Tây Ban Nha điều tra ngân hàng lớn nhất Trung Quốc tội rửa tiền
Samsung C&T phản ứng với yêu cầu nộp thuế bổ sung
Áp lệnh hành chính cho doanh nghiệp
Venezuela tăng giá xăng 60 lần
‘Ngày tàn’ của tờ 500 EUR cận kề
Tin kinh tế đọc nhanh tối 17-02-2016
- Cập nhật : 17/02/2016
Ngân hàng thắt chặt tín dụng, chuyên gia khuyên doanh nghiệp BĐS điều gì?
Trong các lĩnh vực đầu tư, BĐS luôn “ngốn” nhiều vốn từ các ngân hàng thương mại, trong khi vốn chủ sở hữu quá ít. Như vậy, một khi hệ thống ngân hàng “nhất cử nhất động” với các giải pháp giảm nợ xấu, lĩnh vực BĐS sẽ bị tác động rất lớn, nếu như không muốn nói là tình trạng “đóng băng” có khả năng quay trở lại.
Cơ hội thị trường BĐS trong năm nay luôn có do nhu cầu nhà ở cao, nhưng đi kèm với đó là vô vàn thách thức, mà lớn nhất là từ các ngân hàng nếu họ siết van tín dụng vào BĐS.
Có 3 khả năng có thể xảy ra đối với tín dụng vào lĩnh vực BĐS. Đó là mục tiêu tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng được thay đổi so với các năm trước; lãi suất cho vay có khả năng tăng; và cuối cùng là thời hạn cho vay đầu tư và mua nhà sẽ thu hẹp lại.
Theo chuyên gia tài chính – ngân hàng Đinh Thế Hiển, các thống kê cho thấy nguồn vốn đầu tư vào BĐS từ hệ thống NHTM chiếm đến 80%; trong khi các nước phát triển chỉ vào khoảng 40 - 50%, phần còn lại từ các quỹ tín thác BĐS và các tổ chức tài chính với nguồn vốn dài hạn khác.
“Tính từ năm 2013 - 2015 vốn từ các NHTM đổ vào BĐS cứ tăng dần, gần điểm "tới hạn" về nguồn vốn cho vay trung hạn của NHTM. Do vậy NHNN ban hành các thông tư, biện pháp để hãm dòng vốn cho vay BĐS lại là cần thiết và kịp thời để đảm bảo an toàn cho hệ thống”, TS. Hiển cho biết.
Nhận định về những khó khăn trước mắt đối với doanh nghiệp địa ốc trong năm nay, một chuyên gia kinh tế khác cho rằng dù NHNN không siết tín dụng thì nhiều khả năng các NHTM cũng khó còn vốn cho vay mạnh như năm 2015. Từ đó, thị trường BĐS cũng sẽ tự hạ nhiệt trong năm 2016.
Trao đổi với chúng tôi sáng 16/2, ông Sử Ngọc Khương – Giám đốc bộ phận Đầu tư thuộc công ty TNHH Savills Việt Nam – cũng cho rằng cơ hội thị trường BĐS trong năm nay luôn có do nhu cầu nhà ở cao, nhưng đi kèm với đáo là vô vàn thách thức, mà lớn nhất là từ các ngân hàng nếu họ siết van tín dụng vào BĐS. Theo đó, có 3 khả năng có thể xảy ra với động thái này. Đó là mục tiêu tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng được thay đổi so với các năm trước; lãi suất cho vay có khả năng tăng; và cuối cùng là thời hạn cho vay đầu tư và mua nhà sẽ thu hẹp lại.
Cùng chung ý kiến trên, một chuyên gia kinh tế khác nhận định rằng một khi cung tiền từ phía ngân hàng vào thị trường BĐS quá lớn, mọi người lao vào vay mua nhà để đầu cơ. Tuy nhiên, thời điểm này khác với giai đoạn khủng hoảng vì các ngân hàng không muốn lao vào “vết xe đổ” trước đây chứ không phải do cung tiền trong năm nay cạn kiệt, vì vậy họ thận trọng hơn cho các đối tượng vay tiền đầu tư trong thời gian tới. Điều này sẽ tạo ra một thị trường đông người bán hơn người mua.
Khi được hỏi vậy doanh nghiệp địa ốc phải làm thế nào để thoát ra khỏi sự phụ thuộc quá lớn vào vốn vay ngân hàng, ông Khương cho rằng trong thời gian tới, các ngân hàng sẽ “dựng” nên những hàng rào để bảo đảm nguồn tín dụng và bảo vệ người mua nhà. Trong bối cảnh này, nếu doanh nghiệp không cân đối được đòn bẫy tài chính đủ tốt thì sẽ vô cùng khó khăn. Một giải pháp tốt nhất mà các nhà đầu tư cần nghĩ đến là phải biết chấp nhận chia sẻ lợi nhuận bằng các hình thức liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp có thế mạnh tài chính khác.
“Theo tôi, nhằm chia sẻ rủi ro một khi các NHTM siết chặt dòng tín dụng, giúp doanh nghiệp địa ốc đẩy dòng tiền lưu thông tốt trên thị trường thì chỉ còn cách bắt tay với các đối tác khác. Trên thế giới, chiến lượt vượt qua khó khăn tài chính là các doanh nghiệp cùng liên doanh – liên kết, chia sẻ quyền lợi, hệ thống phân phối chứ không theo kiểu “một mình một chợ” như chúng ta. Khi đứng một mình như thế và sử dụng đòn bẫy tài chính không đúng, một khi nguồn vốn bị tắt thì mọi khó khăn dồn hết vào họ”, ông Khương nói thêm.
Theo vị này, vài năm trở lại đây nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia ngày một nhiều vào thị trường BĐS Việt Nam. Tuy nhiên, mức độ tham gia này chỉ ở cấp độ công ty, có nghĩa là họ tham gia mua cổ phần của các công ty đã hoặc chuẩn bị niêm yết trên sàn chứng khoán bởi tính thanh khoản rất cao và hết sức minh bạch. Còn ở cấp độ dự án, họ cũng tham gia nhưng với mức độ thận trọng hơn vì còn liên quan nhiều đến vấn đề thủ tục pháp lý như M&A, chuyển nhượng, đền bù giải phóng mặt bằng...
Bầu Thụy và cái bắt tay 165 triệu USD với Hyatt xây khách sạn 5 sao ở “đất vàng” Kim Liên?
Một hợp đồng hợp tác đầu tư giữa Tập đoàn ThaiGroup và Tập đoàn khách sạn Hyatt vừa được ký kết tại Hoa Kỳ với trị giá lên tới 165 triệu USD.
Thông tin này vừa được VOV tiết lộ, theo đó, việc ký kết diễn ra vào sáng nay 16/2 trong Lễ ký kết một số văn kiện hợp tác đầu tư kinh doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ có Thủ tưởng Nguyễn Tấn Dũng chứng kiến, diễn ra nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.
Trong những văn kiện được ký kết đáng chú ý có lễ ký hợp đồng hợp tác đầu tư trị giá 165 triệu USD giữa Tập đoàn ThaiGroup và Tập đoàn Khách sạn Hyatt để xây dựng thương hiệu khách sạn Park Hyatt gần 300 phòng hạng sang tại Hà Nội.
Thông tin ký kết này khiến dư luận nghĩ tới bước khởi đầu của ThaiGroup trong kế hoạch đầu tư xây dựng khu khách sạn 5 sao của mình, có thể đó là khu “đất vàng” 3,5ha trên phố Đào Duy Anh (Đống Đa, Hà Nội), mà bầu Thụy (tức ông ông Nguyễn Đức Thụy – Chủ tịch HĐQT công ty) đã chi tới trên 1.000 tỉ đồng để mua trọn lô trên 3,6 triệu cổ phiếu CTCP Du lịch Kim Liên hồi cuối năm 2015.
Hiện tại khu khách sạn này có 9 toà nhà, 437 phòng và 5 nhà hàng. Cơ sở hạ tầng và các phòng khách sạn đã cũ kỹ, nên có khả năng việc hợp tác với Hyatt của ThaiGroup là nhằm xây dựng một tổ hợp khách sạn 5 sao tại đây.
5 năm tới, Bộ Xây dựng cần gần 11.000 tỷ đồng đầu tư
Bộ KH&ĐT vừa nhận được kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của Bộ Xây dựng. Theo đó, tổng nhu cầu vốn cho đầu tư ngành xây dựng giai đoạn 5 năm tới khoảng 10.975 tỷ đồng, giảm 24,4% so với vốn của giai đoạn năm 2011 - 2015.
Trong đó, vốn ngân sách dự kiến phải bố trí hơn 8.736 tỷ đồng, vốn trái phiếu Chính phủ khoảng 950 tỷ đồng và huy động vốn nước ngoài khoảng 1.288 tỷ đồng. Nguồn vốn này chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế để tạo cơ sở vật chất ban đầu giúp các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo chỉ đạo của Chính phủ.
Cứ mỗi 13 phút trôi qua, Thế giới Di động lại kiếm được 1 tỷ đồng
Trong năm 2015, cả doanh thu và lợi nhuận của Thế giới Di động đều tăng trưởng 60%.
CTCP Đầu tư Thế giới Di động – công ty mẹ của 2 hệ thống bán lẻ điện máy Thegioididong.com và Điện Máy Xanh vừa công bố kết quả kinh doanh cả năm 2015.
Kết thúc năm, doanh thu của Thế giới Di động ghi nhận mức tăng trưởng 60%, từ xấp xỉ 15.800 tỷ lên trên 25.250 tỷ đồng.
Tính bình quân mỗi ngày hệ thống Thế giới Di động đạt doanh thu gần 70 tỷ, không bao gồm VAT. Với các cửa hàng trong hệ thống mở cửa 14,5 giờ mỗi ngày thì bình quân mỗi giờ đạt 4,77 tỷ doanh thu và mỗi phút hệ thống lại thu về 80 triệu đồng – tức chỉ mất khoảng 13 phút để thu về 1 tỷ đồng.
Trong số các doanh nghiệp bán lẻ tại VIệt Nam, ngoài Thế giới Di động hiện chỉ có Saigon Co.op là đạt được doanh thu trên 1 tỷ USD, tức trên 22.000 tỷ đồng.
Theo công bố cách đây không lâu của Thế giới Di động doanh thu năm 2015 của chuỗi Thegioididong.com đạt xấp xỉ 20.800 tỷ còn Điện Máy Xanh đạt gần 4.500 tỷ đồng.
Lợi nhuận gộp năm 2015 đạt hơn 3.900 tỷ đồng, tương ứng tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 15,5%, tăng nhẹ so với mức 15,2% của năm trước.
Cùng với tốc độ tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận trước thuế cũng tăng 60%, từ 868 tỷ lên 1.386 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu đạt 5,5%.
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 1.072 tỷ đồng, tương ứng lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt 7.305 đồng. Với thị giá hiện đạt 72.500 đồng, cổ phiếu Thế giới Di động (MWG) đang được giao dịch ở mức P/E 9,9 lần.
Hàng tồn kho tại thời điểm cuối năm 2015 đạt hơn 4.900 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 2.200 tỷ đồng tại thời điểm đầu năm. Hàng tồn kho tăng cũng là điều dễ hiểu khi số lượng cửa hàng cũng như doanh thu của Thế giới Di động đã tăng rất mạnh so với cuối năm 2014.
Trong năm 2015 công ty đã mở thêm 269 siêu thị mới trên toàn quốc, trong đó chuỗi Thegioididong là 220 siêu thị, Dienmayxanh mở 49 siêu thị. Tính đến cuối năm 2015, hệ thống Thế giới di động có 633 siêu thị.
Mặc dù tăng nhưng tỷ lệ hàng tồn kho trên tổng tài sản không thay đổi nhiều so với năm 2014, ở mức 2/3 tổng tài sản. Tương ứng với hàng tồn kho tăng lên thì vay nợ ngắn hạn cũng tăng lên. Phần lớn hàng tồn kho được dùng để thế chấp các khoản vay.
Mặc dù đã đạt mức tăng trưởng cao trong các năm vừa qua, Thế giới Di động tiếp tục đặt mục tiêu rất tham vọng cho năm 2016 với gần 34.200 tỷ doanh thu (tăng 35%) và 1.388 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (tăng 29%).
Tập đoàn TCC hoàn tất chi 3,46 tỷ USD thâu tóm chuỗi siêu thị Big C tại Thái Lan
Thương vụ đã được hoàn tất với giá 3,1 tỉ euro (khoảng 3,46 tỷ USD) và chưa bao gồm các khoản nợ.
Tập đoàn TCC của Thái Lan đã mua chuỗi siêu thị Big C ở Thái Lan của Tập đoàn Casino (Pháp) với giá 3,1 tỉ euro (khoảng 3,46 tỷ USD) và chưa bao gồm các khoản nợ.
Big C hiện là một nhà bán lẻ thực phẩm và bất động sản thương mại lớn thứ 2 tại Thái Lan (sau Tesco của Anh), điều hành một mạng lưới rộng lớn với hơn 700 điểm kinh doanh, trong đó có 125 siêu thị, với doanh thu 3,4 tỉ euro trong năm 2015. Việc bán chuỗi Big C này là một bước quan trọng trong nỗ lực giảm nợ của Casino.
TCC là tập đoàn đầu hàng đầu tại Thái Lan do nhà tài phiệt Charoen Sirivadhanabhakdi điều hành. Ông nổi tiếng vì là chủ một số nhãn thức uống nổi tiếng như bia Chang, rượu Mekhong... Dự kiến, thương vụ sẽ hoàn tất vào tháng 3 năm nay./.