cả các sản phẩm cá ngừ XK vào Hoa Kỳ phải có đủ điều kiện dãn nhãn “An toàn cá heo" (Dolphin Safe). Theo ông Hòe, quy định đã có, các DN XK thủy sản buộc phải tuân thủ, tuy nhiên, Chính phủ cũng cần có sự can thiệp nhằm hạn chế tác động mang tính quá đà hoặc lạm dụng quy định, tạo rào cản không cần thiết cho XK cá ngừ của Việt Nam.

Ngoài quy định về dán nhãn “An toàn cá heo”, rào cản nổi cộm ở thị trường Hoa Kỳ còn đến từ chương trình thanh tra cá da trơn theo Đạo luật Nông Trại 2014. “Bộ NN&PTNT đã có chủ trương sẽ chủ động cử đoàn công tác sang Hoa Kỳ để vận động hủy bỏ chương trình thanh tra cá da trơn, song dự kiến tới tháng 11 mới triển khai là quá muộn. Quá trình vận động này cần được tiến hành sớm hơn, thậm chí ngay trong tháng 8”, ông Hòe nói.

Tại thị trường EU, XK cá tra là một trong những vấn đề nổi cộm. Gần đây, XK cá tra sang EU đang có những biến động lớn. Có thời điểm phía Việt Nam thông báo sản lượng ít nên khách hàng EU tập trung mua vào và lưu giữ trong kho. Tuy nhiên trên thực tế có khi sản lượng cá tra lại khá nhiều, dẫn tới giá thu mua giảm đi. “Tôi đề nghị Bộ NN&PTNT cần nhanh chóng thống kê một cách cụ thể, cập nhật về sản lượng cá tra thực tế hiện nay ở vùng ĐBSCL để DN thu mua nước ngoài nắm được thông tin, điều tiết tiêu thụ, đồng thời cũng góp phần điều tiết hoạt động XK trong nước tốt hơn. VASEP kiến nghị từ nay tới cuối năm cần hình thành hệ thống cơ sở thống kê số liệu chính xác cấp quốc gia”, ông Hòe nhấn mạnh.

…tới Australia, Trung Quốc

Không chỉ “vấp” ở hai thị trường “khó tính” là EU, Hoa Kỳ, thủy sản Việt Nam cũng không mấy suôn sẻ khi tiến vào nhiều thị trường khác, điển hình là Australia. Một số chuyên gia đánh giá, Australia là thị trường XK rất tiềm năng cho thủy sản, nhất là mặt hàng tôm. Tuy nhiên, hiện nay tôm Việt XK vào Australia còn khá hạn chế. Điều này xuất phát từ việc Australia chưa công nhận Việt Nam là quốc gia sạch bệnh trên tôm. Để giải quyết vấn đề, phía Việt Nam cần sớm yêu cầu phía Australia công nhận Việt Nam là quốc gia sạch bệnh. Đây là điều hoàn toàn có thể làm được nếu nỗ lực bởi thực tế Australia cũng có những mặt hàng mong muốn phía Việt Nam công nhận sạch bệnh để có thể thúc đẩy XK vào Việt Nam.

Trung Quốc hiện nay đang là một trong 4 thị trường XK thủy sản hàng đầu của Việt Nam, tuy nhiên XK thủy sản, nhất là cá tra sang thị trường này cũng đang gặp không ít bấp bênh. Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký VASEP: Một vài năm gần đây, phía Trung Quốc hoặc trực tiếp hoặc thông qua đại lý, DN Việt Nam để gom hàng thủy sản. Trung Quốc chủ yếu thu mua hàng nguyên liệu, mang tính chọn lọc, chọn size nhất định với mức giá cao hơn mặt bằng giá chung.

“Việc chọn size này khiến cho các DN Việt Nam gặp khó khăn do không còn đủ size để làm hàng XK. Bên cạnh đó, điều đáng bàn là khi thu gom các mặt hàng như tôm, cá tra, Trung Quốc sử dụng thế mạnh về tài chính để đẩy mạnh thu mua, song chỉ thu mau trong khoảng thời gian nhất định, sau đó sẽ đột ngột điều chỉnh lượng mua. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới giá bán. Có thể khi giá cao, người dân ồ ạt nuôi và khi lứa nuôi mới đến kỳ thu hoạch hàng lại ế, giá giảm, đẩy nhiều hộ nuôi vào cảnh bán dưới giá thành. Một trong những vấn đề bất ổn khi XK hàng sang Trung Quốc còn là Trung Quốc chấp nhận mua hàng hóa mà không làm chặt vấn đề chất lượng. Nếu xảy ra vấn đề gì thì uy tín hàng thủy sản Việt Nam XK đi các quốc gia khác có thể bị ảnh hưởng”, ông Nam phân tích.

Để đẩy mạnh XK thủy sản Việt Nam, ông Hòe cho rằng những khó khăn, vướng mắc nêu trên cần sớm được tháo gỡ. Ngoài ra, công tác truyền thông cũng phải làm tốt hơn. Điển hình như câu chuyện cá chết tại 4 tỉnh miền Trung vừa qua, do truyền thông chủ yếu tràn ngập thông tin nguy hại mà không có nhiều thông tin chính thức, chuẩn xác mang tầm quốc gia để khẳng định hàng thủy sản XK Việt Nam vẫn đảm bảo chất lượng tốt nên nhiều nhà NK lăn tăn.

Theo Bộ NN&PTNT: Trong tháng 7 vừa qua, thị trường cá tra nguyên liệu trong tháng không có dấu hiệu khởi sắc, giá vẫn ở mức thấp. Giá cá tra trong size (700-900 g/kg) vẫn duy trì quanh mức 18.500-19.000 đ/kg (trả chậm), giảm khoảng 400 đ/kg so với tháng 6. Theo thông tin từ hộ nuôi, hiện lượng cá trong size 700-900 g/con của các hộ khá nhiều nên các hộ vẫn tích cực chào bán. Trong khi đó, cá tra quá lứa nằm trong ao không có người mua do thị trường Trung Quốc giảm mua, chỉ bán được ở mức giá 16.000- 17.000 đ/kg khiến người nuôi lỗ nặng.

Đối với mặt hàng tôm, giá tôm nguyên liệu tại Cà Mau trong tháng 7 không có biến động sau khi bất ngờ giảm mạnh vào giữa tháng 6, nguồn cung vẫn ở mức thấp. Cụ thể, giá tôm sú cỡ 20 con/kg giảm 2.000 đ/kg so với thời điểm cuối tháng 6 xuống 278.000 đ/kg; cỡ 30 con/kg giữ nguyên mức 210.000 đ/kg; cỡ 40 con/kg giảm 1.000 đ/kg xuống 129.000 đ/kg. Tôm thẻ chân trắng cỡ 70 con/kg giảm 3.000 đ/kg xuống 127.000 đ/kg và cỡ 100 con/kg giảm 4.000 đ/kg xuống 96.000 đ/kg. Dự báo, giá tôm sẽ tiếp tục giảm trong ngắn hạn.(Baohaiquan)


Nhập khẩu hạt điều tăng tháng thứ hai liên tiếp

Việt Nam nhập khẩu hạt điều từ Bờ Biển Ngà, Campuchia và Indonesia, trong đó chủ yếu từ Bờ Biển Ngà.

Tháng 6/2016, Việt Nam đã nhập khẩu 158,3 nghìn tấn hạt điều, trị giá 231,3 triệu USD, tăng 56,5% về lượng và tăng 59,2% về trị giá so với tháng liền kề trước đó - dây là tháng tăng thứ hai liên tiếp -  nâng lượng hạt điều nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2016 lên 403,6 nghìn tấn, trị giá 602,3 triệu USD, giảm 7,5% về lượng, nhưng tăng 9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2015.

Tình hình nhập khẩu hạt điều 6 tháng 2016

 

Lượng (tấn)

Trị giá

(USD)

So sánh với tháng trước (%)

Lượng

Trị giá

Tháng 1

35.459

58.896.258

-20,4

-18,5

Tháng 2

25.256

39.488.000

-28,8

-33,0

Tháng 3

46.940

70.989.249

+85,9

+79,8

Tháng 4

38.214

58.968.889

-18,6

-16,9

Tháng 5

101.325

145.328.099

+165,2

+146,4

Tháng 6

158.530

231.380.123

+56,5

+59,2

Nguồn: TCHQ

Qua bảng số liệu trên cho thấy, tính từ đầu năm cho đến hết tháng 6/2016, nhập khẩu hạt điều biến động, nếu như hai tháng đầu năm nhập khẩu đều giảm cả lượng và trị giá, thì tháng 3 lại tăng và giảm trở lại trong tháng 4, nhưng tăng trưởng mạnh từ tháng 5 và tiếp tục tăng trong tháng 6.

Việt Nam nhập khẩu hạt điều từ Bờ Biển Ngà, Campuchia và Indonesia, trong đó chủ yếu từ Bờ Biển Ngà, chiếm 35,7% tổng lượng điều nhập khẩu, đạt 144,4 nghìn tấn, trị giá 211,8 triệu USD, tăng 13% về lượng và tăng 48,9% về lượng so với cùng kỳ.

Thị trường nhập nhiều thứ hai là Campuchia với 75,2 nghìn tấn, trị giá 111,5 triệu USD, cuối cùng là Indonesia 25,3 nghìn tấn, trị giá 40,8 triệu USD.(Vinanet)


Trung Quốc và Hoa Kỳ cung cấp nhiều gỗ và sản phẩm gỗ nhất cho Việt Nam

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2016, gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu vào Việt Nam ước đạt 997,51 triệu USD, giảm 21,54% so với cùng kỳ năm 2015. Trung Quốc và Hoa Kỳ vượt qua Lào và Campuchia để trở thành 2 thị trường đứng đầu về cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ cho Việt Nam.

Nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Trung Quốc trị giá 144,9 triệu USD trong 7 tháng (chiếm 14,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước); nhập từ Hoa Kỳ 125,2 triệu USD (chiếm 12,6%); từ Campuchia 96,9 triệu USD (chiếm 9,7%); Lào 75,33 triệu USD (chiếm 7,6%); Malaysia 50,3 triệu USD (chiếm 5%); Thái Lan 50,2 triệu USD (chiếm 5%).

Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái, là do nhập khẩu từ tất cả các thị trường lớn đều sụt giảm kim ngạch như: nhập từ Hoa Kỳ giảm 5,5%, từ Campuchia giảm 47,8%, Lào giảm 72,5%, Malaysia giảm 14%, từ Trung Quốc chỉ tăng nhẹ 0,6%.

Mặc dù, trong năm 2015 Lào và Campuchia là 2 thị trường chính cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ cho Việt Nam, nhưng sang năm 2016 kim ngạch nhập khẩu sụt giảm mạnh. Đáng lưu ý, nhập khẩu gỗ từ Lào về Việt Nam giảm từ tháng 9/2015, do chính phủ Lào ban hành chính sách cấm xuất khẩu gỗ nguyên liệu chưa qua chế biến có hiệu lực từ tháng 8/2015. Các năm trước các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu hơn 70 chủng loại gỗ khác nhau từ thị trường này. Giá nhập khẩu từ thị trường Lào tháng 7/2016 giảm thêm thêm 9,25% so với tháng 6 và giảm 19,93% so với tháng 7/2015.

Gỗ nhập khẩu từ Campuchia chủ yếu là gỗ xẻ, kim ngạch nhập khẩu gỗ xẻ gấp hơn 20 lần kim ngạch gỗ tròn, đây là nguồn cung gỗ nhập khẩu quan trọng của Việt Nam. Các loại gỗ quý, bao gồm gỗ có tên trong các nhóm 1-2 trong bảng phân loại gỗ của Việt Nam được nhập khẩu từ Campuchia, Lào. Gỗ quý chủ yếu được sử dụng cho thị trường nội địa và một phần xuất khẩu sang Trung Quốc, Hồng Kông và Ấn Độ. Các loại gỗ phổ thông hơn, được chế biến và sử dụng tại thị trường Việt Nam.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 7 tháng đầu năm 2016

ĐVT :USD

Thị trường

7T/2016

7T/2015

+/-(%) 7T/2016 so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch

997.509.879

1.271.319.093

-21,54

Trung Quốc

144.899.436

144.062.868

+0,58

Hoa Kỳ

125.201.815

132.468.535

-5,49

Campuchia

96.869.398

185.699.485

-47,84

Lào

75.331.849

273.412.969

-72,45

Malaysia

50.282.354

58.425.232

-13,94

Thái Lan

50.238.021

49.348.235

+1,80

Chi Lê

36.309.427

43.141.728

-15,84

New Zealand

30.019.341

31.317.179

-4,14

Đức

28.535.059

21.896.280

+30,32

Pháp

20.230.702

17.570.184

+15,14

Braxin

17.200.565

19.046.690

-9,69

Indonesia

13.315.324

12.099.125

+10,05

Italia

12.261.189

7.792.517

+57,35

Thụy Điển

8.407.330

5.804.623

+44,84

Hàn Quốc

6.202.594

4.960.816

+25,03

Canada

5.990.228

3.331.628

+79,80

Phần Lan

4.572.966

8.939.595

-48,85

Nhật Bản

4.072.823

3.142.857

+29,59

Nga

3.479.728

3.153.062

+10,36

Australia

3.044.807

2.335.604

+30,36

Đài Loan

2.646.297

3.434.622

-22,95

Nam Phi

2.506.855

3.459.006

-27,53

Achentina

2.363.902

4.765.884

-50,40

Myanmar

69.629

570.701

-87,80

 

(vinanet)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục