tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 15-02-2016

  • Cập nhật : 15/02/2016

Ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ Ấn Độ tăng mạnh

o to nguyen chiec nhap khau tu an do tang manh

Ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ Ấn Độ tăng mạnh


Lượng nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống của Ấn Độ đạt hơn 25.000 chiếc, chiếm tới 49% chủng loại xe cùng loại.

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải quan, lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại trong năm 2015 đạt mức cao nhất từ trước tới nay với 125.600 chiếc, tăng 77,1%; trị giá nhập khẩu là 2,99 tỷ USD, tăng 88,8% so với năm trước.

Trong đó, lượng nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống đạt 51.460 chiếc, tăng 63%; ô tô tải đạt gần 49.000 chiếc, tăng 79,6%; ô tô loại khác đạt 23.940 chiếc, tăng 114%; ô tô trên 9 chỗ ngồi đạt 1.250 chiếc, tăng 34% so với năm 2014.

Đặc biệt, lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu trong quý IV/2015 đạt gần 42.000 chiếc, cao hơn tới 12.000 và 16.000 chiếc so với quý I, II và III.

Trong khi đó, báo cáo từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, lượng ôtô được nhập khẩu về nước trong tháng 1/2016 chỉ đạt khoảng 7.000 chiếc, tương ứng với mức giá trị kim ngạch 175 triệu USD. So với tháng 12/2015, kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc tháng đầu năm 2016 đã giảm 1/2 khi xét về lượng; thậm chí khi xét về giá trị, tỷ lệ sụt giảm thậm chí còn sâu hơn.

Theo Tổng cục Hải quan, Trung Quốc là thị trường chính cung cấp ô tô nguyên chiếc cho Việt Nam trong năm 2015 với 26.740 chiếc, tăng mạnh 94,7%; tiếp theo là Hàn Quốc đạt 26.570 chiếc, tăng 58,2%. Việt Nam cũng nhập khẩu xe nguyên chiếc từ Thái Lan đạt 25.140 chiếc, tăng 74,4% so với cùng kỳ năm 2014.

Đáng chú ý, trong năm 2015, lượng nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống từ thị trường Ấn Độ đạt hơn 25.000 chiếc, chiếm tới 49% tổng lượng ô tô loại này nhập khẩu của cả nước và tăng 89% so với năm 2014./.


Tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa để tăng cường xuất khẩu

tang suc canh tranh cho hang hoa de tang cuong xuat khau

Tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa để tăng cường xuất khẩu


Nếu tăng được năng lực cạnh tranh, tăng tỷ trọng hàng Việt tham gia chuỗi giá trị toàn cầu sẽ tăng khả năng xuất khẩu.

Theo Tổng cục Thống kê, tính đến hết tháng 1/2016, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của cả nước ước đạt gần 14 tỷ USD, tăng so với cùng kỳ năm trước.

Một số mặt hàng gia công, lắp ráp trong nước kim ngạch xuất khẩu đạt khá như: điện thoại và linh kiện; điện tử máy tính và linh kiện. Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với tháng trước như: gỗ và sản phẩm gỗ, dệt may, giày dép, dầu thô.

Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, tiếp đến là Liên minh Châu Âu, Trung Quốc…

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 1 ước đạt 14 tỷ USD, giảm 2,1% so với tháng trước. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh so với tháng trước như: ô tô; xăng dầu; phân bón; sắt thép. Về thị trường nhập khẩu, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch ước đạt 4,4 tỷ đôla Mỹ, tiếp đến là ASEAN, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu…

Như vậy, tháng đầu tiên của năm nay, cả nước nhập siêu khoảng 200 triệu USD, tương đương 1,4% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 1,8 tỷ đôla Mỹ; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 1,6 tỷ đôla Mỹ.

Theo bà Lê Thị Minh Thủy, Vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ, Tổng cục Thống kê, năm 2016, giá dầu thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, có khả năng xuống thấp; sự tác động của các hiệp định thương mại tự do và cộng đồng kinh tế ASEAN được hình thành từ 31/12/2015 cũng là yếu tố tác động lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu năm nay.

Bà Lê Thị Minh Thủy cho rằng: Năng lực cạnh tranh của hàng hóa chiếm một yếu tố rất quyết định. Nếu tăng được năng lực cạnh tranh, tăng cường được liên kết, liên doanh trong sản xuất để nâng cao tỷ trọng tham gia trong chuỗi giá trị toàn cầu của từng nhóm sản phẩm. Phải có hoạch định rất rõ ràng từng nhóm sản phẩm, và doanh nghiệp cần phải được thông tin một cách rất cụ thể, chi tiết về các FTA cả thách thức và cơ hội. Đó là những yếu tố quyết định việc tăng cường xuất khẩu”


Google chuẩn bị khai tử dịch vụ 15 tuổi Picasa

google chuan bi khai tu dich vu 15 tuoi picasa

Google chuẩn bị khai tử dịch vụ 15 tuổi Picasa


Google vừa thông báo họ sẽ chính thức "khai tử" dịch vụ lưu trữ, chia sẻ hình ảnh Picasa từ tháng Ba năm nay.

Picasa chính là dịch vụ chia sẻ hình ảnh và lưu trữ đầu tiên của Google, góp phần mở đường cho hãng này trở thành một công ty truyền thông đa phương tiện khổng lồ như ngày hôm nay. Nhưng cuối cùng, Google cũng đã quyết định cho sản phẩm gần 15 tuổi này "nghỉ hưu". Thông tin trên vừa được gửi đi từ một bài đăng trên blog chính thức của công ty.

Google cho biết: "Chúng tôi tin rằng công ty có thể tạo ra một trải nghiệm tốt hơn bằng cách tập trung vào một dịch vụ với nhiều tính năng hơn và có thể làm việc với cả nền tảng di động, máy tính để bàn thay vì công ty phải nỗ lực chia thành 2 sản phẩm khác nhau như trước đây".

Chính vì vậy mà từ ngày 15 tháng 3 năm 2016, Google sẽ không còn hỗ trợ Picasa dành cho máy tính để bàn. Từ tháng Năm, công ty sẽ tạo điều kiện cho người dùng để xem những nội dung lưu trữ trên Picasa Web Album từ Google Photos. Có nghĩa là những người đang sử dụng dịch vụ Picasa nền web sẽ không cần phải tự đồng bộ hóa dữ liệu sang Google Photos.

Không ai nghi ngờ Picasa đã đi trước thời đại, trở thành dịch vụ tiên phong trong việc quản lý hình ảnh trực tuyến (có mặt trước cả Flick). Tuy nhiên, hiện tại Picasa đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Việc Google cho Picasa nghỉ hưu có thể xem như một hành động bắt đầu một kỷ nguyên mới cho các dịch vụ chia sẻ, lưu trữ trực tuyến của công ty.

Google đã gửi thông điệp tới người dùng Picasa rằng: "Chúng tôi xin lỗi vì sự bất tiện của việc chuyển đổi, nhưng chúng tôi muốn đảm bảo với bạn rằng chúng tôi làm điều này với mục đích cung cấp những trải nghiệm hình ảnh tốt nhất. Google Photos là một sản phẩm mới và thông minh hơn, cung cấp một nền tảng tốt hơn cho chúng ta để xây dựng những trải nghiệm tuyệt vời ..."

Vì vậy, dù có thể rất lưu luyến với Picasa nhưng bạn cũng nên có những chuẩn bị cho việc chuyển giao sắp tới sang Google Photos.


TPP “đánh thức” dệt may miền Trung

tpp “danh thuc” det may mien trung

TPP “đánh thức” dệt may miền Trung

Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, so với Hà Nội, TP HCM, ngành dệt may miền Trung đang đứng ở vị trí rất thấp, đó là chưa kể đến các thị trường quốc tế vì các doanh nghiệp (DN) chủ yếu thực hiện các hợp đồng gia công cho nước ngoài.

Trước thềm Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đòi hỏi các DN một mặt phải nỗ lực đổi mới công nghệ, minh bạch thông tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, mặt khác phải đề ra chiến lược phát triển thị trường, nguồn cung nguyên vật liệu, kế hoạch tiếp cận thị trường... mới có thể tận dụng tốt nhất cơ hội lớn do TPP mang lại.

Chiếm thị phần nhưng đang... "ngủ đông"

Ngành dệt may miền Trung có bước phát triển rõ rệt và hiện có số lượng DN dệt may chiếm hơn 6% số DN dệt may cả nước. Riêng Đà Nẵng có hơn 60 DN dệt may, trong đó, khoảng 20 DN tham gia xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu của dệt may Đà Nẵng năm 2014 là 270 triệu USD, tăng gần 15% so với năm 2013 và chiếm 25 % trên tổng kim ngạch xuất khẩu của TP, nhưng chỉ chiếm chưa đến 1,2% so với kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may.

Ngoài một số DN dệt may hình thành từ lâu, quy mô tương đối lớn như Tổng Cty CP Dệt may Hòa Thọ, Cty CP Dệt may 29/3, Cty CP Dệt may Hòa Khánh và một số DN FDI thì số DN dệt may mới hình thành tại Đà Nẵng có quy mô nhỏ. Nguyên do chính là Đà Nẵng không chọn phát triển các ngành thâm dụng lao động (LĐ) như ngành dệt may mà ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, sử dụng ít LĐ, ít gây ô nhiễm môi trường nhưng tạo ra giá trị gia tăng cao.

Ông Herb Cochran - GĐ điều hành Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam - cho rằng, để hưởng được thuế suất ưu đãi 0% khi xuất khẩu sản phẩm vào các nước TPP, ngành dệt may miền Trung phải vượt qua nhiều hàng rào kỹ thuật và yêu cầu khắt khe, trong đó, việc chuẩn bị nguồn nguyên liệu là yếu tố quyết định.

Một may mắn đối với ngành dệt may Việt Nam là đối thủ đáng gờmTrung quốc không tham gia "sân chơi" TPP nên bớt được một đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, theo yêu cầu của Hiệp định TPP, các DN dệt may phải sử dụng nguồn nguyên liệu có xuất xứ từ các nước trong khối TPP. Đây là vấn đề nan giải với ngành dệt may Việt Nam. Thế nhưng, một thực tế tồn tại là khả năng chủ động nguồn nguyên liệu sợi của các DN dệt may trong nước vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất may mặc, phải nhập một lượng nguyên liệu rất lớn vải và sợi từ Trung Quốc.

Nhiều DN may mặc quy mô nhỏ tại Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế thừa nhận, hiện nay Trung Quốc vẫn đang là đối tác được các DN nhập khẩu nguồn nguyên liệu do khả năng cung cấp nguồn hàng lớn cũng như giá thành rẻ. Trong khi đó, đầu tư vào công đoạn sản xuất nguyên liệu, họ phải bỏ ra rất nhiều tiền, khả năng thu hồi vốn chậm nên nhiều DN không mặn mà.

Đó là chưa nói, ngành dệt may Việt nam nói chung và miền Trung nói riêng dù đạt doanh thu lớn nhưng đa số theo phương thức "ghi công" cho nước ngoài nên hiệu quả và giá trị thật không cao.

Đánh thức

"Sân chơi" TPP sẽ tạo nên làn sóng đầu tư lớn trong ngành dệt may kéo theo nhu cầu về LĐ chất lượng cao. Ông Nguyễn Diễn - Phó GĐ Thường trực Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Đà Nẵng - cho biết, chi phí đắt đỏ cả về thuê mặt bằng, chi phí LĐ và khó tuyển được LĐ tại các tỉnh thành như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai... nên nhiều nhà đầu tư có xu hướng dịch chuyển nguồn vốn đầu tư về các tỉnh có nguồn LĐ dồi dào hơn, với chi phí nhân công thấp hơn.

Trong khi các tỉnh như Quảng Nam, Quảng Ngãi, TT - Huế, Quảng Trị các loại chi phí này thấp và nguồn LĐ tương đối dồi dào nhờ quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao năng suất LĐ trong nông nghiệp, nông thôn thì việc các nhà đầu tư về dệt may trong và ngoài nước tăng cường đầu tư vào các tỉnh này hoàn toàn có thể dự đoán được. Chính quyền các tỉnh này cũng rất muốn thu hút đầu tư dệt may vào địa phương để giúp tạo việc làm cho LĐ dôi ra từ nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, điều lo ngại là phần lớn DN trong nước đều ở quy mô nhỏ, không xuất khẩu trực tiếp, chỉ chuyên gia công lại và làm vệ tinh cho các DN xuất khẩu lớn tại khu vực miền Trung.

Vài năm qua, số lượng DN may mặc đã tăng lên nhanh chóng tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam do các nhà đầu tư trong nước và cả các nhà đầu tư nước ngoài tìm đến đầu tư. Hiệp định TPP giữa 12 nước Châu Á- Thái Bình Dương, trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada... là những thị trường nhập khẩu hàng dệt may rất lớn và các nước này sẽ hạ ngay thuế suất nhập khẩu mặt hàng dệt may từ các nước thành viên TPP khác xuống 0% ngay khi TPP có hiệu lực thi hành.

Điều này sẽ tác động mạnh đến làn sóng dịch chuyển các đơn hàng dệt may từ các nước có ngành dệt may phát triển như Trung Quốc, Bangladesh, Pakistan (không là thành viên TPP) sang Việt Nam, đồng thời cũng tác động đến việc các nhà đầu tư từ các nước ngoài TPP sẽ đến đầu tư vào ngành dệt may tại Việt Nam để được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu từ các thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản...

Ông Diễn cho rằng, trước bối cảnh đó, các DN dệt may miền Trung cần phải chủ động tìm hiểu các nội dung liên quan trong TPP, nhất là quy định trong các chương về Thương mại hàng hóa, Quy tắc xuất xứ, Dệt may để có thể biết được lộ trình giảm thuế xuất khẩu hàng dệt may vào các nước thành viên, Quy tắc xuất xứ cụ thể cho từng mặt hàng và những ngoại lệ... Từ đó đề ra chiến lước phát triển cho DN, xây dựng kế hoạch mặt hàng, thị trường, nguồn cung nguyên vật liệu, kế hoạch tiếp cận thị trường ... để có thể tận dụng tốt nhất cơ hội do TPP mang lại.

Hiện nay, ngoài một số ít DN dệt may có quy mô lớn tại Đà Nẵng và các tỉnh ở miền Trung đã có sự chuẩn bị bước đầu để đón bắt cơ hội này. Trái lại, nhiều DN quy mô nhỏ, chủ yếu làm gia công nên dường như còn thờ ơ trước cơ hội do TPP mang đến, phụ thuộc vào khách hàng nhập khẩu từ khâu nhập khẩu nguyên vật liệu đến khách hàng, thị trường...

Ông Hồ Sỹ Tân - Phó GĐ Công ty Kad Industrial S.A Việt Nam - cho rằng, ngay từ bây giờ, ngành dệt may miền Trung cần đầu tư cơ sở sản xuất vải, nguyên phụ liệu đảm bảo đủ nguồn cung. Hai là, đầu tư công nghệ mới, hiện đại, tăng năng suất LĐ, tăng khả năng cạnh tranh. Ba là, chuẩn bị và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuẩn bị đội ngũ CN lành nghề đáp ứng được yêu cầu chất lượng sản phẩm. Và cuối cùng là đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại. Riêng xuất xứ hàng hóa, cần đảm bảo lộ trình Yard forward (từ sợi đến sợi) để đảm bảo nguồn cung cho vải và phụ liệu.

Với tư cách là đơn vị đầu tư nước ngoài FDI mà hàng hóa xuất khẩu 100% sang thị trường Mỹ, ông Tân nhận thấy kinh nghiệm khai thác hiệu quả thị trường này là kênh tiếp thị, thiết kế mẫu mã phù hợp nhiều đối tượng khách hàng và đẩy mạnh xúc tiến thương mại với nhiều hình thức mà chủ yếu là qua mạng Internet và lập đại diện thương mại tại Mỹ.

"Khi Hiệp định TPP có hiệu lực thuế suất vào Mỹ đối với hàng may mực từ 17% còn 0%. Đây là một cơ hội rất lớn để hàng dệt may Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Mỹ. Chúng tôi đang tích cực chuẩn bị các vấn đề như đã nói ở trên để góp phần giữ vị thế thị trường" - ông Tân cho hay.

Đến cuối 2015, các DN dệt may miền Trung đã rục rịch mở rộng thị trường, chuẩn bị nguồn nguyên liệu, như Tổng Cty CP Dệt may Hòa Thọ, từ năm 2012 đã đầu tư 2 vạn cọc sợi để tăng sản lượng sợi, đầu tư cơ sở may các mặt hàng cao cấp như veston, quần áo nam cao cấp, bên cạnh đổi mới công nghệ, tăng cường công tác quản lý... để nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời chủ động khai thác nguồn sợi từ các nước tham gia TPP... Nhờ vậy, sản lượng sợi của Hòa Thọ đã đạt 15.000 tấn (năm 2015) và cơ bản đã đáp ứng nhu cầu dệt vải làm nguyên liệu cho nhu cầu may sản phẩm xuất khẩu.

Ngoài ra, do thị trường truyền thống lâu năm của TCty Hòa Thọ là Mỹ, Nhật Bản, EU và đây đều là những đối tác có yêu cầu rất khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật nên phía DN trong nhiều năm qua đã có nhiều sự cải tiến, điều chỉnh bắt buộc để đáp ứng yêu cầu từ đối tác nên dự báo khi tham gia TPP, DN sẽ có nhiều thuận lợi để tăng thị phần xuất khẩu sản phẩm. Hay Cty CP Dệt may 29 tháng 3 cũng đã chủ động ký kết hợp tác lâu dài với các đơn vị cung cấp sợi trong nước nên đã có nguồn hàng ổn định.

Tại Quảng Nam, năm 2015, Cty Rio Industries đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư nhà máy sản xuất sợi chỉ Tây An tại huyện Duy Xuyên với vốn đầu tư 6 triệu USD. Nhà máy này khi đi vào hoạt động sẽ sản xuất sợi chỉ polyester, sợi chỉ ni-lông và các loại chỉ may công nghiệp khác với quy mô 4.440 tấn sản phẩm/năm, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động cuối năm 2015....


Doanh nghiệp chuẩn bị hành trang để hội nhập thành công

doanh nghiep chuan bi hanh trang de hoi nhap thanh cong

Doanh nghiệp chuẩn bị hành trang để hội nhập thành công


Để hội nhập thành công, các doanh nghiệp cần nắm vững thông tin về thương mại tự do và sẵn sàng chấp nhận cạnh tranh sòng phẳng.

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa chính thức được ký kết tại New Zealand là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới giữa 12 nền kinh tế hai bờ Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Với phạm vi cam kết rộng, mức độ tự do hóa sâu, Hiệp định TTP chắc chắn sẽ tác động mạnh mẽ đến toàn bộ thể chế kinh tế cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam.

Theo đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp trong nước, chính thức ký kết TPP sẽ tạo ra những cơ hội mới giúp doanh nghiệp hội nhập sâu rộng vào thị trường nhiều quốc gia có thế mạnh để xuất khẩu hàng hóa một cách thuận lợi.

TPP không phải là Hiệp định thương mại tự do (FTA) đầu tiên mà Việt Nam tham gia và cũng không phải là FTA thế hệ mới duy nhất mà nước ta đã hoàn tất đàm phán cho tới thời điểm này. Tuy nhiên, với thị trường 800 triệu dân, chiếm 40% GDP của thế giới, lưu lượng giao dịch hàng hóa chiếm 30% thương mại toàn cầu… TPP sẽ là FTA có tác động lớn nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nước trong tương lai gần.

Ông Huỳnh Nghĩa Thiện, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần sản xuất Thép Vina One cho biết, việc đất nước vừa ký kết Hiệp định TPP trong dịp đầu năm mới là tín hiệu vui cho nhiều doanh nghiệp trong nước. Từ đây, Hiệp định sẽ tạo ra những thuận lợi về thuế quan cũng như những ưu đãi để doanh nghiệp các nước hợp tác sâu rộng hơn trong thời gian tới.

“Doanh nghiệp đã tìm hiểu về Hiệp định TPP từ những năm trước, và đã có những chỉ đạo đối với tất cả các phòng ban, phòng kinh doanh cũng đã đi tìm hiểu thị trường và cũng đã tiếp xúc với một số khách hàng trong các thị trường này như thị trường Mỹ… Doanh nghiệp hi vọng Hiệp định được ký kết sẽ tạo ra mặt thuận lợi về thuế quan từ thì trường các nước trong Hiệp định. Đặc biệt, qua đó các nước sẽ được hợp tác sâu rộng hơn và Thép Vinaone đưa sản phẩm ra các thị trường mới một cách thuận tiện và dễ dàng hơn,” ông Thiện chia sẻ.

Để được hưởng ưu đãi thuế quan trong TPP, hàng hóa sản xuất phải đáp ứng quy tắc về xuất xứ. Vì vậy yêu cần đặt ra cho các doanh nghiệp thiết lập được nguồn cung nguyên liệu mới, điều chỉnh dây truyền sản xuất để đáp ứng được những yêu cầu, quy tắc cũng như tìm kiếm khách hàng tại TPP.

Ngành dệt may được đánh giá được đánh giá là ngành hưởng lợi nhiều nhất khi tham gia vào TPP, Hiệp định được ký kết sẽ có thị trường rộng hơn và mức độ giảm thuế về 0% nhanh hơn. Đây là cơ hội lớn để ngành dệt may đẩy mạnh xuất khẩu.

Tuy nhiên, quy định về xuất xứ cũng tạo ra thách thức lớn khi phải áp dụng chặt chẽ nguyên tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” (yarn forward) đối với các nguyên liệu đầu vào phải được nhập từ nước thành viên của TPP, trong khi hiện Việt Nam nhập tới 60% nguyên phụ liệu từ Trung Quốc.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty May Hưng Yên cho rằng, doanh nghiệp cần tự chủ về nguồn nguyên liệu- phụ liệu nhằm tăng dần tỉ lệ nội địa hóa, đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ đầu tư vào.

“Có 8 dòng hàng được hưởng lợi trong 5 năm, do đó Việt Nam phải đáp ứng được yêu cầu từ sợi, phải khai thác trước về những yêu cầu trong các nước TPP đang dành quyền ưu đãi cho Việt Nam. Ví dụ như các mặt hàng áo tắm, áo bơi, quần áo trẻ em và một số dạng sợi cao cấp mà Việt Nam chưa làm được, do đó hiện nay đang tập trung vào các điều đó để khai thác trước trong vòng 5 năm. Theo lộ trình trong vòng 5 năm tới sẽ phải đầu tư vào một số mặt hàng mà có lợi thế về số lượng để hưởng lợi thế về mặt thuế quan,” ông Dương phân tích.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), việc ký kết Hiệp định TPP đặt ra tâm thế cho các doanh nghiệp phải sẵn sàng chấp nhận cạnh tranh lớn và sòng phẳng. Khi đó, đối thủ không chỉ trong nước mà là nhiều nước lớn và có tiềm lực kinh tế, bề dày phát triển lâu năm. Yêu cầu trong xu thế mới đó là: phải chuyên nghiệp trong công tác quản trị doanh nghiệp, quay lại những yếu tố kinh doanh cốt lõi những mặt hàng, sản phẩm có thế mạnh thực sự, củng cố yếu tố nền tảng…

Ông Lộc nhấn mạnh, để hội nhập TPP phải nắm vững thông tin, yêu cầu từ Hiệp định, từ đó phân tích những tác động đối với doanh nghiệp nhằm đưa ra giải pháp phát triển hợp lý. Ông Lộc cũng cho rằng, thời gian tới, Chính phủ cần đẩy mạnh việc cải cách thể chế giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, các Hiệp Hội doanh nghiệp có các chương trình hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ cho quá trình hội nhập.

Hiệp định TPP là thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia được hình thành với mục tiêu chính là xóa bỏ các loại thuế quan và rào cản hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên. Ngoài ra, TPP sẽ còn thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này, như: sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, hay an toàn lao động… Do đó, để tận dụng hiệu quả những cơ hội từ TPP doanh nghiệp Việt Nam phải làm ăn bài bản, vươn tới chuẩn mực quốc tế để hội nhập thành công trong bối cảnh hiện nay.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 17-02-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 17-02-2016

    Hàng ngàn người châu Âu xuống đường phản đối hàng Trung Quốc
    Tây Ban Nha cảnh báo chất lượng hạt tiêu đen Việt Nam
    Thanh Long xuất sang Trung Quốc có giá 14.000 đồng/kg
    Thị trường ô tô Việt sẽ tăng trưởng 10%
    Nhiều đơn hàng xuất khẩu đầu năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh 17-02-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 17-02-2016

    Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN: Thúc đẩy kinh tế, thương mại
    Ấn Độ "soán ngôi" Thái, Việt Nam xếp thứ 3 xuất khẩu gạo
    Hapro rao bán Sứ Bát Tràng giá 16,8 tỷ đồng
    Nga - Ảrập bí mật họp bàn về giá dầu
    Lãi trước thuế của Kido giảm mạnh

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 16-02-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 16-02-2016

    Hai tập đoàn bán lẻ lớn nhất Thái Lan "quyết đấu" mua lại Big C Việt Nam
    Bất động sản: 2016 là năm của sự "khởi chiến"?
    Vinamilk xin ý kiến cổ đông rút bớt 7 mã ngành kinh doanh
    FPT thu về hơn 220 triệu USD từ thị trường nước ngoài, tăng trưởng 40%
    “Vốn mồi” cho ngân hàng yếu

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-02-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-02-2016

    Đầu tư BĐS năm 2016: Chọn hướng nào?
    TPHCM: Doanh nghiệp dồn dập “đổ” dự án vào khu Tây Bắc
    VNREA dự báo giá bất động sản tiếp tục tăng trong năm 2016
    Vingroup chi hơn 16 triệu USD mua khu đất xây khách sạn ở Sydney
    Đại gia Sài Gòn tiếp tục cuộc đua tăng tốc 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-02-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-02-2016

    Từ 16/2, hết thời môi giới nhà đất lộng hành
    Trang mạng cho vay lớn nhất Trung Quốc bị điều tra gian lận
    ​Chứng khoán Trung Quốc giảm gần 3%
    Kinh tế Nhật lao đao, ảnh hưởng toàn cầu
    NH được gia hạn thời hạn thanh toán trái phiếu đặc biệt

  • Tin kinh tế đọc nhanh 16-02-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 16-02-2016

    Giá dầu lại giảm vì Iran, Trung Quốc
    NDT tăng mạnh nhất trong hơn một thập kỷ
    Nhật Bản lại tăng trưởng âm
    Eximbank báo lỗ 463 tỷ đồng quý cuối 2015
    Doanh thu của Vingroup đạt gần 34.000 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-02-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-02-2016

    Người giữ vàng thắng lớn
    Doanh nghiệp bán lẻ trước sức ép cạnh tranh khi hội nhập
    Công ty Thương mại điện tử lớn nhất Nhật Bản chưa kịp vào Việt Nam đã đóng cửa tại một loạt quốc gia Đông Nam Á
    Cựu Tổng giám đốc Agribank kháng cáo
    Ngừng lưu hành đồng tiền mệnh giá lớn nhất khu vực Eurozone?

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-02-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-02-2016

    Thống đốc PBOC bác bỏ tin đồn kiểm soát vốn và nhân dân tệ
    Các công ty lo “giữ chân” lao động sau Tết
    Chứng khoán tháng Giêng: Tích cực trở lại?
    “Bêu tên” 8 doanh nghiệp nợ tiền thuê đất hàng trăm tỷ đồng
    Điện lực Khánh Hòa (KHP): Vượt 52% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh 15-02-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 15-02-2016

    Những xu hướng nhà ở sẽ tăng tốc trong năm 2016
    Ấn Độ lần thứ 9 điều tra hàng hóa của Việt Nam
    Thiếu nguồn nguyên liệu, làng nghề chế biến hải sản gặp khó
    Vẫn cho xuất hóa đơn khi bị cưỡng chế thuế
    Cả ngành năng lượng bi quan về thị trường dầu mỏ

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-02-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-02-2016

    Ngành đóng tàu vượt “bão” khủng hoảng, sinh lời trong sản xuất
    Ngẫm FDI, tủi phận doanh nghiệp Việt
    Phòng vệ thương mại: Thua vì không dám đấu tranh?
    Khởi động mới ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
    Bộ trưởng Công thương trải lòng về một năm khó khăn với xuất khẩu