Vinafood 2 nguy cơ mất hàng trăm tỷ đồng
Đại gia Thái bác thông tin người Trung Quốc sở hữu Big C Việt Nam
Ông Lê Phước Vũ nuôi mộng trở thành 'trùm thép' Cà Ná
Anh lên lịch đàm phán các hiệp định thương mại mới hậu Brexit
Doanh nghiệp EU tìm cơ hội đầu tư trong lĩnh vực môi trường
Tin kinh tế đọc nhanh sáng 19-07-2016
- Cập nhật : 19/07/2016
Sản lượng dầu thô 6 tháng đầu năm của Trung Quốc xuống mức thấp nhất kể từ năm 2010
DN da giày: Định hướng liên kết chuỗi và phát triển sản phẩm mới giá trị cao
Thông tin trên được ông Diệp Thành Kiệt - Phó Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam (Lefaso) cho biết tại Hội nghị xuất khẩu da giày 2016, tổ chức ngày 14/7.
Theo ông Diệp Thành Kiệt, Việt Nam đang chiếm 4,3% thị phần sản xuất của ngành giày thế giới. Theo đó, tại khu vực châu Á, ngành da giày Việt Nam đứng hàng thứ 3 sau Trung Quốc, Ấn Độ, còn trên bình diện thế giới thì đứng vị trí thứ tư, sau Brazil.
Trong năm qua, nhu cầu nhập khẩu giày dép của thế giới là 133 tỷ USD, trong đó EU vẫn dẫn đầu với kim ngạch nhập chiếm 38%, kế đó là thị trường châu Á chiếm 36%, thị trường châu Mỹ là 23%.
So với các nước xuất khẩu da giày khác, Việt Nam có điểm mạnh là ổn định chính trị, chi phí về nhân công vẫn thấp hơn, có cơ chế chính sách hướng đến xuất khẩu. Xét về tiềm lực, ngành da giày Việt Nam có nhiều cơ hội từ các FTA mang lại. Theo "dòng chảy" của chuỗi sản xuất, nhãn hàng có xu hướng chuyển sang Việt Nam để tận dụng các cơ hội xuất khẩu với thuế rẻ và tận dụng nguồn lao động của Việt Nam - đất nước có tỷ lệ dân số vàng với 54% trong độ tuổi lao động.
Thống kê của Lefaso cho thấy, hiện toàn ngành đang có khoảng 800 công ty sản xuất da, giày dép và túi xách được phân bố chủ yếu tại khu vực phía Nam, tập trung nhiều ở các địa phương là Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai. Trong đó, DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 23%, đáp ứng hơn 65% kim ngạch xuất khẩu, DN trong nước chiếm 77% nhưng chỉ đáp ứng 35% kim ngạch. Lý do nguồn lực DN trong nước còn quy mô nhỏ, dẫn đến thiếu vốn sản xuất, thiếu công nghệ, thiếu đội ngũ lãnh đạo cao cấp, thiếu năng lực quản trị và năng suất.
Trên thực tế, hiện năng suất sản xuất của DN Việt chỉ bằng 60-70% các DN FDI. Không những vậy, DN còn đối mặt với chi phí ngày càng tăng lên. Do vậy, khả năng đáp ứng được các quy định của các FTA, trong đó các vấn đề mấu chốt như tiêu chuẩn lao động, môi trường, nguyên tắc xuất xứ càng là thách thức.
Để tăng sức cạnh tranh cho ngành da giày, hiện Lefaso đang phối hợp cùng Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ đầu tư vào một số dự án khuyến khích DN có các sản phẩm mới. Trước mắt tập trung sản phẩm mới là đế pha lông và cao su, nhiều màu nhằm tăng dần giá trị sản phẩm da giày và túi xách Việt Nam. Đồng thời, các DN cần tiến hành kết nối theo chuỗi.
Có hai hướng để DN chọn là chuỗi liên kết dọc, chuỗi liên kết ngang. Chuỗi liên kết dọc nghĩa là liên kết giữa nhà làm ra sản phẩm cuối cùng với người làm ra nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị cũng như gắn với nhà logistic. Dạng chuỗi liên kết ngang thì trong đó đối với những nhà máy sản xuất cùng một loại sản phẩm với nhau, ví dụ sản phẩm thể thao phải liên kết với nhau. Khi có các chuỗi liên kết nội địa sẽ giúp ngành giày VIệt Nam nâng sức cạnh tranh đối với sản phẩm nước ngoài bởi vì những thương hiệu lớn thường chỉ định những nhà sản xuất lớn cho các đơn hàng.(BCT)
Kim ngạch nhập khẩu kỳ 2 tháng 6/2016 đạt gần 7,43 tỷ USD
Theo Hải quan Việt Nam, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 6/2016 đạt gần 7,43 tỷ USD, tăng nhẹ 1,3% (tương ứng tăng 97 triệu USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 6/2016.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 2 tháng 6/2016 tăng so với kỳ 1 tháng 6/2016 chủ yếu ở một số nhóm hàng sau: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 7%, tương ứng tăng 23 triệu; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng 4,7%, tương ứng tăng 59 triệu USD; dược phẩm tăng 46%, tương ứng tăng 49 triệu USD; ô tô nguyên chiếc các loại tăng 39,3%, tương ứng tăng 41 triệu USD.
Ở chiều ngược loại thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 27,4%, tương ứng giảm 48 triệu USD; hàng điện gia dụng và linh kiện giảm 25,2%, tương ứng giảm 22 triệu USD; vải các loại giảm 4,3%, tương ứng giảm 20 triệu USD...
Đáng chú ý, trong kỳ 2 tháng 6/2016, Việt Nam nhập khẩu 249 triệu USD xăng dầu các loại, tăng 10,4% so với kỳ 1 tháng 6/2016, tương ứng tăng 23 triệu USD, lũy kế 6 tháng Việt Nam nhập khẩu gần 2,5 tỷ USD. Đặc biệt, nhập khẩu xăng dầu vẫn nằm trong top 10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Cụ thể, top 10 nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất từ ngày 15/06 đến ngày 30/06/2016 và lũy kế đến hết tháng 6/2016 bao gồm: Máy móc thiết bị và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; vải các loại; sắt thép các loại; điện thoại các loại; chất dẻo nguyên liệu; xăng dầu các loại; nguyên liệu dệt, may; kim loại và sản phẩm từ chất dẻo.
Theo Hải quan Việt Nam, tính đến hết tháng 6/2016, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt hơn 80,43 tỷ USD, giảm nhẹ 0,8% (tương ứng giảm 684 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2015.(DN)
Địa ốc Đà Nẵng được dự báo tăng giá
Tuy nhiên, do nguồn cung lớn nên giá thuê khách sạn đã giảm 8 % theo năm, trong khi giá thuê phòng trung bình giảm 4% theo quý nhưng tăng 6% theo năm. Doanh thu phòng trung bình giảm 1% theo quý và 6% theo năm.