Hai tập đoàn bán lẻ lớn nhất Thái Lan "quyết đấu" mua lại Big C Việt Nam
Bất động sản: 2016 là năm của sự "khởi chiến"?
Vinamilk xin ý kiến cổ đông rút bớt 7 mã ngành kinh doanh
FPT thu về hơn 220 triệu USD từ thị trường nước ngoài, tăng trưởng 40%
“Vốn mồi” cho ngân hàng yếu
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-02-2016
- Cập nhật : 15/02/2016
Thống đốc PBOC bác bỏ tin đồn kiểm soát vốn và nhân dân tệ
Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) Chu Tiểu Xuyên cũng cho hay không có cơ sở nào để tiếp tục phá giá nhân dân tệ.
Các công ty lo “giữ chân” lao động sau Tết
Tại nhiều doanh nghiệp, công nhân đã bắt tay vào sản xuất, đó là một trong những kết quả từ việc chú trọng chăm lo đời sống cho công nhân lao động.
Những năm trở lại đây, tình hình lao động quay trở lại làm việc sau dịp Tết tại thành phố Hồ Chí Minh không có nhiều biến động. Năm nay, sau 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Bính Thân, tại nhiều doanh nghiệp, công nhân đã bắt tay vào sản xuất, tạo không khí lao động sôi nổi trong những ngày đầu năm mới. Đó là một trong những kết quả từ việc chú trọng chăm lo đời sống cho công nhân lao động.
Trở lại công ty sau thời gian về quê Hà Nam đón Tết cùng gia đình, anh Nguyễn Văn Đông, công nhân Công ty Uniliver, Khu công nghiệpTây Bắc Củ Chi cho biết, anh đã được đưa về quê bằng những chuyến xe miễn phí của chương trình “Tấm vé nghĩa tình”. Hôm nay anh đã có mặt từ sớm để bắt đầu công việc tại công ty.
“Mỗi năm 1 lần, bọn em đều có tấm vé nghĩa tình. Bọn em rất cảm ơn và sẽ có đóng góp cho thành phố và công ty nhiều hơn. Hiện tại, chế độ của công ty cao và tốt rồi. Cùng kết hợp với Liên đoàn Lao động nữa, tạo cho mọi người có động lực trong năm mới Bính Thân 2016 này”.
Chương trình “Tấm vé nghĩa tình” mà những công nhân như anh Nguyễn Văn Đông được trao tặng là do Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Công đoàn các Khu chế xuất – Khu công nghiệp thực hiện theo phương thức vận động doanh nghiệp tham gia đóng góp 70% giá vé, công đoàn hỗ trợ 30% còn lại. Năm nay đã có gần 4.390 công nhân từ Phú Yên trở ra các tỉnh phía Bắc được tặng vé xe và nhiều phần quà.
Không chỉ riêng anh Đông, mà tại nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, tình hình công nhân trở lại làm việc sau Tết cũng ổn định. Ông Hoàng Văn Giang, Phó Bí thư Chi bộ Công ty Trách nhiệm Hữu hạn FtreeTrenda (Chi Chen), Khu chế xuất Linh Trung cho biết: Công ty đã có nhiều hoạt động để giữ chân công nhân từ trước Tết, đặc biệt là luôn chú trọng lương, thưởng, hoạt động chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho công nhân.
Dịp Tết Nguyên đán Bính Thân, công nhân gắn bó với công ty từ 1 đến 3 năm được thưởng theo hệ số lương căn bản mà công nhân đang được chi trả, từ 3 – 5 năm được thưởng gấp 1,2 lần và thưởng gấp đôi đối với những công nhân có thâm niên từ 5 năm trở lên. Ngoài ra, sau Tết còn có nhiều hoạt động sôi nổi để tạo tinh thần làm việc đầu xuân thêm phấn khởi.
Năm nay, việc thưởng tết tại các doanh nghiệp cùng cao hơn so với Tết Ất Mùi, mức thưởng trung bình bằng 1 tháng lương. Ông Nguyễn Thành Đô, Chủ tịch công đoàn các Khu chế xuất – Khu Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cho biết, qua báo cáo của hơn 300 doanh nghiệp trong các khu chế xuất, khu công nghiệp thì năm nay, tổng số tiền doanh nghiệp chăm lo tết cho người lao động là hơn 50 tỷ đồng. Công nhân được hưởng lợi từ các hoạt động chăm lo đã gắn bó thêm với công ty.
Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành Hồ Chí Minh, dự kiến tháng sau Tết, mức thiếu hụt lao động của các doanh nghiệp khoảng 3% đến 4%, thấp hơn so với cùng thời điểm vào năm ngoái và mức độ di chuyển lao động trong các doanh nghiệp bình quân từ 6 – 8%.
“Chúng tôi cũng đã có dự báo nhu cầu trong tháng 2 là cần 19.000 lao động, tháng 3 sẽ cần 26.000 lao động. Tập trung nhiều trước tiên là ngành quản trị kinh doanh, kinh tế, ngoại thương, xuất nhập khẩu, các nhóm về sản xuất cơ khí, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin cũng sẽ bổ sung nguồn nhân lực cho thời kỳ hội nhập.
Những ngày làm việc đầu Xuân 2016, người lao động tại các doanh nghiệp lại tập trung bắt tay vào sản xuất nhằm sớm hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch, cho năm mới bội thu, phát triển
Chứng khoán tháng Giêng: Tích cực trở lại?
Sau một tuần nghỉ lễ kéo dài, những phiên giao dịch đầu năm mới luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ giới đầu tư.
Trong khi TTCK Việt Nam vừa có trọn 1 tuần nghỉ ngơi dịp tết nguyên đán thì thị trường tài chính quốc tế đã có 1 tuần biến động phức tạp.
Hàng loạt TTCK chủ chốt trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…. đồng loạt lao dốc. Cụ thể, chỉ số Dow Jones đánh mất mốc 16.000 điểm, Nikkei 225 mất 11,1%, Kospi giảm gần 3% trong tuần giao dịch vừa qua.
Những biến động của thị trường tài chính toàn cầu thường tác động mạnh tới TTCK Việt Nam. Trong quá khứ, khi các TTCK Thế giới tăng điểm thì Việt Nam chưa chắc tăng theo nhưng khi Thế giới có biến động tiêu cực thì TTCK Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề.
Cũng trong tuần qua, giá dầu WTI đã rớt ngưỡng 30 USD/thùng, xóa tan nỗ lực phục hồi trước đó trong giai đoạn cuối tháng 1.
Việc giá dầu sụt giảm sẽ tác động trực tiếp tới nhóm cổ phiếu dầu khí, một nhóm có tỷ trọng vốn hóa lớn trên thị trường, qua đó ảnh hưởng tới thị trường chung.
Trong giai đoạn cuối tháng 1, sự hồi phục của nhóm cổ phiếu dầu khí đã giúp chỉ số VnIndex tăng mạnh từ vùng 510 điểm lên 550. Tuy vậy, nếu kịch bản giá dầu tiếp tục sụt giảm, việc VnIndex quay trở lại vùng 510 điểm hay thậm chí thấp hơn là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Không những vậy, tính từ đầu năm 2016 tới nay, khối ngoại đã bán ròng hơn 1.500 tỷ đồng trên toàn thị trường và hiện vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Giao dịch khối ngoại dù chỉ chiếm khoảng 10% toàn thị trường nhưng ảnh hưởng tạo ra là không nhỏ.
Hàng loạt những yếu tố có phần tiêu cực đang diễn ra không khỏi khiến nhà đầu tư trong nước cảm thấy e ngại về một kịch bản xấu sẽ đến với TTCK Việt Nam trong những ngày đầu năm mới Bính Thân 2016.
Sau tết nguyên đán, thị trường sẽ diễn biến ra sao?
Sau một tuần nghỉ lễ kéo dài, những phiên giao dịch đầu năm mới luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ giới đầu tư. Tuy vậy, diễn biến giao dịch sau tết nguyên đán thường khá khó dự đoán dù rằng quý 1 hàng năm thường là thời điểm tích cực với TTCK Việt Nam.
Thống kê từ năm 2010 tới nay, chỉ số VnIndex có 3 năm tăng điểm và 3 năm giảm điểm trong tháng Giêng và phần lớn biến động trong giai đoạn này khá mạnh. Tiêu biểu như năm 2011, 2012, VnIndex giảm/tăng 10%.
Thị trường sẽ dần tích cực
Mặc dù nhiều thông tin không tích cực đang đe dọa thị trường trong những ngày đầu năm mới, tuy nhiên vẫn đang xuất một số yếu tố góp phần hỗ trợ.
Trong phiên giao dịch cuối tuần qua, chỉ số Dow Jones đã phục hồi mạnh 2%, chấm dứt chuỗi 5 phiên liên tiếp giảm sâu. Cùng với sự phục hồi của Dow Jones, giá dầu WTI cũng phục hồi hơn 12% trong ngày cuối tuần lên 29,44 USD/thùng, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2009.
Có thể thấy, một điều khá may mắn là những biến động xấu nhất của thị trường quốc tế đã rơi đúng vào dịp nghỉ lễ của Việt Nam, qua đó khiến TTCK Việt Nam giảm bớt sự ảnh hưởng tiêu cực.
Một yếu tố quan trọng khác mang tính tích cực đến từ kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Hiện tại, một loạt doanh nghiệp như Vinamilk, Masan, Bảo Việt, Coteccons, SSI….đều đã báo lãi lớn trong năm 2015 và đây sẽ là những trụ cột giúp nâng đỡ thị trường trong giai đoạn nhạy cảm hiện nay.
Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Nguyên Khoa- trưởng nhóm vĩ mô và thị trường CTCK BSC cho rằng về cơ bản, VnIndex đã tạo đáy tại vùng 510 điểm. Ông Khoa kỳ vọng thị trường sẽ có nhịp tăng điểm sau kỳ nghỉ lễ, tuy nhiên nhiều khả năng xu hướng sẽ rõ ràng hơn vào giai đoạn cuối tháng 2, đầu tháng 3 dương lịch.
Những năm qua, thị trường Việt Nam vẫn luôn thu hút tốt dòng vốn của khối ngoại, đây là điều khá tích cực so với các quốc gia trong khu vực. Ông Bùi Nguyên Khoa cho rằng cho xu hướng mua ròng của khối ngoại tại Việt Nam nhiều khả năng vẫn sẽ được duy trì trong năm nay.
“Tôi dự báo, cuối tháng 2, đầu tháng 3, các quỹ ETF sẽ tiến hành mua ròng trở lại như chu kỳ hàng năm và thị trường có khả năng sẽ xuát hiện một đợt tăng điểm tích cực” ông Khoa nhận định.
“Bêu tên” 8 doanh nghiệp nợ tiền thuê đất hàng trăm tỷ đồng
Cục Thuế TP. Hà Nội vừa công khai danh sách 8 đơn vị nợ tiền thuê đất với tổng số tiền nợ hơn 196 tỷ đồng.
Cục Thuế TP. Hà Nội vừa công khai danh sách đợt II năm 2016 các doanh nghiệp nợ thuế, phí kéo dài. Trong đó, có 8 đơn vị nợ tiền thuê đất bị công khai danh sách với tổng số tiền nợ hơn 196 tỷ đồng.
Cụ thể, có số nợ thuê đất lớn nhất trong danh sách công khai lần này thuộc về CTCP VipTour - Togi với hơn 103 tỷ đồng, địa điểm thuê đất tại số 10 Trấn Vũ , quận Ba Đình, Hà Nội.
CTCP Ô tô 1-5 nợ hơn 7,3 tỷ đồng, địa điểm đất thuê Thị trấn Đông Anh (Hà Nội); Công ty Kỹ thuật điện thông nợ hơn 14 tỷ đồng, 2 địa điểm đất thuê tại 418 Bạch Mai và 404 Bạch Mai (Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội);
Công ty Vật liệu xây dựng và Xuất nhập khẩu Hồng Hà (nay là CTCP Vật liệu xây dựng và xuất nhập khẩu Hồng Hà) nợ hơn 4,49 tỷ đồng, địa điểm thuê đất tại 87 Nguyễn Khiết (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
CTCP Sông Hồng nợ hơn 16,2 tỷ đồng, địa điểm thuê đất tại số 4 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
CTCP Đầu tư và bê tông Thịnh Liệt nợ hơn 28,4 tỷ đồng, địa điểm thuê đất tại phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
CTCP Khí công nghiệp Việt Nam nợ hơn 3,7 tỷ đồng, địa điểm thuê đất tại phường Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội.
CTCP Thiết bị giáo dục 1 nợ hơn 18,9 tỷ đồng, địa điểm thuê đất tại 62 Phan Đình Giót, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Trong năm 2015, Cục Thuế Hà Nội đã tiến hành 7 đợt công khai danh sách nợ thuế với danh sách 588 đơn vị và 40 dự án nợ tiền sử dụng đất lớn.
Kết quả, Cục Thuế Hà Nội đã thu về ngân sách số tiền gần 1.771 tỷ đồng, trong đó có 30 đơn vị nộp hết nợ (12/40 dự án nộp hết nợ tiền sử dụng đất và 18/588 doanh nghiệp nộp hết nợ thuế, phí).
Điện lực Khánh Hòa (KHP): Vượt 52% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm
Riêng quý 4, Điện lực Khánh Hòa báo lãi 38,7 tỷ đồng, tăng 128% so vưới cùng kỳ; cả năm vượt 52% chỉ tiêu lợi nhuận mà ĐHCĐ giao phó.
CTCP Điện lực Khánh Hòa (mã chứng khoán KHP) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2015.
Doanh thu thuần trong quý đạt 811 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ trong khi giá vốn tăng 19%, do vậy lợi nhuận gộp cả quý đạt 65,6 tỷ đồng, tăng nhẹ so với 63,3 tỷ đồng đạt được cùng kỳ năm 2014.
Quý này, doanh thu tài chính tăng mạnh; khoản thu nhập khác đạt gần 12 tỷ đồng trong khi cùng kỳ là số âm. Cả quý điện lực Khánh Hòa báo lãi 38,71 tỷ đồng sau thuế, tăng 128% so với quý 4/2014.
Lũy kế cả năm, KHP đạt 3.125 tỷ đồng doanh thu, tăng 16% so với năm 2014. Doanh thu của công ty chủ yếu từ bán điện (2.987 tỷ đồng).
Năm 2015, doanh thu tài chính của điện lực Khánh Hòa cũng đạt 45,76 tỷ đồng, tăng 6 tỷ so với năm 2014. Nguồn thu tài chính này chủ yếu là lãi tiền gửi.
Trong năm, KHP cũng trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh và tổn thất đầu tư 13 tỷ đồng, nâng tổng chi phí tài chính cả năm lên 14,86 tỷ đồng.
Đặc biệt, năm 2015 công ty ghi nhận khoản thu nhập từ tài sản biếu, tặng gần 13,2 tỷ đồng, nâng tổng thu nhập khác cả năm lên gần 12 tỷ đồng trong khi cùng kỳ ghi âm gần 12 tỷ đồng.
Tính chung cả năm 2015, điện lực Khánh Hòa đạt gần 90 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 26% so với năm 2014.
Nếu so với kế hoạch cả năm (doanh thu 3.049 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 59,21 tỷ đồng) thì điện lực Khánh Hòa đã hoàn thành kế hoạch doanh thu và vượt 52% chỉ tiêu về lợi nhuận cả năm.