tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 17-02-2016

  • Cập nhật : 17/02/2016

Kinh tế Ấn Độ nhận nhiều mỹ từ từng thuộc về Trung Quốc

kinh te an do nhan nhieu my tu tung thuoc ve trung quoc

Kinh tế Ấn Độ nhận nhiều mỹ từ từng thuộc về Trung Quốc


CEO Apple Tim Cook mới đây mô tả tiềm năng kinh tế và cơ cấu nhân khẩu của Ấn Độ là “vô cùng thú vị” và “vô cùng tuyệt vời”. Đây là những mỹ từ mà cách đây không lâu còn được dành cho Trung Quốc.
Theo CNN, CEO Tim Cook đang rất háo hức về Ấn Độ. Trong buổi họp thông báo doanh thu gần đây nhất của Apple, vị giám đốc điều hành cho hay doanh số bán iPhone ở quốc gia Nam Á tăng 76% so với năm trước. Ông Cook mô tả tiềm năng của Ấn Độ là “vô cùng thú vị”, và cơ cấu nhân khẩu học của nước này là “vô cùng tuyệt vời” với độ tuổi trung bình là 27.
Trên đây là những mỹ từ từng được dành cho Trung Quốc. Giờ đây, tình hình Ấn Độ đang tiến triển rất tốt: tăng trưởng kinh tế là 7,3% vượt xa tất cả các nước lớn khác và giá dầu lao dốc giảm thiểu hóa đơn nhập khẩu năng lượng. Trong lúc này, những thành viên khác của nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS (gồm Nga, Trung Quốc, Nam Phi, Ấn Độ và Brazil) đều đang chật vật với tăng trưởng.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, người sẽ kỷ niệm nhiệm kỳ thủ tướng thứ hai của mình vào tháng 5 tới, là yếu nhân góp phần vào sự đi lên của Ấn Độ. Ông đã dành một số vốn chính trị khổng lồ, cố gắng thúc đẩy để các cải cách kinh tế được quốc hội thông qua.
Ông Modi cũng tích cực công du nước ngoài với thông điệp “Make in India” chuyển tới các doanh nghiệp ngoại. Dòng tiền đầu tư từ nhiều công ty như Airbus, Xiaomi, General Electric, Foxconn, General Motors đã và đang chảy về, mở rộng sản xuất tại đây.
Chiến dịch của ông Modi tạo nên cơn sốt trong tuần này ở thành phố Mumbai (Ấn Độ), khi một sự kiện “Make in India” được chính phủ tài trợ đã thu hút sự tham gia của giám đốc điều hành các doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh chuyện cải cách, và mời các sếp doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bất ổn trong triển vọng kinh tế đất nước Nam Á. Con số GDP của nước này tách bạch với nhiều chỉ số khác và có các nghi vấn về chất lượng của con số trên. Doanh nghiệp Ấn Độ đang có mức nợ cao còn chỉ số chứng khoán Sensex giảm khoảng 20% trong một năm qua.
Đáng lo ngại hơn, nhiều chương trình cải cách hứa hẹn của Thủ tướng Modi đã không thành công. Đơn cử, đề nghị thiết lập thuế bán hàng trên toàn quốc vẫn đang chờ mòn mỏi trong quốc hội.
Chuyện giảm gánh nặng pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ, một trong những ưu tiên của ông Modi, hầu như vẫn đứng yên. Ấn Độ mới đây được Ngân hàng Thế giới (WB) xếp hạng thứ 130 trong danh sách các nước đo lường gánh nặng pháp lý đặt lên các doanh nghiệp nhỏ. Cơ sở hạ tầng nước này vẫn còn kém và sẽ mất hàng thập kỷ để được nâng cấp.
Arvind Subramanian, cố vấn kinh tế trưởng của chính phủ Ấn Độ, cũng bày tỏ thất vọng về sự thiếu tiến bộ trong thuế hàng hóa và dịch vụ quốc gia, song ông vẫn kỳ vọng rằng những cải cách khác nhằm thúc đẩy cạnh tranh giữa các bang sẽ đảm bảo tiến độ.
Hiện tại, khi nhiều nền kinh tế thế giới đang gặp khó, Ấn Độ vẫn là một điểm đến hấp dẫn cho các công ty đa quốc gia muốn có tăng trưởng tốt. Tầng lớp trung lưu của nước này ngày càng có nhiều tiền để chi tiêu và dân số trẻ là một tiềm năng rất lớn. Ví dụ, hãng Apple vừa nộp đơn để mở cửa hàng bán lẻ đầu tiên ở quốc gia Nam Á.

Vì sao chưa nước nào lùi lại trong cuộc chiến giá dầu?

vi sao chua nuoc nao lui lai trong cuoc chien gia dau?

Vì sao chưa nước nào lùi lại trong cuộc chiến giá dầu?


Cách đây không lâu, giới đầu tư đồng loạt cảm thấy rằng có thể Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và nhiều nhà sản xuất khác sẽ cắt giảm sản lượng. Song vì sao đến nay vẫn chưa nước nào hành động?
Hôm 12.2, giá dầu tăng vọt 12% ở New York (Mỹ), mức tăng trong ngày lớn nhất kể từ năm 2009, và phục hồi đáng kể từ điểm đáy 12 năm đạt được trước đó. Tuy nhiên, khả năng OPEC và các nhà sản xuất khác giảm cung dầu vẫn thấp hơn so với mức mà giới đầu tư tin tưởng.
Ý kiến của các nhà sản xuất hàng đầu tiếp tục gây nhầm lẫn. Bộ trưởng Dầu mỏ kiêm người đứng đầu công ty dầu khí nhà nước Eulogio Del Pino của Venezuela cho hay: “Chúng tôi đang ở trên con đường rất, rất tích cực”. Gần đây, ông Eulogio Del Pino công du Trung Đông và Nga với nỗ lực ký kết một thỏa thuận.
Bộ trưởng Năng lượng Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) Suhail Mohammed Al Mazrouei trong chuyến thăm Ấn Độ cho hay OPEC sẵn sàng hợp tác với các nước ngoài tổ chức này để giảm sản lượng. Hai ý kiến trên đã lạc quan hóa thị trường dầu mỏ.
Song hôm 12.2, ông Mazrouei làm rõ lại ý kiến của mình với kênh CNN: “UAE luôn cởi mở và ủng hộ bất kỳ sự hợp tác nào giữa các nước thuộc và không thuộc OPEC để bình ổn thị trường. Chúng tôi tin rằng các điều kiện thị trường hiện tại sẽ làm cho các nhà sản xuất duy trì sản lượng, không tăng lên”. Nói cách khác: chính sách của OPEC đang buộc các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ ra khỏi thị trường, và điều này cộng với nhu cầu tăng lên sẽ là yếu tố thúc đẩy giá dầu.
Dường như là quá sớm để giới đầu tư vui mừng vì phát biểu của UAE. Các nhà đầu tư đã xem nhận định từ UAE là sự thay đổi mạnh mẽ của các nhà sản xuất Vùng Vịnh, những người đã ủng hộ chiến lược bảo vệ thị phần thay vì giá cả của Ả Rập Xê Út.
Nhiều cuộc đàm phán vẫn đang được tiến hành. Một nguồn tin cao cấp ở Vùng Vịnh cho hay ông không thể bình luận gì trong lúc này vì có nhiều cuộc thảo luận đang diễn ra.
Tuyên bố công khai cuối cùng mà Ả Rập Xê Út đưa ra là tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos hồi tháng 1. “Chúng tôi sẽ không chấp nhận thu hẹp sản lượng để chừa chỗ cho người khác”, Chủ tịch hãng năng lượng Aramco Khalid al-Falih nói. Song như UAE, ông Khalid al-Falih để ngỏ khả năng giảm hạn ngạch nếu có sự cam kết từ các đối thủ lớn.
Chuyện tất cả các nước sản xuất dầu lớn cùng đồng thuận không phải là việc đơn giản. Lấy nước Nga làm ví dụ. Bộ trưởng Năng lượng Alexander Novak cách đây hai tuần cho hay đã có đề xuất “cắt giảm sản lượng dầu thô của mỗi nước xuống 5%”, nhưng ông nói thêm rằng “hiện còn quá sớm để nói về vấn đề này”.
Igor Sechin, CEO hãng dầu khí lớn nhất Nga Rosneft, thì cứng rắn hơn khi chỉ ra rằng sản xuất dư thừa của OPEC là lý do khiến giá cả giảm 50% kể từ tháng 6.2015.
Có nhiều yếu tố khác nhau để đổ lỗi trong bối cảnh hiện tại. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), OPEC đã sản xuất kỷ lục 32,6 triệu thùng dầu/ngày vào tháng 1, trong khi Nga duy trì sản lượng ở mức kỷ lục gần 11 triệu thùng/ngày. Phức tạp hơn, Iraq đang có ý đẩy mạnh sản xuất và Iran muốn cung cấp thêm 700.000 thùng dầu mỗi ngày đến năm sau.
Một số nhà phân tích cho rằng Ả Rập Xê Út sẽ “bình chân như vại” cho đến khi nhận được cam kết giảm sản lượng chắc chắn từ các nước khác.
“Người Ả Rập Xê Út giống như một cảnh sát trong cảnh ách tắc giao thông khi không ai nghe họ, họ đã đi xa và khiến tình hình giao thông lộn xộn. Thế nên lúc mọi người sẵn sàng lắng nghe, họ sẽ quay trở lại”, chuyên gia Fereidun Fesharaki tại hãng tư vấn FACTS Global Energy nhận định. Ông Fesharaki cho rằng chuyện này sẽ không xảy ra cho đến năm 2017.

Nhật tốn bao nhiêu tiền để kìm hãm đồng yen?

nhat ton bao nhieu tien de kim ham dong yen

Nhật tốn bao nhiêu tiền để kìm hãm đồng yen


Nhật Bản chi khoảng từ 8 tỉ USD đến 117 tỉ USD để kiềm chế sức mạnh đồng yen Nhật (JPY) trong bốn đợt can thiệp.
Theo Bloomberg, đợt can thiệp lớn nhất và gần đây nhất là từ ngày 31.10 đến 4.11.2011. Yen Nhật leo đến mức cao kỷ lục 75,35 JPY ngang giá 1 USD trong ngày đầu tiên của đợt can thiệp. Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản khi đó nói rằng “các động thái đầu cơ” đồng tiền không phản ánh các nguyên tắc cơ bản của nước này.
Bộ Tài chính quốc gia Đông Á bán 9.090 tỉ yen để mua đô la Mỹ. Đã và đang tăng giá trong 90 ngày qua, JPY suy yếu 3,1% nhờ các hành động can thiệp trước khi đi lên 0,8% trong khoảng thời gian còn lại của tháng 11.2011.
Trước đợt can thiệp kể trên là lần can thiệp vào ngày 4.8.2011, khi chính phủ nước này mua 57,2 tỉ USD phản ứng lại những gì họ cho là các động thái đầu cơ và mất trật tự tiền tệ. Sau khi tăng 5,8% trong ba tháng kết thúc vào tháng 7, yen Nhật hạ 2,3% hôm 4.8 và mạnh lên 2,9% trong phần còn lại của tháng 8.2011.
Đợt can thiệp vào tháng 3.2011 là trong tình huống khác. Bộ Tài chính đã bán 692,5 tỉ JPY để mua 8,6 tỉ USD hôm 18.3.2011, sau khi trận động đất 9 độ Richter xảy ra trước đó sáu ngày, làm JPY tăng mạnh so với USD vì suy đoán các doanh nghiệp Nhật Bản có thể hồi hương vốn.
Các nước khác là thành viên của nhóm G-7 cũng bán yen Nhật, cho hay đây là hành động phản ứng diễn biến của JPY gắn liền với sự kiện thảm họa ở Nhật Bản và là hành động đáp ứng đề nghị của giới chức nước này. Nội tệ Nhật Bản trượt 2,1% trong ngày can thiệp và suy yếu 3,1% trong thời gian còn lại của tháng 3.2011.
Đợt can thiệp nội tệ đầu tiên kể từ năm 2004 của Tokyo diễn ra hôm 15.9.2010, khi Bộ Tài chính Nhật Bản bán 2.120 tỉ JPY để mua 24,8 tỉ USD. Yen Nhật tăng giá lên mức 82,88 JPY đổi được 1 USD trong ngày và tính đến thời điểm đó, đây là mức cao nhất kể từ năm 1995.

Kiểm tra chuyên ngành quá nhiều, quá mức cần thiết

Báo cáo của Bộ KH-ĐT về việc thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ cho thấy thủ tục quản lý chuyên ngành năm 2015 chưa có chuyển biến đáng kể như kỳ vọng.
Thậm chí, năm 2015, các thủ tục, thời gian và chi phí kiểm tra chuyên ngành theo phản ánh của doanh nghiệp là đã không tạo thuận lợi hơn so với trước.
Đặc biệt, tỷ lệ các lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành không giảm so với 2014. Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ các lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành chiếm 30 - 35% tổng số lô hàng nhập khẩu, ngoại trừ quy định về hồ sơ kiểm dịch thực vật đã giảm nhiều nhất, đến 60%.
Theo đánh giá của Bộ KH-ĐT, việc kiểm tra chuyên ngành quá nhiều, quá mức cần thiết. Qua kiểm tra, chỉ có 1% trường hợp không đạt yêu cầu. Tỷ lệ này cho thấy, việc chuyển mạnh sang hậu kiểm và kiểm tra trên cơ sở quản lý rủi ro hàng hóa nhập khẩu theo tinh thần Nghị quyết 19 nêu là cấp bách.
Bộ KH-ĐT cũng lưu ý những bất cập trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành không chỉ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh mà còn khiến thứ hạng chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới của VN giảm hơn.

Nhà nước nắm 51% vốn điều lệ của Tổng công ty lâm nghiệp VN

Công ty mẹ - Tổng công ty lâm nghiệp VN (VinaFor) sau khi thực hiện cổ phần hóa (CPH) sẽ có vốn điều lệ 3.500 tỉ đồng, tương ứng 350 triệu cổ phần. 
Trong đó, nhà nước sẽ nắm giữ 51% vốn điều lệ, bán đấu giá công khai ra công chúng (IPO) 6,95% vốn điều lệ và bán cho nhà đầu tư chiến lược 40% vốn...
Đây là một trong những nội dung trong phương án CPH công ty mẹ VinaFor vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Việc thực hiện CPH VinaFor theo hình thức bán bớt một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp và phát hành thêm cổ phần để tăng vốn điều lệ.
Bộ NN-PTNT là đơn vị được ủy quyền quyết định về mức giá khởi điểm khi thực hiện IPO và thực hiện trong thời hạn 3 tháng kể từ khi phương án CPH được duyệt. Đồng thời, Bộ cũng sẽ đưa ra tiêu chí và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 19-02-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 19-02-2016

    Người Việt tiêu thụ hơn 23.000 ô tô trong tháng đầu năm 2016
    Ngăn chặn gian lận hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài
    Xuất khẩu của Việt Nam sang Úc giảm mạnh vì giá dầu
    'Đường Việt' trước sức ép gia tăng của 'đường Thái'
    Robot sẽ 'cướp' 5 triệu việc làm của con người vào năm 2020

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 18-02-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 18-02-2016

    Mỹ công bố gói biện pháp tăng cường kinh tế với ASEAN
    Tỷ phú Xuân Trường sẽ xây dựng siêu dự án 15.000 tỷ Hồ Núi Cốc tại Thái Nguyên
    Hiệu quả kinh doanh ngân hàng tuy còn thấp nhưng đã phục hồi
    Báo Mỹ dự đoán Nga sắp thành cường quốc xuất khẩu ngũ cốc
    Uber lỗ hơn 1 tỷ USD mỗi năm tại Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh  chiều 18-02-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 18-02-2016

    Doanh nghiệp Việt ký hàng loạt thỏa thuận đầu tư với đối tác Mỹ
    Đây là tin vui đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
    Không chỉ ngân sách, giá dầu giảm còn khiến Việt Nam mất tỉ đô vốn đầu tư nước ngoài
    Phát hiện hơn 206.000 vụ buôn lậu, gian lận thương mại trong năm 2015
    Xem xét điều chỉnh quy định thương nhân xuất khẩu gạo

  • Tin kinh tế đọc nhanh  trưa 18-02-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 18-02-2016

    Vì sao giá vàng thế giới tăng vọt?
    Lo ngại tăng trưởng, Hàn Quốc giữ lãi suất thấp kỷ lục
    Bí mật của Donald Trump
    Phát triển kinh tế 2016: Phụ thuộc nhiều vào cải cách
    Ngành Tài chính đẩy mạnh công khai, minh bạch trong điều hành giá

  • Tin kinh tế đọc nhanh 18-02-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 18-02-2016

    ACB mua bán chứng khoán đầu tư lỗ gần 1.000 tỷ đồng trong quý IV
    Tổng tài sản của Vingroup lớn hơn Eximbank và nhiều ngân hàng cỡ vừa
    Thủ tướng yêu cầu đảm bảo tín dụng tăng trưởng ngay từ đầu năm
    Saudi Arabia và Nga nhất trí sẽ "đóng băng" sản lượng
    Nợ xấu trong các ngân hàng Trung Quốc cao nhất 10 năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 17-02-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 17-02-2016

    Ngân hàng thắt chặt tín dụng, chuyên gia khuyên doanh nghiệp BĐS điều gì?
    Bầu Thụy và cái bắt tay 165 triệu USD với Hyatt xây khách sạn 5 sao ở “đất vàng” Kim Liên?
    5 năm tới, Bộ Xây dựng cần gần 11.000 tỷ đồng đầu tư
    Cứ mỗi 13 phút trôi qua, Thế giới Di động lại kiếm được 1 tỷ đồng
    Tập đoàn TCC hoàn tất chi 3,46 tỷ USD thâu tóm chuỗi siêu thị Big C tại Thái Lan

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 17-02-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 17-02-2016

    Hàng ngàn người châu Âu xuống đường phản đối hàng Trung Quốc
    Tây Ban Nha cảnh báo chất lượng hạt tiêu đen Việt Nam
    Thanh Long xuất sang Trung Quốc có giá 14.000 đồng/kg
    Thị trường ô tô Việt sẽ tăng trưởng 10%
    Nhiều đơn hàng xuất khẩu đầu năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh 17-02-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 17-02-2016

    Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN: Thúc đẩy kinh tế, thương mại
    Ấn Độ "soán ngôi" Thái, Việt Nam xếp thứ 3 xuất khẩu gạo
    Hapro rao bán Sứ Bát Tràng giá 16,8 tỷ đồng
    Nga - Ảrập bí mật họp bàn về giá dầu
    Lãi trước thuế của Kido giảm mạnh

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 16-02-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 16-02-2016

    Hai tập đoàn bán lẻ lớn nhất Thái Lan "quyết đấu" mua lại Big C Việt Nam
    Bất động sản: 2016 là năm của sự "khởi chiến"?
    Vinamilk xin ý kiến cổ đông rút bớt 7 mã ngành kinh doanh
    FPT thu về hơn 220 triệu USD từ thị trường nước ngoài, tăng trưởng 40%
    “Vốn mồi” cho ngân hàng yếu

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-02-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-02-2016

    Đầu tư BĐS năm 2016: Chọn hướng nào?
    TPHCM: Doanh nghiệp dồn dập “đổ” dự án vào khu Tây Bắc
    VNREA dự báo giá bất động sản tiếp tục tăng trong năm 2016
    Vingroup chi hơn 16 triệu USD mua khu đất xây khách sạn ở Sydney
    Đại gia Sài Gòn tiếp tục cuộc đua tăng tốc 2016