Ngân hàng thắt chặt tín dụng, chuyên gia khuyên doanh nghiệp BĐS điều gì?
Bầu Thụy và cái bắt tay 165 triệu USD với Hyatt xây khách sạn 5 sao ở “đất vàng” Kim Liên?
5 năm tới, Bộ Xây dựng cần gần 11.000 tỷ đồng đầu tư
Cứ mỗi 13 phút trôi qua, Thế giới Di động lại kiếm được 1 tỷ đồng
Tập đoàn TCC hoàn tất chi 3,46 tỷ USD thâu tóm chuỗi siêu thị Big C tại Thái Lan
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-02-2016
- Cập nhật : 16/02/2016
Từ 16/2, hết thời môi giới nhà đất lộng hành
Theo quy định của Bộ Xây dựng, từ ngày 16/2, nhân viên môi giới bất động sản (BĐS) phải dự thi sát hạch, phải có chứng chỉ mới được hành nghề. Ngoài ra, sàn giao dịch BĐS phải do đơn vị doanh nghiệp lập ra, có đăng ký.
Đây được xem là động thái mạnh tay siết lại tình trạng hỗn loạn sàn giao dịch, nhân viên môi giới BĐS trong thời gian qua.
Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư số 11/2015/TT-BXD quy định việc cấp chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS; hướng dẫn việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch BĐS; việc thành lập và tổ chức hoạt động của sàn giao dịch BĐS.
Theo đó, người dự thi sát hạch để được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS phải thi bắt buộc các nội dung như pháp luật liên quan đến kinh doanh BĐS; thị trường BĐS; đầu tư BĐS; phòng, chống rửa tiền trong kinh doanh BĐS. Phần kiến thức chuyên môn, bao gồm: Tổng quan về dịch vụ môi trường BĐS; quy trình và kỹ năng môi giới BĐS; giải quyết tình huống trên thực tế.
Đối với thí sinh có chứng chỉ môi giới BĐS do nước ngoài cấp còn hiệu lực và trường hợp xin cấp lại chứng chỉ do chứng chỉ cũ hết hạn thì chỉ phải thi phần kiến thức cơ sở, không phải thi phần kiến thức chuyên môn. Thí sinh dự thi phải có đủ các điều kiện sau: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không đang trong tình trạng truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành án phạt tù; tốt nghiệp từ THPT trở lên; đã nộp hồ sơ đăng ký dự thi và kinh phí dự thi cho đơn vị tổ chức kỳ thi theo quy định.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân thành lập sàn giao dịch BĐS phải thành lập doanh nghiệp; sàn giao dịch BĐS phải có ít nhất 2 người có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS. Người quản lý điều hành sàn giao dịch BĐS phải có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS. Sàn giao dịch BĐS phải có diện tích tối thiểu là 50m2 - và trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động.
Theo một chuyên gia BĐS, nghề môi giới BĐS đã hình thành khá lâu và xuất phát từ nhu cầu kết nối giữa bên mua, hiện nay chúng ta đưa ra quy định người hành nghề môi giới BĐS phải có bằng đại học, nay chỉ cần có bằng tốt nghiệp THPT, rồi đến các loại chứng chỉ hành nghề.
Tuy nhiên, khi quy định này thời gian qua đã nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều. Phần lớn các ý kiến đều cho rằng có chứng chỉ hành nghề hay không, không quan trọng bởi theo quy luật của thị trường có cầu ắt có cung, song vấn đề quan trọng chính là cá nhân đó phải làm việc tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật cũng như tôn trọng đạo đức nghề nghiệp thì mới có thể tồn tại và được xã hội chấp nhận.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng giải trình trước UBTVQH vào tháng 7/2014 về dự thảo Luật Kinh doanh BĐS cũng cho rằng, thế giới quản lý môi giới BĐS rất chặt, không có chuyện môi giới “ăn” hai đầu (cả của người bán và người mua) như ở ta. “Chúng ta mong muốn quản lý tốt môi giới nhưng hiện nay chưa làm được. Với quy định của dự luật, chúng ta sẽ siết lại, để ai đủ điều kiện thì tiếp tục môi giới và loại bỏ những đối tượng không phù hợp”, Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.
"Hiện nay, một công ty môi giới BĐS có đến cả nghìn nhân viên. Mục tiêu cuối cùng là làm sao bán được nhà, đạt doanh thu đề ra. Việc bắt buộc có chứng chỉ hành nghề rất khó để các cơ quan chức năng kiểm soát, bởi "cò" đất không ngồi yên một chỗ để bán buôn mà họ có thể rao bán nhà qua mạng. Đối với khách hàng, họ có đủ khôn ngoan để tìm hiểu thông tin dự án nào cần để mua, chắc sẽ không quan tâm đên việc này", Chuyên gia kinh tế Lê Bá Chí Nhân, cho biết.
Còn ông Đoàn Chí Thanh, Tổng Giám đốc công ty địa ốc Hoàng Anh Sài Gòn, Phó Tổng Thư ký Hội các nhà môi giới BĐS Việt Nam thì cho rằng thời gian qua môi giới nhà đất đã hoạt động quá "bát nháo", lộn xộn và thiếu sự kiểm soát. Quy định này ra đời cũng hợp thời để chấn chỉnh lại các hoạt động liên quan của đội ngũ môi giới trên thị trường. Từ đó tăng cường tính minh bạch, hiệu quả của hoạt động môi giới bất động sản, từng bước hoàn thiện cơ cấu thị trường.
Ông Thanh nói thêm: "Chúng ta phải đưa hoạt động này vào khuôn khổ, tránh triệt để tình trạng làm ăn chụp giật như thời gian trước. Trước đây, do một số doanh nghiệp địa ốc thiếu sự quan tâm đến đội ngũ nhân viên môi giới của mình, tuyển nhân viên không có chất lượng một cách ồ ạt, từ đó sinh ra việc cạnh tranh thiếu lành mạnh, gây ảnh hưởng chung đến thị trường. Quy định này cần sớm thực hiện để làm lành mạnh hóa thị trường BĐS".
Trang mạng cho vay lớn nhất Trung Quốc bị điều tra gian lận
Bộ Công An Trung Quốc vừa thiết lập một trang mạng hỗ trợ điều tra trang mạng cho vay ngang hàng (P2P) trực tuyến lớn nhất nước là Ezubao đang bị cáo buộc gian lận hơn 50 tỉ nhân dân tệ (7,61 tỉ USD) của 900.000 nhà đầu tư.
Reuters ngày 14-2 cho biết trang chủ ecidcwc.mps.gov.cn được mở nhằm giúp cảnh sát Trung Quốc thu thập thông tin cũng như công bố các thông tin sự thật về Ezubao.
Vụ lừa đảo liên quan đến "một số lượng lớn các nhà đầu tư trải dài khắp đất nước và các thông tin điện tử".
Trang Ezubao đã hoạt động được 18 tháng trước khi cảnh sát Trung Quốc đóng cửa trang mạng cho vay ngang hàng này hồi tháng 12-2015 sau khi đã tiến hành các khoản giao dịch liên quan đến hơn 70 tỉ nhân nhân tệ.
Cảnh sát Trung Quốc cho biết hầu hết các dự án đầu tư của Ezubao đều làm giả.
Đầu tháng này, Tân Hoa xã dẫn các bình luận chính thức từ các nhà điều hành tại công ty mẹ của Ezubao thừa nhận rằng trang mạng cho vay trực tuyến này "hoàn toàn là một mô hình Ponzi" dùng tiền quỹ của các nhà đầu tư để phục vụ cho cuộc sống xa hoa của chính họ.
Reuters cho biết cáo buộc trên nhấn mạnh những mối nguy hiểm của việc phát triển kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc cùng với ngành công nghiệp sản phẩm quản lý tài sản lỏng lẻo trong đó nhiều sản phẩm bản lẻ trên các trang đầu tư tài chính trực tuyến và thông qua thanh toán tư nhân.
Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc cho biết đến cuối tháng 11-2015 đã có hơn 400 tỉ nhân dân tệ đầu tư từ hơn 3.600 công ty giao dịch ngang hàng P2P và hơn 1.000 công ty trong số này là có vấn đề.
Chứng khoán Trung Quốc giảm gần 3%
Chứng khoán Trung Quốc đã giảm 2,84% trong phiên giao dịch đầu ngày 15-2, cũng là ngày đầu tiên các sàn chứng khoán của nước này mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ Tết dài.
Một nhà đầu tư đang nói chuyện điện thoại ở sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải sáng 15-2 - Ảnh:scmp
Báo chứng khoán Trung Quốc cho biết chỉ số chứng khoán Shanghai Composite mất 78,53 điểm, đứng ở mức giá 2.684,96 nhân dân tệ/cổ phiếu. Chỉ số Shenzhen Composite giảm 56,89 điểm, tương đương 3,25%.
“Thị trường chứng khoán Trung Quốc mất giá chủ yếu do các thị trường chứng khoán nước ngoài giảm giá trong suốt tuần lễ Tết âm lịch. Tình hình mất giá này nằm trong dự đoán và chỉ là cục bộ” - chuyên gia phân tích ở công ty chứng khoán Phillip Trần Hưng Vũ giải thích nguyên nhân mất giá của chứng khoán Trung Quốc.
Chứng khoán Mỹ và châu Âu đã bình ổn hôm 12-1, chấm dứt một tuần bị rớt giá mạnh do giới đầu tư quan ngại về tình trạng không ổn định của kinh tế toàn cầu.
Riêng tại thị trường Trung Quốc, giới phân tích cho biết do các nhà đầu tư nước này đang chờ những số liệu tháng 1-2016 được công bố rõ ràng, họ mới quyết định định hướng đầu tư trong tương lai.
Cùng ngày, chính phủ Trung Quốc công bố tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu của nước này trong tháng 1 đã giảm 6,6%, khoảng 1.140 tỉ nhân dân tệ (tương đương 174 tỉ USD).
Kinh tế Trung Quốc tăng 6,9% trong năm 2015, là tỷ lệ tăng trưởng thấp nhất từ năm 1990 đến này. Giới chuyên gia kinh tế Trung Quốc cho biết những số liệu này có khả năng chậm hơn trong năm 2016.
“Liệu chính phủ Trung Quốc có tiếp tục cắt giảm lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở các ngân hàng hay không còn phụ thuộc vào sự hồi phục của nền kinh tế” – ông Trương giải thích.
Trong khi đó, chứng khoán ở thị trường Tokyo, Nhật Bản đã tăng hơn 5% trong phiên giao dịch sáng 15-2. Chỉ số Nikkei hiện đang tăng vọt 5,12% sau khi mất hơn 11% hồi tuần qua, do giới đầu tư lo lắng khi số liệu tăng trưởng kinh tế ba tháng cuối năm 2015 của Nhật Bản đã giảm 0,4%.
Kinh tế Nhật lao đao, ảnh hưởng toàn cầu
Ngày 15-2, chính phủ Nhật thông báo GDP nước này sụt giảm mạnh trong quý 4-2015. Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới gặp khó khăn có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.
Theo AFP, GDP tuột dốc 0,4% trong quý 4-2015. Đây là quý thứ hai trong năm 2015 kinh tế Nhật sụt giảm, dù tính tổng cả năm GDP vẫn tăng yếu ớt 0,4%. Xuất khẩu Nhật sang các thị trường mới nổi trong năm vừa qua không đủ bù đắp cho nhu cầu tiêu dùng nội địa phập phù.
Ước tính tiêu dùng cá nhân, chiếm khoảng 60% GDP Nhật, giảm 0,8%. Đây là cú đòn nặng giáng vào các chính sách kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe, được mệnh danh là Abenomics.
Ban đầu, kế hoạch tăng trưởng của ông Abe dường như đem lại những hiệu quả nhất định. Khi đó, giá đồng yen giảm mạnh, lợi nhuận từ xuất khẩu tăng lên, thị trường chứng khoán ngập sắc xanh.
Nhưng Abenomics không đem lại sự tăng trưởng bền vững và các biện pháp cải tổ nền kinh tế của ông Abe bị chỉ trích là nửa vời.
Phiên giao dịch hôm nay, thị trường chứng khoán Nhật tăng khá mạnh. Tuy nhiên trước đó chỉ số chứng khoán Nikkei đã sụt giảm tới 30% so với thời kỳ đỉnh cao hồi mùa hè năm ngoái. Trong khi đó, giá đồng yen tăng gần 4% so với đồng USD hồi tuần trước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu.
Giới chuyên gia nhận định có khả năng Nhật sẽ rơi vào suy thoái trong vòng 12 tháng tới. Việc nền kinh tế lớn thứ ba thế giới lao đao sẽ gây ảnh hưởng tồi tệ tới nền kinh tế toàn cầu trong thời điểm giới đầu tư cực kỳ lo ngại về tình trạng kinh tế của Trung Quốc.
NH được gia hạn thời hạn thanh toán trái phiếu đặc biệt
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), quy định này nhằm yêu cầu các tổ chức tín dụng thực sự khó khăn về tài chính phải tập trung vào mục tiêu xử lý nợ xấu để tăng cường năng lực tài chính.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa lấy ý kiến dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19 quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng VN (VAMC) theo hướng gia hạn thời hạn thanh toán trái phiếu đặc biệt.
Hiện nay thời hạn thanh toán của trái phiếu đặc biệt là 5 năm và điều này gây áp lực rất lớn cho các ngân hàng trong việc trích lập dự phòng rủi ro.
Do vậy NHNN đang dự thảo thông tư theo hướng tới đây một số trường hợp có thể được giãn thời gian trích lập dự phòng hơn so với hiện nay nhằm đảm bảo các ngân hàng đang thực hiện cơ cấu lại hoặc khó khăn về tài chính bán nợ xấu cho công ty VAMC vẫn duy trì được các tỉ lệ lành mạnh tài chính và an toàn hoạt động trong thời gian tới.
Điều kiện để các tổ chức tín dụng được gia hạn trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành là các tổ chức tín dụng thực sự khó khăn tài chính thể hiện ở kết quả kinh doanh bị lỗ. Đây cũng là cơ sở để NHNN xem xét đề nghị gia hạn của các tổ chức tín dụng.
Trong trường hợp được NHNN chấp thuận cho phép gia hạn thời hạn thanh toán trái phiếu đặc biệt, ngân hàng phải tập trung mọi nguồn lực để xử lý nợ xấu khi tình hình tài chính trong năm được cải thiện đồng thời không được chia cổ tức để tạo nguồn xử lý nợ xấu cho đến khi trái phiếu đặc biệt đã gia hạn được thanh toán.