Không nên dồn vốn vào vàng
Lãi suất khó giảm khi các ngân hàng chạy đua huy động vốn
Nhận diện những mặt trận MobiFone sắp "tấn công tổng lực"
Tình cảnh thua lỗ tại SBIC: Có công ty không đủ kinh phí duy trì bộ máy phục vụ công tác giải thể
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 19-07-2016
- Cập nhật : 19/07/2016
Hậu quả Brexit có thể nặng nề hơn cú sốc Lehman Brothers
Việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) sẽ gây thiệt hại nặng hơn nhiều so với sự sụp đổ của Tập đoàn chứng khoán - tài chính Lehman Brothers hồi năm 2008. Đây là nhận định chung của các Giám đốc tài chính Anh và thế giới được phản ánh trong một nghiên cứu do hãng tư vấn Deloitte công bố ngày 18/7.
Bảo hộ nhãn hiệu DN: Đừng 'mất bò mới lo làm chuồng'
Để hàng hóa trong nước cạnh tranh được với các hàng ngoại nhập, cũng như mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác, việc bảo hộ nhãn hiệu là khâu rất quan trọng.
Tại hội thảo đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại các nước ASEAN diễn ra ngày 13/7 ở TPHCM, ông Vương Đức Tuấn, Phó Cục trưởng Cục công tác phía Nam (Bộ KH&CN) cho rằng việc bảo hộ nhãn hiệu cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Đừng để khi "mất bò mới lo làm chuồng"
Kết quả thống kê cho thấy kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-ASEAN trong quý I/2016 đạt 9,74 tỷ USD. Hiện nay hàng hóa của các nước trong khu vực xâm nhập ngày càng nhiều vào Việt Nam, không chỉ hàng hóa của Thái Lan, Malaysia mà hàng hóa của các nước Lào, Campuchia cũng đã bắt đầu “len lỏi” vào Việt Nam. Để hợp thức hóa, tránh kiểm tra, các hàng hóa này còn thay đổi tên và mẫu mã cho phù hợp.
Bên cạnh đó, hiện nay nhiều hàng hóa chất lượng cao của các DN Việt Nam cũng bị làm giả, làm nhái do thiếu bảo hộ nhãn hiệu.
“Trong bối cảnh hiện nay, để hàng hóa trong nước cạnh tranh được với các hàng ngoại nhập cũng như mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác thì việc bảo hộ nhãn hiệu là một khâu rất quan trọng”, ông Tuấn nói.
Theo nhận định của các chuyên gia, thực tế hiện nay, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong nước chưa được các DN quan tâm, chỉ đến khi “mất bò... mới lo làm chuồng”. Bên cạnh đó, việc công nhận bảo hộ nhãn hiệu cho các DN trong nước hiện nay đang còn kéo dài.
Trong khi đó, đối với việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế còn gặp nhiều khó khăn do DN thiếu thông tin hướng dẫn về pháp luật của nước sở tại cũng như không nắm được các nghĩa vụ trách nhiệm của chủ sở hữu sau khi được cấp nên dễ dẫn đến việc mất quyền. Một ví dụ điển hình là việc Trung Nguyên đã phải... mua lại thương hiệu của chính mình trên đất Mỹ.
Kinh nghiệm nước ngoài
Chia sẻ về kinh nghiệm thực tiễn khi đăng ký nhãn hiệu tại ASEAN, đại diện Công ty CP thực phẩm NutiFoood cho biết, trên cơ sở nghiên cứu thị trường và đánh giá khả năng đáp ứng của DN về sản phẩm, các DN cần nhanh chóng tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm tại thị trường mục tiêu.
Việc thực hiện đăng ký ở nước ngoài theo 3 cách, tùy theo thực tế mà DN có thể chọn lựa gồm: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại từng nước riêng biệt; nộp đơn đăng ký nhãn hiệu có tính khu vực theo điều ước quốc tế giữa các nước trong khu vực (đơn khu vực) và nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid (đơn quốc tế)
Theo đại diện NutiFood, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài không chỉ phức tạp mà còn tốn kém kinh phí, tùy theo nước yêu cầu bảo hộ. Chính vì vậy, DN Việt Nam cần nghiên cứu kỹ lựa chọn thị trường mục tiêu cũng như cơ quan đại diện sở hữu công nghiệp tại quốc gia mục tiêu đó nhằm giúp việc nộp đơn dễ dàng hơn và tránh được rủi ro.
Ông Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ TPHCM cho rằng bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa là bảo vệ tài sản trí tuệ vô giá của chính DN. Việt Nam là thành viên WTO và tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, vì vậy trong tương lai, DN Việt Nam sẽ gặp rất nhiều trường hợp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và cạnh tranh không lành mạnh, không chỉ trong nước mà cả trên thế giới. Do đó, tổ chức, cá nhân cần chủ động đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với các tài sản trí tuệ một cách nhanh chóng.
Các DN cũng kiến nghị các cơ quan chức năng và Bộ KH&CN đẩy mạnh việc hỗ trợ thông tin về sở hữu trí tuệ cho DN; đào tạo chuyên sâu về sở hữu trí tuệ thông qua các hội thảo, chương trình dành cho DN; tư vấn pháp lý từng nước, khu vực cũng như hướng dẫn cụ thể quy trình đăng ký bảo hộ ở các nước khác nhau.
Đối với việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong nước, cần rà soát, đơn giản hóa giấy tờ, rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ; công khai minh bạch thông tin trên internet, bởi theo các DN, thời gian được công nhận bảo hộ nhãn hiệu khoảng một năm hiện nay là quá dài.
Doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh thông qua M&A
Nội – ngoại đua M&A
Trong đó, các DN Việt trở thành mục tiêu nhắm đến của các đối thủ thông qua các hoạt động M&A. Theo đó, BĐS là lĩnh vực thu hút quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài nhất với với tổng số 20 thương vụ M&A trong năm 2015 với tổng giá trị đạt 1,637 tỷ USD, chiếm 69% tổng giá trị M&A được thực hiện bởi nhà đầu tư nước ngoài.
Tiếp đến là thị trường ngành hàng tiêu dùng với hàng loạt thương vụ đình đám vừa diễn ra mà điển hinhg là thương vụ TCC Group (Thái Lan) mua Big C Việt Nam. Không chỉ các DN ngoại, bản thân các DN trong nước cũng tìm đến các hoạt động M&A để gia tăng sức mạnh và năng lực cạnh tranh là điều dễ hiểu. Trong một số trường hợp các, các DN Việt phải đắn đo, suy tính giữa việc lựa chọn đối tác nội hay ngoại để hợp nhằm giảm thiểu rủi ro và đề phòng bất trắc. Điều này không hề dễ. Câu chuyện của một DN trong chương trình CEO – Chìa Khóa Thành Công lên sóng với chủ đề “DN hội nhập – Chiến lược hòa hoãn” vào lúc 10h, Chủ nhật, ngày 17/07/2016 là một ví dụ.
Chọn ngoại hay nội?
Theo đó, chương trình đã đề cập đến vấn đề của một DN kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực đang sở hữu chuỗi 30 cửa hàng tại các TP lớn. Trong bối cảnh mới,, DN đã lựa chọn chiến lược hợp tác với các đối tác khác để gia tăng sức mạnh. Cùng lúc, DN nhận được lời mời hợp tác của hai đối tác trong và ngoài nước. Cả hai đối tác đều muốn tham gia 40% vốn và đều muốn có tên trong HĐQT. Đối tác trong nước muốn hợp tác theo hình thức hai bên sáp nhập hệ thống các cửa hàng với nhau và tạo tên thương hiệu mới để kinh doanh. Đối tác nước ngoài thì muốn giữ nguyên thương hiệu và bỏ vốn đầu tư để nâng cấp và mở rộng hệ thống. CEO muốn lựa chọn đối tác cùng ngành trong nước. Ngược lại, các cổ đông lại muốn chọn đối tác nước ngoài.
Chủ đề này thu hút được nhiều sự chú ý, phản hồi, tranh luận của cộng đồng xã hội. Trong phần hai, chương trình sẽ mời đến các chuyên gia hàng đầu để tư vấn cho Doanh nghiệp.
Bill Gates cam kết tài trợ cho châu Phi thêm 5 tỉ USD
Ngoài 9 tỉ USD đã được tỉ phú giàu nhất thế giới đầu tư vào châu Phi, ông Bill Gates vừa cam kết sẽ đầu tư thêm 5 tỉ USD trong vòng 5 năm tới.
Theo PTI, tỷ phú Bill Gates đưa ra cam kết này trong buổi diễn thuyết thường niên về Nelson Mandela năm 2016 tại Đại học Pretoria, một trong những đạihọc lớn nhất của Nam Phi. Sự kiện diễn ra nhân kỷ niệm ngày sinh của cố tổng thống Nam Phi Nelson Mandela (18-7).
Trong bài diễn thuyết, Bill Gates chia sẻ về những ảnh hưởng lớn của ông Mandela đối với ông và tác động của chuyến thăm tới thị trấn Soweto năm xưa khiến ông và vợ quyết định thành lập Quỹ Bill & Melinda Gates như thế nào.
"Chủ đề của bài diễn thuyết thường niên về Nelson Mandela năm nay là "cùng nhau'chung sống". Điều này là phù hợp vì trên nhiều phương diện, "cùng nhau chung sống" cũng là chủ đề xuyên suốt của cuộc đời ông Nelson Mandela", ông nói.
Sau khi kể lại kỷ niệm về cuộc hội ngộ đầu tiên với ông Mandela năm 1994 và ủng hộ kêu gọi của ông Mandela đóng góp ngân sách cho cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của Nam Phi, ông Gates chia sẻ thêm về sự kiện đã khiến ông quyết định đầu tư cho sự phát triển của châu Phi.
Đó là khi ông tới thăm thị trấn Soweto gần Johannesburg và nhận ra ở đó không có điện. Những chiếc máy tính Microsoft tặng cho một trung tâm cộng đồng ở đây đã không thể dùng vào việc gì.
"Máy tính có thể giúp con người làm những việc quan trọng, và thực tế là chúng đã cách mạng hóa đời sống của châu lục này trên nhiều phương diện. Nhưng máy tính không thể giúp chữa bệnh và giúp trẻ con no bụng. Và nếu không thể bật lên, máy tính cũng chẳng làm được gì cả. Rất nhanh sau đó, chúng tôi bắt tay triển khai Quỹ Bill & Melinda Gates vì cái giá của sự chờ đợi đã trông thấy rõ", ông cho biết.
Ông Gates cũng nhắc lại cách cố tổng thống Mandela truyền cảm hứng cho ông trong cuộc chiến chống HIV/AIDS, một trong những vấn đề đầu tiên mà Quỹ Bill & Melinda Gates tham gia hỗ trợ.
Ông kể: "Chúng tôi thường nói về sự kỳ thị liên quan tới AIDS. Và tôi nhớ rất rõ là năm 2005, khi con trai ông ấy chết vì bệnh AIDS, thay vì giữ kín nguyên nhân cái chết của con mình, ông Nelson Mandela đã công khai với mọi người điều đó, vì ông hiểu rằng, việc ngăn chặn dịch bệnh đòi hỏi cần phải đánh đổ những bức tường của sợ hãi và xấu hổ vốn bao vây quanh nó".
Đồng quan điểm với nhà lãnh đạo Nam Phi quá cố, tỉ phú nước Mỹ bày tỏ sự tin tưởng vào lớp trẻ Nam Phi.
"Tôi đồng ý với ngài Mandela trong quan điểm về giới trẻ, và đó là một lý do khiến tôi lạc quan về tương lai của châu lục này. Về mặt nhân khẩu học, châu Phi là châu lục trẻ nhất thế giới và những người trẻ của châu lục có thể trở thành động lực phát triển đặc biệt", ông bày tỏ.
Và khẳng định: "Trách nhiệm của chúng ta là đầu tư cho giới trẻ, tạo những tiền đề để họ có thể xây dựng tương lai".