CPI tăng 8 tháng liên tiếp
USD mất đà tăng bất chấp bình luận chủ chiến của quan chức Fed
Mỹ bày tỏ mong muốn trở thành nhà đầu tư số một tại Việt Nam
Lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh xuống thấp nhất 1 năm
Tổng công ty Dược Việt Nam sắp IPO
Tin kinh tế đọc nhanh 23-05-2016
- Cập nhật : 23/05/2016
Thương mại điện tử ASEAN có thể đạt 70 tỷ USD trong 5 năm tới
Jones Lang Lasalle dẫn nguồn báo cáo này và nhận định thêm, triển vọng về thị trường thương mại điện tử của khu vực Đông Nam Á đang rất lớn. Mức độ thâm nhập bán lẻ trực tuyến ở Đông Nam Á dưới 4% tổng tiêu dùng bán lẻ - thấp hơn so với các thị trường khu vực khác, tuy nhiên khả năng tăng tốc lại đột biến, có thể từ mốc 6 tỷ USD vọt lên 70 tỷ USD.
Tiến sĩ Yang Liang Chua, phụ trách Bộ phận Bán lẻ Jones Lang Lasalle Đông Nam Á cho biết, niềm tin của các nhà đầu tư vào thị trường thương mại điện tử trong khu vực này ngày càng được củng cố. Thước đo chính là khối ASEAN liên tục xuất hiện nhiều thương hiệu mới gia nhập thị trường cũng như các đại gia thương mại điện tử không ngừng mở rộng quy mô.Cụ thể, trong tháng 4/2016, Alibaba tuyên bố đang nắm giữ phần lớn cổ phần của Lazada.com – nền tảng thương mại điện tử của khu vực với trụ sở chính đặt tại Singapore. Theo báo cáo, năm 2015 tổng giá trị thị trường là 1,3 tỷ USD, bao gồm sáu thị trường thuộc khu Đông Nam Á.
Cuối năm 2015, JD.com nhà bán lẻ trực tuyến Trung Quốc với các sản phẩm máy tính, hàng tiêu dùng điện tử và đồ dùng sinh hoạt có xuất xứ Trung Quốc cũng tấn công vào thị trường Indonesia, nước có nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á và có dân số đông thứ tư trên thế giới. Nhà bán lẻ này cũng thiết lập một miền phụ cho trang web của mình với mục tiêu hướng đến thị trường người tiêu dùng Indonesia.
Mặt khác, Ngân hàng SoftBank, Quỹ đầu tư Sequoia Capital và SB Pan-Asia đã đầu tư tổng cộng 100 triệu USD vào Tokyopedia – thị trường trực tuyến lớn nhất của Indonesia. Sắp tới vào năm 2017-18, SM Mall châu Á tại thành phố Bay, Pasay, Philippines được dự kiến sẽ hoàn tất việc mở rộng hoạt động, khi đó trung tâm thương mại này có thể trở thành trung tâm thương mại lớn nhất thế giới với tổng diện tích sàn ước tính hơn 600.000-700.000 m2.
Nhiều thương hiệu nước ngoài mới cũng đua nhau gia nhập thị trường ASEAN. Ví dụ tại Manila, New Era – một thương hiệu mũ thời trang của Mỹ, cùng với Gap, Under Armour, Applebee’s và nhà hàng bánh bao Din Tai Fung của Đài Loan, đã tiến vào thị trường Manila vào năm 2015. Ở Indonesia, cửa hàng thời trang “ăn liền” của Nhật Uniqlo thành lập cửa hàng đầu tiên vào năm 2013, và hiện đã mở rộng đến chín cửa hàng trên khắp Jakarta. Trong tháng tư năm 2013 Old Navy cũng đã mở cửa hàng đầu tiên tại Central Park Mall ở phía tây Jakarta.
Tiến sĩ Yang Liang Chua dự báo, Chính phủ các nước có thể tự do hóa và đầu tư nhiều hơn vào ngành Công nghê thông tin và phát triển cơ sở hạ tầng để hỗ trợ tốt hơn nữa cho thương mại điện tử khu vực. Ngoài ra, các nhà điều hành cũng có thể ban hành những chính sách về dịch vụ hậu cần, phát triển hệ thống giao vận tải giúp tạo điều kiện cho sự phát triển của thương mại điện tử ở Đông Nam Á.
Trung Quốc là nước nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam
Nắng nóng, thị trường quạt máy, điều hòa “hốt” bạc
Brazil dự báo thâm hụt ngân sách kỷ lục
Tân Bộ trưởng Kinh tế Brazil Henrique Meirelles dự báo thâm hụt ngân sách nước này năm nay sẽ ở mức kỷ lục hơn 48 tỷ USD, tăng đáng kể so với mức 27 tỷ USD dự kiến của chính phủ Tổng thống vừa bị đình chỉ Dilma Rousseff.
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ ngày 21/5, chính phủ của Tổng thống lâm thời Michel Temer đề ra mục tiêu thuyết phục Quốc hội thông qua mức thâm hụt ngân sách khổng lồ này vào ngày 24/5 tới đây. Ông Meirelles cũng cho biết chính phủ đang nỗ lực thương lượng tái cơ cấu nợ công với các chủ nợ, đồng thời thông báo mức thu thuế trong 4 tháng đầu năm nay ở mức thấp nhất trong 6 năm trở lại đây.
Bộ trưởng Meirelles tuyên bố sẽ theo đuổi mô hình kinh tế tự do, ưu tiên phục hồi kinh tế, tái cân bằng các tài khoản công, thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng với việc cắt giảm chi tiêu và tăng thuế. Giới doanh nhân nước này đã phản đối dự định tăng thuế của chính phủ lâm thời, cho rằng nó sẽ làm nhiều doanh nghiệp Brazil phá sản trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế sâu sắc hiện nay.
Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá cao những tuyên bố về chính sách kinh tế mới của ông Meirelles, đồng thời khẳng định Brazil sẽ phải tiến hành cải cách triệt để nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay, được coi là trầm trọng nhất kể từ năm 1930. Tuy nhiên, người phát ngôn IMF Gerry Rice thừa nhận còn quá sớm để tiên đoán về sự hồi phục của nền kinh tế Brazil và kêu gọi chính phủ lâm thời của ông Temer khôi phục lòng tin của giới đầu tư. Đại diện của IMF cam kết sẽ đồng hành cùng chính phủ Brazil và trợ giúp kỹ thuật cho nền kinh tế số một Mỹ Latinh.
Cùng ngày, cựu Tổng thống nước này Henrique Cardoso (1995-2002) kêu gọi chính phủ mới thận trọng trong việc bổ nhiệm nội các trong bối cảnh Tổng thống lâm thời Temer chưa nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân và xã hội đang chia rẽ sâu sắc.
Những toan tính đằng sau thương vụ 350 triệu USD mua lại nhà máy Nokia Bắc Ninh
Tập đoàn Microsoft đã chính thức bán mảng điện thoại thường giá 350 triệu USD cho FIH Mobile và HMD Global. Trước đây, khi mua lại mảng thiết bị Nokia, Microsoft đã giành được quyền sở hữu thương hiệu Nokia cho điện thoại tới năm 2024.
Theo một nguồn tin của VnExpress, trong thương vụ này HMD Global góp 20 triệu USD mua lại thương hiệu Nokia. Theo đó, HDM được phép tung ra thị trường các smartphone cũng như tablet Android trong trong vòng 10 năm với hương hiệu Nokia.Còn phía FIH Mobile chi 330 triệu USD để sở hữu toàn bộ nhà máy Nokia tại Bắc Ninh. Giữa FiH Mobile, HMD và Nokia đang có sự hợp tác chặt chẽ, tuy nhiên mỗi bên lại đang có một toan tính riêng.
FIH Mobile thuộc Tập đoàn Công nghệ Hồng Hải (Foxconn), có trụ sở tại Đài Loan. Trước khi thương vụ được công bố, FIH Mobile đã đồng ý sản xuất dòng sản phẩm mẫu tablet N1 chạy Android với Nokia và HDM.
Như vậy, trong thương vụ này phía Foxconn đóng vai trò gia công, sản xuất, lắp ráp và phân phối các sản phẩm của HDM. Hãng này cũng ký kết với Nokia thoả thuận hợp tác thúc đẩy xây dựng việc kinh doanh toàn cầu cho các thiết bị di động và máy tính bảng thương hiệu Nokia.
Foxconn được thành lập năm 1974 tại Đài Loan với quy mô lớn nhất thế giới trong lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin và máy tính. Hiện Foxconn có 100 công ty và chi nhánh trên thế giới.
Năm 2013, Foxconn đạt doanh thu 130 tỷ USD, xếp số 30 trong bảng xếp hạng các doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Tập đoàn chủ yếu gia công, lắp ráp, sản xuất linh kiện điện tử cho các hãng điện thoại, máy tính như Apple, Blackberry, Oppo, Xiaomi… Theo Nhật báo Phố Wall, hiện Foxconn đảm nhận sản xuất iPhone 6/6 Plus với lượng hơn 540.000 chiếc mỗi ngày.
Tháng 3/2007, tập đoàn bắt đầu xây dựng nhà xưởng tại Bắc Ninh, Bắc Giang và một số tỉnh của Việt Nam. Hiện công ty đã có 3 nhà máy gia công các sản phẩm như: điện thoại cố định, tai nghe, thiết bị phát wifi…
Tập đoàn này từng tuyên bố sẽ đầu tư 5 tỷ USD vào Việt Nam, song cùng với sự chuyển dịch về dòng vốn và nhu cầu thị trường, Foxconn quyết định đầu tư ra nhiều nước khu vực thay vì tập trung vào một nước.
Giữa năm 2015, Foxconn đã bị tỉnh Vĩnh Phúc thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án nhà máy sản xuất, lắp ráp điện thoại do chậm triển khai. Dự án có tổng vốn đăng ký 200 triệu USD trên nền diện tích khoảng 485ha, được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2008. Sau nhiều lần xin giãn tiến độ xây dựng nhà máy, Foxconn chính thức xin giải thể công ty tại Vĩnh Phúc trước thời hạn.
Việc chi một khoản tiền lớn mua lại Nokia Bắc Ninh là chiến lược giúp Foxconn tiếp cận luôn thị trường mà không phải tốn công thành lập mới.
Ngoài việc sản xuất các dòng sản phẩm mới mang thương hiệu Nokia trong thời gian tới, giới công nghệ Việt kỳ vọng đại gia này sẽ dần chuyển dây chuyền lắp ráp, sản xuất điện thoại sang Việt Nam. Các dòng điện thoại Việt nếu hoàn chỉnh về ý tưởng thiết kế, có thể thuê Foxconn ngay tại Việt Nam để sản xuất, phân phối mà không cần đặt mua các loại linh kiện hay đặt lắp ráp ở Trung Quốc như trước đây.
Trong khi đó, HDM Global là công ty tư nhân có trụ sở tại Phần Lan. Thương vụ này giúp hãng điện thoại lừng lẫy sau một thời gian "lưu lạc" có thể quay trở lại cố hương. HDM sẽ đầu tư hơn 500 triệu USD trong vòng 3 năm tới để phục hồi thương hiệu Nokia và cho ra mắt các thiết bị mới trên thương hiệu này.
Kể từ sau khi thương hiệu Nokia biến mất, tại quê hương Phần Lan đã xuất hiện nhiều nhóm doanh nhân khởi nghiệp với hy vọng sẽ tạo ra sự thần kỳ giống như Nokia đã làm. HDM quy tụ được khá nhiều các nhân viên, kỹ sư cũ từng làm việc tại Nokia.
Người từng là quản lý cấp cao của Nokia và hiện là Giám đốc điều hành mảng di động tại Microsoft sẽ sang làm CEO cho HMD sau khi thương vụ hoàn tất. Ngoài ra, Florian Seiche, một giám đốc mảng di động của Microsoft cũng chuyển sang làm việc tại HDM. Về phía Nokia, hãng này cũng tích cực giúp đỡ HDM kế thừa các công nghệ, ưu điểm của dòng sản phẩm thế hệ cũ của Nokia để áp dụng vào các sản phẩm mới.
Như vậy, sự kết hợp của 3 đại gia này nhiều khả năng tại Việt Nam các dòng sản phẩm của Nokia sẽ được hồi sinh.
Hiện trên thị trường đã lan truyền mẫu điện thoại mới mang thương hiệu Nokia. Sản phẩm được cho có màn hình lớn nhưng giá bán ở phân khúc tầm trung, chạy hệ điều hành Android khác với các thiết kế của Microsoft sau khi mua lại Nokia.
Sản xuất những chiếc điện thoại di động tạo nên cuộc cách mạng di động từ những năm 1990, song Nokia đã bị tụt hậu trong cuộc đua với các đại gia công nghệ như Apple, Samsung, HTC, Sony…
Thua lỗ lớn, năm 2014, Microsoft đã mua lại mảng sản xuất điện thoại kèm các bằng sáng chế của Nokia với giá 7,2 tỷ USD. Ông lớn công nghệ muốn cạnh tranh với Apple và Samsung trong mảng điện thoại thông minh. Sau khi mua lại nhà máy này, Microsoft đã nhiều lần cho biết chuyển các nhà máy ở Trung Quốc, Hungary, Mexico… tới Việt Nam. Tuy nhiên đây lại là một thương vụ đáng quên đi của Microsoft.
Nhà máy Nokia Việt Nam được đặt tại khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP, Bắc Ninh), nằm trên diện tích rộng 65.400m2 với tổng vốn đầu tư 302 triệu USD. Nhà máy hiện tại chỉ sản xuất dòng điện thoại phổ thông, đi vào hoạt động từ tháng 6/2013.